Cuộc thi sáng tạo ACB Win 2018 hướng đến Thủ đô Hà Nội
Hơn 400 khách mời là nhân viên ACB cùng với các bạn sinh viên say mê Fintech, lập trình viên, chuyên gia IT, kỹ thuật viên thiết kế bên ngoài ACB… đã tham dự buổi giới thiệu cuộc thi ACB WIN 2018 “Xu hướng ngân hàng mở” tại khách sạn Sheraton HCM ngày 04-08 vừa qua.
Tại đây, trong không gian mở thoải mái và truyền cảm hứng, đại diện BTC đã lần lượt trình bày và giải thích cặn kẽ mọi thắc mắc liên quan đến cuộc thi, cùng tương tác với người tham dự tạo nên không khí trẻ trung, sôi động và khá “chất” khác biệt hẳn so với tính chất hội thảo thường thấy. Được biết sau buổi giới thiệu đầu tiên này, ACB WIN 2018 sẽ tiếp tục chia sẻ những nội dung giới thiệu tương tự cho các “cao thủ” tại Hà Nội vào ngày 11-08.
Đến buổi giới thiệu ACB WIN 2018, bạn sẽ biết được gì?
Đây chắc chắn là điều mà mọi khách tham dự trước khi đến với buổi giới thiệu đầu tiên tại Sài Gòn đều tự đặt ra cho mình. Và có lẽ những gì diễn ra sau đó đã không khiến ai phải thất vọng.
Bạn sẽ được nắm bắt tổng quan về ACB WIN 2018. Cuộc thi đã được tổ chức thành công vào năm ngoài, tuy nhiên khi đó chỉ là sân chơi nội bộ của Người ACB. Năm nay, quy định và thể lệ cuộc thi cho phép mỗi đội nhóm chỉ cần 1 thành viên là Người ACB là đã đủ điều kiện tham gia. Điều này vô hình chung đã tạo nên một nguồn năng lượng thôi thúc những chuyên gia công nghệ bên ngoài nhanh chóng lập đội tác chiến, vì không dễ để tìm thấy một cuộc thi quy mô xứng tầm để tài năng lập trình của họ có đất dụng võ.
Với chủ đề “Xu hướng ngân hàng mở”, khách tham dự buổi giới thiệu sẽ được hướng dẫn phương pháp phát triển ý tưởng sáng tạo phù hợp, giải pháp thực hiện bài thi, cách thức gửi bài dự thi theo lịch trình thời gian, các tiêu chí chấm điểm cũng như những hoạt động hỗ trợ từ BTC dành cho các thí sinh như chatbot, hotline, email, microsite… Quy trình “design thinking” với 6 bước của ACB WIN 2018: hiểu, quan sát, tổng hợp thông tin, lên ý tưởng, sản phẩm thử nghiệm, lặp lại sẽ giúp thí sinh “gỡ rối” tất cả những khó khăn, vướng mắc ở mỗi bước bằng những hình ảnh thiết thực.
Giải thưởng cũng là một yếu tố hấp dẫn người tham gia khi ngoài ba giải thưởng chính bằng tiền mặt (150 triệu đồng cho đội giải nhất) và các giải phụ, ACB còn sẵn sàng tài trợ toàn bộ chi phí chuyến tham quan và học tập cho toàn bộ thành viên Top 5 của ACB WIN 2018 tại Lễ hội Fintech Singapore – một trong những lễ hội Fintech lớn nhất, quy tụ nhiều công nghệ mới nhất của khu vực châu Á.
ACB WIN 2018 và cơ hội kết nối của cộng đồng Fintech
Video đang HOT
Trong khoảng hơn 2 tiếng hội thảo, không khí buổi giới thiệu luôn “sôi nhiệt” với những trò chơi tương tác, gợi mở tính sáng tạo và mang tính kết nối những người trẻ chung một niềm đam mê về công nghệ tài chính ngân hàng.
Các thuật ngữ về công nghệ, lập trình được diễn đạt bằng những ví dụ gắn liền với cuộc sống, khiến những người quan tâm đến cuộc thi đều hiểu chung một vấn đề, tiếp nhận và nắm rõ được đề bài thi một cách gần gũi nhất. Điều này sẽ giúp các bạn dễ dàng làm việc với nhau hơn khi lập nhóm và phát huy tối đa nền tảng kiến thức chuyên môn của mỗi thành viên.
Khi nói về API, bạn Minh Thông – admin lâu năm của diễn đàn Mobile World, đã thẳng thắn chất vấn BTC về tính khả thi khi dám đặt cược vấn đề API vào cuộc thi vốn là thuật ngữ còn khá xa lạ với đa số người dùng tại Việt Nam. Ông Trần Đại Long – đại diện BTC – đã thuyết phục bằng những hình ảnh sinh động, lấy cảm hứng từ ứng dụng dự báo thời tiết hay công cụ dịch tức thời. Điều quan trọng chính là lối tư duy “công nghệ trong tầm tay”, mà nơi đó mọi thứ đều dễ tiếp cận, không bị giới hạn và khác biệt. Một mô hình API giả lập cho ACB WIN 2018 cũng mang đến những gợi ý đầy tiềm năng cho những bộ óc sáng tạo sẵn sàng nhập cuộc.
