Cuộc “tiếm ngôi” của Fast Fashion
Sự xuất hiện của “fast fashion” ( thời trang nhanh) không còn mới lạ gì với giới mộ điệu, nhưng điều đáng nói ở đây, chính là vị trí thống trị mà nó sắp chiếm lĩnh trong thế giới thời trang, vị trí vẫn luôn được mặc định dành cho “ thời trang cao cấp”.
Sự thay đổi “ngôi vương” này báo hiệu một giai đoạn mới của ngành công nghiệp thời trang hay hoàn toàn là sự xáo trộn chu trình sáng tạo của một nền nghệ thuật? Liệu đây có phải là một cuộc chiến mà thời trang cao cấp phải tham gia để khẳng định lại lần nữa ranh giới và lập lại trật tự khoảng cách mà fast fashion ngày càng rút ngắn?
1. “See Now, Buy Now”
Thời trang cao cấp và fast fashion vốn luôn là 2 định nghĩa hoàn toàn trái ngược và nhắm đến hai đối tượng khách hàng hoàn toàn khác nhau. Nếu như thời trang cao cấp đáp ứng cái tôi của khách hàng tầng lớp thượng lưu với chất lượng hàng đầu và sự độc quyền chỉ riêng họ có, fast fashion giúp đem ước mơ xa xỉ này tới gần hơn số đông còn lại, với những thiết kế “lấy cảm hứng” từ các sàn diễn thời trang mới nhất với cái giá thấp hơn nhiều lần. Công thức khiến fast fashion có thể tồn tại và leo lên vị trí cao trong ngành thời trang như hôm nay, chính là mô hình “See Now, Buy Now”.
Nếu bạn không phải là trendsetter, bạn cũng sẽ muốn mình là một trong những trend follower nhanh nhất. Giải quyết được nhu cầu “muốn là phải có ngay” của các tín đồ, fast fashion dễ dàng thu hút và gây ảnh hưởng kinh khủng đến hành vi mua sắm, cũng như buôn bán trong ngành công nghiệp thời trang. Đã từng một thời gây rung chuyển thị trường ở Tây Âu và nhìn thấy khả năng “bội thực” và “bão hòa” ở nơi này, nhiều hãng lớn chủ động tìm kiếm những thị trường khác để tiếp tục phát triển. Kết quả là xu hướng này lan rộng khắp đến mọi lãnh thổ trên thế giới. Bắc Mỹ và Châu Á – Thái Bình Dương gần như đã bị chiếm lĩnh và phủ rộng khắp bởi fast fashion – một vài cái tên thời trang xuất hiện khắp mọi nơi và rất được yêu thích tại những thị trường này có thể kể đến Forever21, Topshop, H&M, Zara…
Topshop vẫn luôn giữ được sức hút như những ngày đầu tiên
Tuy nhiên, H&M lại là các tên nổi tiếng hơn hẳn
Với những lần hợp tác rầm rộ với các tên tuổi lớn như Balmain
H&M x Balmain
Zara cũng chiếm vị trí cao trong những thương hiệu fast fashion
Video đang HOT
Các BST của Zara thường bắt kịp xu hướng và vẫn có nét riêng
Khi bạn ghé Gucci hay Chanel vào tháng 10, bạn biết rõ rằng những sản phẩm đó vẫn ở trong cửa hàng đến tận tháng 2. Ở Zara, bạn hiểu rằng nếu bạn không mua nó, ngay và luôn, thì trong vòng 11 ngày toàn bộ sản phẩm ở đó sẽ thay đổi. Bạn có thể mua nó bây giờ với giá thành hoàn toàn có thể chi trả được, hoặc bạn không bao giờ mua được nó nữa.
2. Một chu trình mới của thời trang
Nhiều người sẽ phản đối nếu bạn đạo văn, đạo nhạc hay đạo thiết kế từ một ai đó, nhưng nếu bạn chỉ lấy cảm hứng từ nó, điều đó chẳng vi phạm luật lệ nào cả. Tương tự, dù nhìn thấy được fast fashion đơn giản chỉ là dị bản của nguyên bản thời trang cao cấp, không nhiều người cảm thấy phẫn nộ với sự lên ngôi của xu hướng mới này. Nếu bạn thật sự nhìn lại toàn cảnh cuộc đua, sự thành công quá mức của fast fashion dẫn đến nhiều thay đổi khổng lồ cho cả thế giới thời trang.
Fast fashion gây sức ép lớn cho thời trang cao cấp. Đó là điều dễ thấy, nhất là với doanh số của họ. Việc giữ chân khách hàng cao cấp ngày càng khó hơn cho các ông lớn khi những gì tưởng chừng là độc quyền cho riêng khách hàng lại được bày bán và xuất hiện khắp nơi trên đường phố với dáng vẻ “hao hao”. Nó gây ra hiệu ứng “bandwagon”, tầng lớp thượng lưu không còn nhìn thấy giá trị “độc quyền” nào xứng đáng với số tiền tương ứng họ chi trả và không đưa ra quyết định mua sắm. Tại sao lại phải trả nhiều hơn cho một bộ trang phục giống nhau? Chính vì thế các hãng thời trang cao cấp luôn cố gắng truyền tải đến cho khách hàng những giá trị về truyền thống thủ công cốt lõi của thương hiệu, và đề cao giá trị sáng tạo, để có thể thu hút những người thật sự yêu thích và tôn trọng thời trang.
