Cuộc thi street style 2020 ở TP.HCM có gì đặc biệt?
Sự kiện street style thuộc khuôn khổ Aquafina Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam 2020 hứa hẹn mang đến nhiều bất ngờ cho giới mộ điệu.
Street style thu hút sự chú ý từ giới mộ điệu và những người yêu nghệ thuật. Street style dựa trên phong cách và chủ nghĩa cá nhân, thay vì chỉ tập trung vào các xu hướng thời trang hiện tại.
Bản thân street style cũng được xem như những màn trình diễn. Sân chơi này được ví như sàn catwalk ngoài trời. Nơi đây chứng kiến sự hội tụ của nhiều tín đồ thời trang với loạt xu hướng bắt mắt.
Street style trong lịch sử
Street style hay còn gọi là thời trang đường phố, bắt nguồn từ văn hóa ăn mặc của nước Anh.
Street style là cách tiếp cận độc đáo với thời trang bằng chủ nghĩa cá nhân. Thông qua quần áo và phụ kiện, chúng ta có thể nói lên tuyên ngôn hay cá tính thời trang của riêng mình. Bên cạnh đó, lối ăn mặc cũng khắc họa một phần tính cách bên trong mỗi người.
Street style gắn liền với đời sống trong suốt chiều dài lịch sử. Ảnh: Vintage-Retro.
Phong cách đường phố đã tồn tại từ lâu nhưng thật sự trở thành hiện tượng vào thế kỷ 20.
Thời điểm này có sự chuyển giao từ văn hóa cao cấp (high culture) sang văn hóa đại chúng (popular culture). Không chỉ riêng tầng lớp thượng lưu, nguồn cảm hứng của nghệ thuật, thể thao, thời trang, công nghệ… còn lan rộng toàn bộ xã hội.
Fashionista đường phố góp phần giúp văn hóa street style phát triển mạnh mẽ. Ảnh: ZoeVogue.
Street style phát triển từ các nhóm văn hóa xã hội mang phong cách khác nhau như biker, punks, hippies, goths… Họ muốn tạo ra sự thay đổi so với cách thức ăn mặc thông thường, đồng thời thể hiện dấu ấn cá nhân khác biệt.
Khoảng năm 2006, blogger thời trang dần trở nên phổ biến. Họ dạo bước trên phố với loạt bộ cánh sành điệu, thời thượng. Các nhiếp ảnh gia chụp lại những bức ảnh của họ, đăng trên mạng để thế giới có thể chiêm ngưỡng.
Blogger, fashionista đường phố trở thành nguồn cảm hứng cho giới nhiếp ảnh, báo chí thời trang. Mọi thứ họ mặc đều trở nên thú vị và lan tỏa.
Theo thời gian, dàn “người mẫu street style” ăn mặc có chủ đích tìm đến những địa điểm diễn ra tuần lễ thời trang. Họ mong muốn được lọt vào ống kính của các nhiếp ảnh gia với hy vọng trở nên nổi tiếng.
Street style trên thế giới
Milan (Italy) được xem như ví dụ điển hình về cách thức thời trang đóng góp cho sự phát triển và thương mại hóa của thành phố. Street style ở Milan có sự ảnh hưởng mạnh mẽ, được nhiều tạp chí và giới mộ điệu làng mốt hết lời ca ngợi. Một số lượng lớn cơ sở, đại lý và sự kiện thời trang quan trọng được đặt tại đây.
Paris (Pháp) là thành phố đại diện cho tình yêu và thời trang. Nơi đây chứa đựng sự lãng mạn, sang trọng và thanh lịch.
Paris là một trong những trung tâm thời trang được đánh giá cao nhất về phong cách đường phố. Vẻ ngoài hào nhoáng của kinh đô hoa lệ nước Pháp được thể hiện thông qua các thương hiệu cao cấp, nhà thiết kế, xu hướng và lối sống.
Nhật Bản đã và đang truyền cảm hứng cho nhiều chuyên gia làng mốt ở phương Tây. Street style ở Nhật Bản được dẫn dắt bởi người trẻ tuổi. Họ có ý thức, đam mê thời trang, đồng thời góp phần lan tỏa các xu hướng trở nên rộng rãi hơn. Những thanh thiếu niên này dựa vào vẻ ngoài đặc biệt để nói lên bản sắc văn hóa mang tính biểu tượng của mình.
Phong cách đường phố muôn màu muôn vẻ ở khắp nơi trên thế giới. Ảnh: Insider, Vogue, Esquire Singapore, Getty.
Video đang HOT
London (Anh) được xem là cởi mở, linh hoạt trong cách tiếp cận thời trang cũng như hợp tác cùng nhiều tài năng trẻ. Điều này góp phần thúc đẩy sự phát triển của street style và các hoạt động thời trang bền vững.
