Cuộc tình bị cấm đoán suốt 35 năm của người đàn ông Việt Nam và phụ nữ Bắc Triều Tiên
Ông Cảnh đã mặc đồ như người Bắc Triều Tiên, bắt xe buýt 3 tiếng đồng hồ và đi bộ 2 cây số để nhìn thấy bà Ri.
48 năm trước, Phạm Ngọc Cảnh – một thanh niên Việt Nam được cử sang Bắc Triều Tiên du học đã gặp Ri Yong Hui – người phụ nữ Triều Tiên ông “yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên”. Thế nhưng tình yêu của hai người ở hai đất nước khác nhau đã bị ngăn cấm… và sau 35 năm yêu đương chờ đợi trong mòn mỏi, họ mới được kết hôn với nhau.
Ông Cảnh là 1 trong 200 sinh viên Việt Nam được gửi đến Bắc Triều Tiên vào năm 1967 để học tập các kỹ năng cần thiết nhằm xây dựng lại đất nước khi chiến tranh với Mỹ kết thúc.
Đôi vợ chồng người Việt Nam – Triều Tiên chia sẻ tình yêu của mình với Reuters.
Câu chuyện tình yêu của họ bắt đầu khi ông Cảnh đến Bắc Triều Tiên được vài năm, lúc này ông đang học nghề kỹ thuật hóa học tại một nhà máy phân bón ở phía đông Triều Tiên. Giây phút đầu tiên khi nhìn thấy bà Ri, ông đã biết mình sẽ nguyện dành tình yêu cả đời này cho bà.
Thế nhưng bà Ri chia sẻ: “Ngay từ lúc nhìn thấy anh, tôi rất buồn vì tôi cảm thấy đó là một tình yêu không bao giờ có thể đến được với nhau”. Bà Ri lúc này đã 70 tuổi chia sẻ với trang Reuters.
Ông Cảnh quyết tâm cưới bà Ri mỗi khi nhìn vào ánh mắt của bà. “Tôi phải cưới người con gái đó”, người đàn ông 69 tuổi chia sẻ với phóng viên. Ông nhớ lại khoảnh khắc ông đã dùng hết sự can đảm của mình để tiếp cận và hỏi địa chỉ của bà.
Video đang HOT
Cả hai đã trải qua 40 năm chờ đợi mới có thể đến được với nhau
Thật không may, mọi thứ đã không có một kết thúc tốt đẹp cho cả 2. Vào thời điểm đó, người Việt Nam và Bắc Triều Tiên không được phép hẹn hò. Nhưng quy tắc nghiêm ngặt này đã không ngăn họ đến với nhau.
Ông Cảnh sau khi nghe một người bạn của mình đã bị đánh khi bị phát hiện hẹn hò với một cô gái địa phương, lúc đó ông quyết định ăn mặc như một người Bắc Triều Tiên, bắt xe buýt 3 tiếng đồng hồ và đi bộ 2 cây số chỉ để được nhìn thấy bà Ri. Ông đã làm điều này mỗi tháng cho đến khi ông trở về quê nhà vào năm 1973.
“Tôi đã bí mật đến nhà cô ấy như một người du kích. Tôi không đồng ý với việc đất nước Triều Tiên ngăn cản mọi người yêu nhau”, ông Cảnh nói.
Tình yêu của ông Cảnh – bà Ri thời còn trẻ
Ông Cảnh được biết đến là con trai của một cán bộ cấp cao tại Hà Nội.
Sau 5 năm, ông Cảnh một lần nữa có cơ hội quay lại Bắc Triều Tiên vào năm 1978. Lần này, ông đã gặp lại bà Ri một lần nữa nhưng sau lần gặp gỡ, ông lại đau lòng hơn với suy nghĩ rằng, cả 2 có thể không bao giờ gặp lại nhau.
Ông Cảnh cảm thấy tuyệt vọng khi ở bên bà Ri lúc này. Ông đã mang theo một lá thư, trong đó ông viết lời cầu xin lãnh đạo Bắc Triều Tiên cho phép được kết hôn với bà. Nhưng ông đã quyết định không gửi thư và nói rằng bà Ri hãy đợi ông.
Thật không may, mọi thứ đã kết thúc trong đau thương. Cuối năm 1978, xảy ra chiến tranh biên giới Việt – Trung, Triều Tiên đã đứng về phía Bắc Kinh trong cuộc chiến nên vô tình ngăn họ viết thư cho nhau.
Bà Ri rất đau buồn về việc này đến nỗi mẹ của bà cũng nhận thấy bà nhớ ông Cảnh rất nhiều. “Mẹ tôi đã khóc khi chăm sóc tôi và nói: Mẹ nghĩ rằng con đã yêu người đàn ông đó rất nhiều”, bà Ri nói thêm.
Nhiều năm sau chiến tranh, ông Cảnh trở về Bắc Triều Tiên làm phiên dịch cho một đoàn thể thao Việt Nam nhưng ông không thể gặp bà Ri lúc này. Khi trở về Hà Nội, ông thấy bà đã gửi một lá thư cho ông nói rằng mình vẫn còn yêu ông rất nhiều.