Thời trang cao cấp với cốt lõi là những giá trị về truyền thống thủ công tỉ mỉ
Cận cảnh tạo nên trang phục haute couture của Dior
Ở một phương diện khác, fast fashion khiến các ông lớn xa xỉ phải đưa ra những xu hướng mới nhanh chóng hơn, và gây ảnh hưởng đến chu trình bình thường của việc sáng tạo ở một maison. Nếu như trước đây các hãng thời trang cao cấp thường chỉ giới thiệu 2 BST lớn cho hai mùa Spring/Summer và Fall/Winter trong một năm vì họ tin rằng xu hướng sẽ lan rộng với tốc độ chậm trong vòng nửa năm, và thời gian 6 tháng là một con số phù hợp. Nhưng nhờ có fast fashion, các xu hướng này tới tay người tiêu dùng nhanh hơn và nhiều hơn, khiến cho xu hướng vừa lên ngôi lại chợp tắt trong khoảng 1 tuần ngắn ngủi và cái “đói” về trend luôn xuất hiện.
Để có thể tồn tại, những maisons buộc phải tăng số lượng BST cũng như là tốc độ các mẫu thiết kế này được bắt đầu trưng bày tại cửa hàng chính thống. Hiện tại, các thương hiệu cao cấp thường mang đến ít nhất 2 BST ready-to-wear và 2 BST couture trong một năm, cùng với các BST pre-fall, resort, menswear, cũng như là thời trang phụ kiện.
Raf Simons từng gắn bó với thương hiệu Dior
Raf Simons và BST Dior’s Haute Couture 2013 tại Paris
BST Haute Couture Fall/Winter 2014-2015
Raf Simons được Calvin Klein chiêu mộ và hợp tác sau thời gian làm việc với Dior
Chính điều này gây nên một làn sóng “thôi việc” của những nhà thiết kế hàng đầu, vị trí quý giá mà ai cũng ao ước. Raf Simons, người đã từ chối hợp tác tiếp tục với Dior cho rằng : “When you do six shows a year, there’s not enough time for the whole process…you have no incubation time, and incubation time is very important. When you try an idea, you look at it and think, Hmm, let’s put it away for a week and think about it later. But that’s never possible when you have only one team working on all the collections.”
Alber Elbaz cũng đã rời khỏi Lanvin với lý do tương tự. Với số lượng thời gian ít ỏi, ý tưởng khó có thể hoàn thiện và vì nền tảng thời trang cao cấp được xây dựng trên những việc sáng tạo thủ công khéo léo, nếu những thứ này không đáp ứng được tiêu chuẩn, người tiêu dùng sẽ thất vọng.
3. “Buy less, choose well, make it last!”
Vivien Westwood – bà hoàng thời trang với thương hiệu nổi tiếng cùng tên, nhận thức được những mối nguy hại cốt lõi của fast fashion. Bà lên tiếng cho rằng: “Chúng ta đã tiêu xài quá nhiều. Điều tôi đang cố muốn nhấn mạnh chính là hãy mua ít đi và lựa chọn tốt hơn”. Đây chính là vấn đề về “tính bền vững” của thời trang, mà fast fashion không đáp ứng được.
Vivien Westwood lên tiếng cho rằng các thương hiệu fast fashion đa số không đáp ứng được tiêu chí về “sustainability”
Định nghĩa về tính bền vững “sustainability” khá mới trong ngành công nghiệp này, nhưng hiểu đơn giản, chính là những vấn đề về xã hội và môi trường mà một thương hiệu cam kết như chính sách nghiêm ngặt về quyền công nhân, đảm bảo sự tuyển dụng việc làm tự do; mức lương tối thiểu tiêu chuẩn; không có bất kì hành vi bóc lột hoặc cưỡng bức người lao động; không có lao động trẻ em; không quấy rối và không phân biệt dưới bất kỳ hình thức nào.
Vivien Westwood trong chính campaign của mình
Climate Revolution
Nếu mọi người thay đổi tư duy tân tiến về tiêu dùng thì có lẽ sẽ chẳng có gì đáng nói về vấn đề biến đổi khí hậu. Nhờ vào sự phát triển của fast fashion, số lượng quần áo bị vứt mỗi năm với tình trạng còn sử dụng được là 11 triệu tấn, tăng khoảng 20% so với năm 2016. Vì xu hướng đến và đi nhanh, chi phí cho một bộ quần áo mới không đáng kể, nên việc làm mới tủ quần áo diễn ra thường xuyên hơn.