Ở London, street style không chỉ làm rõ những khái niệm thời trang phổ biến, nó còn là công cụ để thể hiện bản sắc xã hội và văn hóa.
New York (Mỹ) là một trong những nơi định hình phong cách đường phố. New York Fashion Week quyết định các xu hướng của mùa mốt mới ở Mỹ và nhiều nơi khác trên thế giới.
Tại New York, street style được thể hiện đặc sắc bên ngoài địa điểm diễn ra show thời trang.
Bên cạnh đó, khách mời tham dự các sự kiện trong tuần lễ thời trang, siêu mẫu và nhà thiết kế nơi đây đều có xu hướng đi theo triết lý street style.
Street style ở Việt Nam ngày càng phát triển
ỞViệt Nam, phong cách đường phố được giới trẻ ưa chuộng. Họ không ngừng học hỏi nhằm sáng tạo gu ăn mặc mang đậm dấu ấn cá nhân.
Nhiều tín đồ thời trang Việt chọn các sự kiện văn hóa, nghệ thuật như lễ hội âm nhạc, tuần lễ thời trang… là nơi thể hiện gu ăn mặc độc đáo.
Street style ở Việt Nam đang dần khẳng định vị thế trong làng mốt thế giới. Ảnh: VIFW.
2020 là năm đặc biệt đối với Việt Nam và toàn thế giới. Dịch bệnh làm gián đoạn đời sống kinh tế – xã hội nhưng cũng mở ra tương lai mới để phát triển.
Sau quãng thời gian tạm dừng vì dịch bệnh, Aquafina Tuần lễ Thời trang Quốc tế Việt Nam 2020 trở lại với chủ đề đặc biệt “The Future Is Now” (tạm dịch: Tương lai là hiện tại).
Như một phần không thể thiếu tại bất kỳ tuần lễ thời trang nào, sân chơi street style của Aquafina Tuần lễ Thời trang Quốc tế Việt Nam 2020 dự kiến diễn ra tại đường Đồng Khởi (gần khách sạn Sheraton, TP.HCM) từ ngày 1-6/12 trong khung thời gian 9h-11h30.
Trò chuyện cùng Zing , Chủ tịch Hiệp hội thời trang Đông Nam Á kiêm Chủ tịch và người sáng lập Aquafina Tuần lễ Thời trang Quốc tế Việt Nam – bà Trang Lê – cho biết: “Bên cạnh những show diễn hàng đêm với sự sải bước của dàn người mẫu chuyên nghiệp, chúng tôi còn mang đến sự kiện street style rất sôi nổi.
Về lý do chọn địa điểm tổ chức street style, chúng tôi cho rằng Đồng Khởi là con phố thời trang nhộn nhịp. Nơi đây tập trung nhiều hãng mốt nổi tiếng của Việt Nam và thế giới. Những người đến đây ăn mặc rất thời trang, thanh lịch. Bên cạnh đó, cảnh quan đường phố được bài trí đẹp mắt giúp các tín đồ thời trang có nhiều góc hình ấn tượng”.
Bà Trang Lê và BTC Aquafina VIFW 2020 đề cao sự văn minh, mới lạ tại sân chơi street style năm nay. Ảnh: FB Trang Le.
Street style không chỉ dành cho các bạn trẻ mang phong cách ăn mặc táo bạo. Street style còn gắn liền với cuộc sống, là cách thức để mọi người thể hiện gu ăn mặc đẹp và giàu tính thẩm mỹ.
“Street style là sự gắn kết giữa sàn diễn và cuộc sống. Sân chơi này là nơi mọi người mặc trang phục hàng ngày, thể hiện cuộc sống của mình.
Chúng tôi chọn ông Thuận Nguyễn là người đảm nhiệm vị trí giám khảo street style năm nay. Ông là fashionisto có gu ăn mặc phong cách, thanh lịch dù đã hơn 70 tuổi.
Với sự tham gia của ông Thuận Nguyễn trong vai trò giám khảo, chúng tôi hy vọng sẽ truyền cảm hứng tích cực đến mọi người. Ở bất kỳ độ tuổi nào, bạn cũng đều có thể mặc đẹp và có gu thời trang mang đậm dấu ấn cá nhân riêng.
Thông qua đó, chúng tôi cũng muốn thế giới biết rằng người Việt Nam ăn mặc rất đẹp, rất phong cách”, bà Trang Lê chia sẻ.
Chủ đề “The Future Is Now” năm nay nhằm mang đến một hình ảnh mới cho thời trang Việt Nam, bao gồm trên sàn diễn và ở sân chơi street style. Đó là một tương lai mới trong điều kiện bình thường mới.