Hãy đến với buổi giới thiệu ACB WIN 2018 tại Hà Nội vào ngày 11-08 tới, bạn sẽ khám phá thêm nhiều điều thú vị và mới mẻ. Xin vui lòng đăng ký trực tiếp tại https://acb-win.com/ để nhận vé mời bạn nhé. Chúc các bạn thành công với ACB WIN 2018.
Theo: GenK
Hà Nội sắp xếp hơn 100.000 "ghế" cán bộ, công chức ra sao sau mở rộng?
"Chúng tôi lo vì không biết cơ chế chính sách tới đây sẽ thay đổi như thế nào, đội ngũ cán bộ, công chức từ huyện đến xã có đáp ứng được nhiệm vụ mới hay không" - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội nói.
Tháng 5.2008, với gần 93% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết 15 về điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội và các tỉnh, có hiệu lực từ 1.8.2008. Theo nghị quyết, Thủ đô Hà Nội sẽ rộng gấp 3,6 lần diện tích khi đó, bao gồm: TP.Hà Nội trước hợp nhất, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã của huyện Lương Sơn (Hòa Bình).
Tổng diện tích của Thủ đô mới là 3.344,7 km2. Đến nay, sau 10 năm hợp nhất, Thủ đô Hà Nội đã ổn định, diện tích được xác định là 3.358,92km2, dân số 7,7 triệu người (gấp 1,24 lần năm 2008), có 12 quận, 17 huyện, 1 thị xã với 584 xã, phường, thị trấn.
Cán bộ vừa mừng vừa lo
Nhớ lại thời gian làm Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên (tỉnh Hà Tây cũ), ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, sau khi nhận được thông tin Hà Tây hợp nhất với Hà Nội, cán bộ, công chức huyện vừa mừng vừa lo.
Người dân làm thủ tục hành chính tại Hà Nội. Ảnh: T.An
Theo ông Mỹ, trước khi hợp nhất, cơ sở hạ tầng ở hầu hết các huyện của Hà Tây hết sức khó khăn. Hệ thống cơ sở vật chất, trường học từ tiểu học đến trung học xuống cấp, không có kinh phí để đầu tư. Ví như ở Phú Xuyên có 58 trường, không có trường nào đạt chuẩn, nhiều nơi học sinh phải đi học nhờ. Toàn huyện có 29 trường mầm non nhưng chỉ có 80 viên chức, còn lại là giáo viên hợp đồng, đời sống giáo viên thời điểm đó hết sức khó khăn do lương được trả theo công điểm....
Ông Nguyễn Công Soái - nguyên Phó bí thư thường trực Thành uỷ Hà Nội kể: sau khi hợp nhất, số lượng cán bộ, công chức của Hà Nội lên đến hơn 100.000 người, trong đó có 1.000 cán bộ thuộc diện Thành ủy quản lý. Tuy nhiên, chất lượng trình độ cán bộ khi đó không đồng đều, thậm chí có những người ở cấp huyện không có bằng cử nhân, nhiều cán bộ sở ngành chưa được đào tạo cao cấp, trung cấp chính trị dẫn đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của TP gặp nhiều khó khăn.
"Việc này sẽ động chạm đến tư tưởng của hàng trăm con người. Một việc lớn, quan trọng như vậy ở thời điểm đó nhưng cũng không có hướng dẫn bước đi, cách làm..." - ông Soái nhớ lại khoảng thời gian khó khăn mà Thành ủy Hà Nội lúc bấy giờ gặp phải.
Những năm đầu mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự đoàn kết, đồng lòng chính quyền và người dân đã vượt qua. Ảnh: T.A
Tuy nhiên, theo nguyên Phó bí thư thường trực Thành uỷ Hà Nội, sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết 15, Bí thư Thành ủy Hà Nội (ông Phạm Quang Nghị - PV) đã chủ động triệu tập cuộc họp thường trực Thành ủy Hà Nội và Tỉnh ủy Hà Tây để thống nhất nguyên tắc, thời gian sắp xếp cán bộ Thành ủy Hà Nội (mở rộng) và nhận được sự thống nhất rất cao.
Sau hợp nhất, hai Ban chấp hành đảng bộ được giữ nguyên với tổng cộng 99 người; hai Ban Thường vụ cũng được giữ nguyên với tổng cộng 33 người. "Vượt lên tất cả, với sự tôn trọng lẫn nhau, nhường nhịn nhau, nên các tầng lớp cán bộ, công chức đã cùng chung tay xây dựng Thủ đô mở rộng có kết quả như ngày hôm nay" - ông Soái bày tỏ.