Vivien Westwood đã nêu lên một tôn chỉ cho thương hiệu của bà, cũng như những thương hiệu cao cấp khác, khiến nhiều người phải suy ngẫm: “Thà rằng hãy như một người phụ nữ giàu có mua một chiếc váy đẹp tuyệt hảo, thay vì làm một kẻ tầm thường bước ra khỏi cửa hàng với hàng tá áo phông được làm ra từ những “công trường” vắt kiệt mồ hôi và máu.”
Theo lofficiel.vn
Đi tìm chiếc túi Fendi hoàn hảo dành cho bạn
Có đôi khi, bạn tần ngần đứng trước những mẫu túi mà chẳng biết phải chọn cái nào vì cái nào cũng đẹp.
Với sự kiện 10 năm kỷ niệm sự xuất hiện của mẫu túi "biểu tượng" nhà Fendi - túi Peekaboo bằng chiến dịch quảng cáo #MeandmyPeekaboo, giới mộ điệu có dịp nhìn lại một loại những sản phẩm chất lượng, thu hút người yêu thời trang ngay trong ánh nhìn đầu tiên. Mỗi mẫu túi của thương hiệu lừng danh nước Ý là một nét cá tính, biểu lộ tính cách đặc trung của riêng bạn.
1. Mon Tresor - bạn là người giản dị
Theo chân bộ sưu tập Thu - Đông 2018 của nhà Fendi, chiếc túi Mon Tresor xuất hiện với dáng vẻ quen thuộc, và có đôi chút giản dị với chất liệu da trắng, mịn, ở giữa là logo Fendi màu xanh thật to. Được thiết kế theo dáng vẻ bucket bag, màu túi đơn sắc, sạch sẽ nhưng thật hiện đại là sự lựa chọn hoàn hảo cho những tín đồ của phong cách tối giản.
2. Mini Mon Tresor - nhân vật của những bữa tiệc
Cùng là một dòng sản phẩm của nhà Fendi mang tên Mon Tresor, nếu như bản chuẩn dành cho người có xu hướng giản dị hoá trang phục của mình, thì phiên bản mini lại cực kỳ hợp để giúp bạn trở thành nhân vật thu hút của những bữa tiệc. Với thiết kế nhỏ nhắn, màu sắc đa dạng, đẹp mắt, Mini Mon Tresor là sự lựa chọn không thể bỏ qua vào tối cuối tuần.
3. Fendi x Fila Tote Bag - Tín đồ đích thực của Streetwear
Nếu như những mẫu in monogram của Fendi đã xuất hiện quá đủ trên các sản phẩm khác, thì với mẫu tote bag khi kết hợp cùng FILA lại là một sự lựa chọn hấp dẫn. Những người yêu thời trang đều biết rằng, chưa lúc nào streetwear lại lên ngôi như thời điểm hiện tại. Vì vậy, tạm gác sự xa hoa sang một bên, mẫu túi Fendi x FILA đã thu hút hàng loạt sự chú ý của giới mộ điệu khi chúng được trưng trên sàn catwalk vào đầu năm nay. Nếu bạn là một tín đồ streetwear đích thực, chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ lỡ sản phẩm này.
4. Fendi Baguette - cô nàng hoài cổ
Một biểu tượng của nhà Fendi từ cuối những năm của thập niên 90, Fendi Baguette được coi như một It-bag đầu tiên của thương hiệu nước Ý. Thời gian gần đây, huyền thoại môt thời đã trở lại khi được những fashion icon trưng diện như Gigi Hadid hay Rihanna. Điều đó chứng tỏ sức hút của "cô nàng hoài cổ" vẫn không hề mất đi sau bao năm tháng. Với thiết kế gọn nhẹ, có dây đeo và có cả quai cầm, chiếc Fendi Baguette không chỉ là một chiếc túi, nó còn là phụ kiện cầm tay đẹp mắt.
5. Fendi Logo Bag - cô nàng xê dịch
Thực tế, đây chẳng phải là một chiếc túi thực thụ, thế nhưng nó vẫn được xét vào hàng ngũ đó. Với kích thước quá nhỏ bé, Fendi Logo Bag chẳng đựng được gì ngoài thỏi son. Thế nhưng với kiểu dáng thiết kế, màu sắc thu hút, chất liệu da, khiến cho Logo Bag trở thành một thứ phụ kiện mà cô nàng nào cũng muốn sở hữu.
Theo lofficiel.vn
Trễ giờ hay Show diễn đẹp nhất tại NYFW? Hãy để Marc jacobs trả lời! New York Fashion Week sẽ không thể trọn vẹn nếu không có Marc Jacobs (dù bạn có phải đợi hơn 90 phút dài). Xuân Hè 2019 Marc Jacobs đưa giới mộ điệu ngược dòng thời gian để nhìn lại thời kỳ vàng son của thời trang cao cấp. Trái với thông lệ, show diễn Marc Jacobs diễn ra khá trễ, cả về giờ...