Bà Trang Lê nhấn mạnh: “Mỗi người với gu thẩm mỹ khác nhau sẽ tạo ra sự đa dạng cho sự kiện street style năm nay. Chúng tôi rất hoan nghênh những phong cách ăn mặc độc đáo, mới lạ và đảm bảo yếu tố văn minh”.
BAPE bán đồ đắt, mẫu mã không đa dạng khi đến Việt Nam?
Nhiều bạn trẻ Việt hiện bày tỏ sự thất vọng sau khi đến cửa hàng của thương hiệu Nhật Bản tại TP.HCM.
Ngành thời trang Việt Nam đang dần hội nhập với thế giới khi loạt thương hiệu lớn xuất hiện với những dòng sản phẩm khác nhau, mang đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn.
Việc nhãn hàng BAPE đến thị trường Việt Nam trong thời điểm này được xem như yếu tố góp phần tăng thêm nhu cầu cho người tiêu dùng, giúp họ có cơ hội tiếp cận các sản phẩm thời trang độc đáo, mang đậm âm hưởng streetwear Nhật Bản.
Ngoài ra, nhiều bạn trẻ yêu thích gu ăn mặc đường phố cũng không phải tốn thời gian đặt hàng từ nước ngoài và được thử sản phẩm trực tiếp tại cửa hàng.
Thương hiệu Nhật Bản nổi tiếng với những sản phẩm in họa tiết camo, đầu cá mập. Ảnh: Soul 4 Street.
Mẫu mã không đa dạng ở thị trường Việt Nam
Là một trong những biểu tượng thời trang tiên phong với gu ăn mặc street style của Nhật Bản, The Bathing Ape (hay còn được gọi là BAPE) có nguồn gốc từ Ura-Harajuku - con đường thời trang danh tiếng ở xứ hoa anh đào những năm 1990.
Thương hiệu được thành lập vào năm 1993 bởi nhà thiết kế Nigo, tên thật là Tomoaki Nagao. Anh chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ phong cách thời trang đường phố đa dạng ở Mỹ.
Nigo là fan ruột của bộ phim Planet of the Apes (1968). Đó trở thành lý do đằng sau tên gọi của thương hiệu. Thiết kế của hãng hòa trộn giữa nền văn hóa Nhật Bản và chất đường phố của Mỹ với họa tiết camo, đầu cá mập đặc trưng.
Không gian trưng bày tại cửa hàng ở TP.HCM. Ảnh: BAPE Việt Nam.
Những sản phẩm không chỉ thu hút tín đồ thời trang quốc tế, mà còn được giới trẻ Việt yêu thích. Nắm được tâm lý đó, thương hiệu Nhật Bản đã mở cửa hàng đầu tiên ở TP.HCM với không gian trang trí như một chiếc container chứa đựng các sản phẩm bên trong.
Thiết kế được bày trí xung quanh theo từng gian hàng dành cho nam và nữ. Các sản phẩm không có sự đa dạng với áo thun, tank top, áo khoác, quần thể thao in họa tiết camo và đầu cá mập. Bày trí ở trung tâm là những món phụ kiện như túi xách, mũ bucket cùng một số mẫu nằm trong bộ sưu tập mới.
Giới trẻ Việt bày tỏ sự thất vọng
Thông tin cửa hàng khai trương tại Việt Nam nhận được sự quan tâm của cộng đồng yêu thời trang. Nhiều người chờ đợi khá lâu để được chiêm ngưỡng các thiết kế và mặc thử tại cửa hàng.
Trái ngược với suy nghĩ, trong ngày đầu tiên khai trương, đa số bạn trẻ cảm thấy thất vọng với thương hiệu bởi thời gian xếp hàng khá lâu, giới hạn số lượng người mua theo từng đợt và mẫu mã không đa dạng.
Các thiết kế mới trong bộ sưu tập được bày trí thưa thớt trên kệ, bên cạnh sản phẩm ra mắt từ những mùa trước. Giá thành đắt hơn các nước khác, một số mẫu có mức giá gấp đôi khi so với ở Nhật Bản.
Sản phẩm cũ và mới được đặt cạnh nhau. Ảnh: BAPE Việt Nam.
Một trang mạng dành cho những tín đồ yêu thích thương hiệu đã đăng bài viết dài để chia sẻ về câu chuyện ngày khai trương.
"Buổi khai trương mang lại cảm giác thất vọng. Thứ nhất về mặt hàng trưng bày trên kệ đều là những sản phẩm cũ, giống hàng tồn kho. Nhân viên cũng thiếu kiến thức về nhãn hàng. Đến thời điểm hiện tại, hãng chưa có trang mạng xã hội dành riêng cho người dùng để cập nhật hình ảnh và sản phẩm tại thị trường Việt Nam. Cuối cùng là giá thành khá đắt so với Nhật Bản, có những mẫu được bán với giá gấp đôi", trang này viết.