Vào cuối những năm 1990, khi Triều Tiên bị nạn đói hoành hành, ông Cảnh quyết định quyên góp tiền và 7 tấn gạo để tặng cho nước này.
May mắn thay, Triều Tiên đã biết về hành động hào phóng của ông Cảnh nên đã đồng ý cho cả hai gặp nhau. Quan trọng hơn, chế độ Bắc Triều Tiên đã đồng ý cho họ kết hôn và sống ở một quốc gia khác, miễn là bà Ri duy trì quốc tịch Bắc Triều Tiên.
Năm 2002, bà Ri và ông Cảnh cuối cùng đã có thể kết hôn tại đại sứ quán Việt Nam ở Bình Nhưỡng, Bắc Triều Tiên. Sau đó họ chuyển về sống tại một căn hộ nhỏ ở Hà Nội cho tới tận bây giờ.
Phan Hằng
Theo eva.vn
Suýt nữa thì chị yêu em...
Hai bức chân dung, hai lá thư dài - một của em, một của tôi. Đó là tất cả những kỷ niệm ngắn ngủi nhưng lạ kỳ mà những ngày mưa đã neo tôi và em lại bên nhau.
Ngày đầu gặp nhau cũng thật lạ lùng. Tôi tìm người biết vẽ và được giới thiệu nick chat của em. Tôi bật cười khi câu đầu tiên của hai người xa lạ lại là "chào chị, chị khỏe không?". Em và tôi bàn về kế hoạch dạy trẻ em vùng sâu vẽ tranh. Ngày đi đã cận nên tôi muốn mua sẵn nguyên vật liệu. Em kêu, "chị xuống cổng đi, em đang đứng trước cơ quan". Ngỡ "thằng nhóc" này đùa chứ làm gì có chuyện ngẫu nhiên đến thế. Em chắc nịch: "Tin em đi. Em đang đợi chị". Tôi kéo rèm cửa sổ nhìn xuống đường. Dáng cao gầy và chiếc cup màu khói lam có thật.
Ảnh minh họa
Thì ra, em thật sự tình cờ nhận được tin của tôi khi đang chạy xe ngang cơ quan tôi. Đó thật sự là tình cờ hay nói theo ngôn ngữ cuộc đời đang nhàm chán và ngơ ngác sau cơn đổ vỡ yêu đương của tôi là định mệnh? Ấn tượng đó đã kéo một chàng sinh viên và một phụ nữ u hoài đến gần nhau?
Những tin nhắn nhiều thêm mỗi ngày. Chúng tôi cùng đi cà phê, ăn tối, dạo phố. Rồi hôm đó, em lại bất ngờ xuất hiện trước cửa nhà tôi, nói hôm nay hãy dành hết một ngày cho em. Em bảo em muốn tặng tôi tất cả thời gian của em trong ngày Trung thu. Cảm giác thú vị, lạ lẫm cuốn tôi theo em cả ngày hôm ấy. Đêm Trung thu ở Sài Gòn không trăng sao, tôi bất chấp dòng người xuôi ngược lạ hay quen, bật chiếc lồng đèn điện mèo Kitty em tặng, ngồi sau lưng em, dạo khắp Sài Gòn, cười đùa như thời chúng tôi còn trẻ. À không, không phải chúng tôi, chỉ là như thời tôi còn trẻ, chứ em thì rõ là đương thời trẻ còn gì.
Ảnh minh họa
Những ngày sau đó, tôi bị cuốn vào núi công việc nên hiếm có thời gian nghỉ ngơi. Em là sinh viên, giờ giấc thoải mái hơn, lại bị cuốn vào một mối tình khá lạ lẫm. Chẳng trách em liên tục muốn gặp tôi, nhắn tin hỏi thăm. Mỗi khi thấy tôi im lặng, không trả lời, em lại giả vờ bệnh để tôi quan tâm. Vừa bận rộn, vừa trả lời tin nhắn hoặc sắp xếp thời gian để gặp em khiến tôi không còn cảm thấy thú vị nữa, thay vào đó là căng thẳng và mệt mỏi.
Tôi nhận ra, khoảng cách tuổi tác là có thật. Đó không chỉ là khoảng cách tâm hồn, mà là khoảng cách về suy nghĩ, về mục đích sống, quỹ thời gian, cách thể hiện sự quan tâm cũng khác nhau, thậm chí sức khỏe. Từ lúc đó, tôi quyết định không để cảm xúc đi quá xa, phải thức tỉnh chính tôi và cả em nữa. Sau một email dài và những đoạn hội thoại một chiều của em, em buồn, gửi cho tôi những bức chân dung chưa kịp tặng. Em vẽ tôi, thật buồn.
Theo phunuonline.vn
Em đã yêu anh như thế! Chuyện tình của mình hãy để gió cuốn đi, hãy để tình yêu của mình mãi mãi đẹp, đừng vì tính tự tôn, đừng vì những ích kỉ nhỏ nhen mà đánh mất đi hình ảnh đẹp của anh trong khi em đã dành cho anh tình yêu chân thật nhất. Tình yêu là món quà mà chỉ có thể đâm chồi nảy...