Bài học đầu tiên là tinh thần trách nhiệm, đoàn kết
Là một trong 54 người được luân chuyển đợt đầu, ông Khuất Văn Thành - Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội, từng là Giám đốc một sở của tỉnh Hà Tây cũ cho rằng: "việc sắp xếp này rất lớn, ảnh hưởng đến tư tưởng, tâm tư cán bộ đảng viên lúc bấy giờ. Tuy nhiên, việc luân chuyển rất nhẹ nhàng, thực hiện nhiệm vụ nghiêm túc, ý thức trách nhiệm cao và kết quả đã rất thành công" - ông Thành cho hay.
Chia sẻ về những bài học kinh nghiệm sau 10 năm thực hiện việc điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính TP.Hà Nội, ông Nguyễn Văn Phong - Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội bày tỏ: Bài học đầu tiên là phát huy tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, hợp tác để giải quyết công việc chung. Sáu từ "Đoàn kết - Hợp tác - Trách nhiệm" đã được Ban Chấp hành Đảng bộ 2 tỉnh/thành ngay sau khi hợp nhất thống nhất lựa chọn, trên cơ sở đó tổ chức thực hiện Nghị quyết của Trung ương, triển khai thực hiện khối lượng công việc đồ sộ ngay khi hợp nhất.
Sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội hợp nhất, phát triển. Ảnh: T.A
Có những công việc rất phức tạp, kể cả thực hiện khi chưa có sự hợp nhất đã phức tạp, như sắp xếp tổ chức bộ máy với yêu cầu đi vào hoạt động ngay, không để gián đoạn, không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cả hệ thống. Bài học thứ hai là nỗ lực chủ động, sáng tạo, dám chịu trách nhiệm với các công việc.
"Nhờ vậy mà trước nhiều việc khó, việc mới, chưa có tiền lệ, Hà Nội đã xử lý và đạt kết quả tốt trong 10 năm qua. Đó cũng là tinh thần không ỉ lại, trông chờ mà chủ động giải quyết mọi yêu cầu, công việc đặt ra" - ông Phong nhấn mạnh.
Theo ông Phong, các bài học tiếp theo đó là chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo của trung ương; tranh thủ sự chỉ đạo, hỗ trợ giúp đỡ, phối hợp của bộ, ngành, đoàn thể trung ương và tỉnh, thành bạn trong tổ chức thực hiện công việc.
Ngoài ra, Hà Nội cũng đã tạo được mối quan hệ gắn bó khăng khít máu thịt với nhân dân. "Trong mọi việc tạo được sự đồng thuận của nhân dân thì mới đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Ví dụ, việc xây dựng nông thôn mới, dồn điền đổi thửa... là những việc lớn, việc khó, nếu không thực hiện trong dân chủ, tranh thủ sự đồng tình, đồng thuận của nhân dân thì khó thực hiện đạt kết quả tốt" - Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy nhấn mạnh.
Nêu bật những kết quả cũng như bài học kinh nghiệm trong 10 năm thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho rằng, chủ trương hợp nhất, mở rộng địa giới hành chính Thủ đô là hết sức đúng đắn. "Chủ trương đúng, cùng với sự sát sao trong chỉ đạo, hỗ trợ của T.Ư, Hà Nội cũng rất chủ động, bài bản, khoa học trong tổ chức thực hiện.
Quan trọng hơn là tinh thần đoàn kết trong tập thể lãnh đạo, sự chấp hành, hy sinh, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên đã giúp Hà Nội thực hiện thắng lợi Nghị quyết 15 của Quốc hội. Đây là những bài học kinh nghiệm để Hà Nội làm tốt trong 10 năm qua và cần tiếp tục phát huy trong những năm tới"- nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh.
Hà Nội sẽ đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất
Chia sẻ với PV, Phó Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội Bùi Thị Thu Hiền cho biết, sáng 28.7 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội về điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính Hà Nội. Tại lễ kỷ niệm này, TP sẽ vinh dự được đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất do Nhà nước trao tặng và dự kiến sẽ có khoảng 2.500 đại biểu tham dự.
Theo Danviet
Dấu hiệu sai phạm kết quả thi ở Sơn La: Tiết lộ bất ngờ! Cụm thi số 14 tại Tỉnh Sơn La do Sở GD-ĐT Sơn La chủ trì, phối hợp với trường Đại học Tây Bắc, trường Đại học Thủ đô Hà Nội và trường Cao đẳng Sơn La để tổ chức kì thi THPT quốc gia năm 2018. Sau khi tổ chức kì thi, trường Đại học Tây Bắc có đại diện thuộc Ban chấm...