Trang này còn nói thêm rằng từ trước đến nay, cửa hàng ở Mỹ đều được biết đến với mức giá cao hơn so với mặt bằng chung trên thị trường, nhưng nhãn hàng tại Việt Nam đã tranh lên vị trí đầu bảng.
FB Hùng Nguyễn nhận định: "Các sản phẩm bán ở thị trường Việt Nam chỉ là hàng giảm giá từ những mùa trước, thậm chí không bằng một nửa số lượng hàng hóa trong các đợt khuyến mãi ở Nhật Bản".
Giới trẻ Việt thất vọng trong ngày khai trương của nhãn hàng Nhật. Ảnh: ELLE.
Đại diện nhãn hàng nói gì?
Bên cạnh chia sẻ thất vọng từ giới mộ điệu, một số người có ý kiến trái ngược khi cho biết đây chỉ là pop-up store (cửa hàng không cố định) mở ra với mục đích kinh doanh, trước khi đặt cửa hàng lớn tại Việt Nam.
Anh Kim Hoàng Hồ bày tỏ: "Pop-up store tư nhân mở ra với mục đích để người tiêu dùng trải nghiệm cảm giác được mua sắm, giá bán và mẫu mã chắc chắn không dành cho những người chuyên bán lại. Mức giá niêm yết tùy vào chủ kinh doanh và chi phí phát sinh, còn việc so sánh với Singapore hay các nước khác là điều không thể".
Phóng viên đã có buổi khảo sát thực tế tại cửa hàng. Giá thành mỗi sản phẩm dao động 2-11 triệu đồng. Cụ thể, áo thun có mức giá hơn 3 triệu đồng, tank top khoảng 2,9 triệu đồng.
Riêng những món đồ dành cho nữ như chân váy có giá 5,9 triệu đồng. Sweater và quần thể thao hơn 6 triệu đồng. Áo khoác được định giá 10 triệu đồng.
So sánh sản phẩm trên web của các nước khác như Mỹ, Singapore, áo thun, sweater hay hoodie cao hơn 1-3 triệu đồng. Một số món có giá thành gấp đôi so với ở Nhật Bản.
Riêng về mẫu mã, những thiết kế nằm trong bộ sưu tập mới được trưng bày khá ít trên kệ, phần lớn là sản phẩm mùa cũ. Thậm chí, khách cũng không thể đặt hàng từ website chính của BAPE thông qua cửa hàng tại Việt Nam.
Không có nhiều sản phẩm trong các bộ sưu tập mới tại cửa hàng. Ảnh: Carousell.
Phía nhân viên giải thích lý do đằng sau giá thành và mẫu mã thiếu đa dạng khi thương hiệu đặt tại Việt Nam. Đó là bởi hãng muốn thăm dò thị hiếu và đo lường sức tiêu thụ của người Việt nên đa phần các sản phẩm cũ được trưng bày nhiều hơn.
Tuy nhiên, 3 tháng sau sẽ có sự đa dạng về mẫu mã, cũng như thiết kế mới về nhiều hơn tại cửa hàng. Người tiêu dùng vẫn có thể để lại tên và số điện thoại để nhân viên tiện liên lạc sau khi hàng được bày trí trên kệ.
Cách làm này của hãng giúp thử nghiệm thị trường trước khi quyết định mở cửa hàng chính thức. Ngoài ra, nhân viên thừa nhận mức giá của hãng cao hơn so với các quốc gia khác đến từ mức chi phí thuế phát sinh khi thương hiệu gia nhập vào ngành thời trang Việt Nam.
Với những vấn đề như vậy, liệu BAPE sẽ đủ thoả mãn sự kỳ vọng của khách hàng? Câu trả lời chắc chắn còn nằm ở thời gian và người giải đáp không ai khác chính là những tín đồ thời trang.
Đôi khi, một thương hiệu quốc tế tiếp tục "cập bến" tại thị trường Việt Nam sẽ mở ra sự phát triển cho ngành thời trang trong tương lai.
Giới trẻ Việt mong đợi nhiều hơn về một thương hiệu streetwear Nhật Bản đúng nghĩa khi đến thị trường Việt Nam. Ảnh: WWD.
Neva và tham vọng khẳng định vị thế trong làng mốt Việt Với những bước tiến vững chắc đã đạt được, thời trang Neva mang tham vọng trở thành thương hiệu tên tuổi tại Việt Nam. Giữa bối cảnh sôi động của thị trường thời trang Việt Nam, Neva trở thành thương hiệu trẻ đón đầu xu hướng. Hãng mong muốn bước vào cuộc đua, cạnh tranh cùng các thương hiệu trong nước lẫn quốc...