Cước TAXI: Cần một cơ chế hợp lý
Khi giá cước mang tính thị trường hơn, không còn là chuyện áp đặt hành chính thì mới hết cảnh phải chờ đợi ít nhất 7-10 ngày cho một lần điều chỉnh…
Ảnh minh họa
Quanh câu chuyện lình xình cước taxi chây ì không chịu giảm ngay khi giá xăng dầu liên tục lao dốc, nhiều người thực sự “choáng” với phát biểu của Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội, ông Đỗ Quốc Bình, rằng phải mất 7-10 ngày mới có thể tiến hành giảm giá cước bởi phải chờ làm thủ tục, hồ sơ, hiệu chỉnh đồng hồ…
Đó là điều hết sức vô lý trong tiến trình thị trường hóa các hoạt động kinh tế hiện nay, cũng rất “khập khiễng” với phương thức điều hành giá xăng dầu là điều chỉnh 15 ngày/lần được cơ quan quản lý Nhà nước đang áp dụng.
Đáng lý ra, việc định giá bất kỳ sản phẩm, dịch vụ nào trong một nền kinh tế thị trường phải tuân thủ nguyên tắc “thuận mua vừa bán”, còn ở đây là chuyện giá phải qua xét duyệt. Đáng lẽ việc điều chỉnh giá cước taxi phải song hành cùng với điều chỉnh giá xăng dầu, nhưng ở đây là quyền lợi của một trong các bên không được đảm bảo: giá xăng dầu giảm thì người dùng thiệt ít nhất trong 7-10 ngày chờ hãng taxi điều chỉnh cước; hoặc tài xế thiệt nếu giá cước không điều chỉnh kịp thời sau khi giá xăng dầu tăng lên.
Video đang HOT
Và trong cơ chế vận động giá cước kiểu đó, điều khó hiểu là bảng giá của rất nhiều hãng taxi tương đối giống nhau. Theo trang websosanh.vn, cập nhật đến 17/1/2016, đa số các hãng taxi có giá mở cửa trong khoảng 5-6 nghìn đồng; giá cước 30km đầu tiên ở khoảng 10-11 nghìn đồng/km. Trong đó, có hãng giá cước không thay đổi gì so với bảng niêm yết từ tháng 6/2015. Rất khó để giải thích cho việc các hãng đồng loạt giữ giá cước giống nhau như vậy, trong bối cảnh giá xăng dầu đã giảm tới 9 lần liên tiếp tính đến thời điểm này.
Một bất cập khác, nhu cầu sử dụng dịch vụ taxi thường có chu kỳ: tăng cao vào các giờ cao điểm, ngày lễ tết, mưa gió… trong khi lại khá “ế” vào thời điểm khác. Việc áp giá cước cố định ở vào giai đoạn nhu cầu tăng cao đột biến cũng lại mang tính phi thị trường, bởi khi đó nhiều người sẵn sàng trả giá cao hơn để được phục vụ. Ngược lại, nếu thu được mức chi trả cao hơn ở giờ cao điểm, các hãng taxi cũng có điều kiện để cạnh tranh giá thấp ở thời gian thấp điểm, công bằng cho cả người dùng và tài xế, hãng xe.
Những bất cập trên được kỳ vọng sẽ được xóa bỏ trong thời gian tới. Nhờ công nghệ, một số ứng dụng kết nối người cần di chuyển và tài xế ra đời, như Uber, GrabTaxi… đang tạo ra môi trường cho những thỏa thuận giá minh bạch hơn. Dịp Tết rồi, nhiều khách hàng đã trải nghiệm dịch vụ taxi Uber ở một số thời điểm đắt hơn so với giá cước taxi thông thường.
Việc kết nối hệ thống hoàn toàn bình thường, khi cho hiển thị các xe sẵn sàng phục vụ trên hệ thống và xe trống gần nhất phải phục vụ khách hàng. Nhưng, mức giá cước được định ra với từng trường hợp cụ thể, có khi là tính thêm vào giá mức tăng 40%, thậm chí 70%… Đương nhiên khách hàng vẫn hoàn toàn có quyền lựa chọn đi hay không.
Lâu nay, Uber hay GrabTaxi… vẫn được cho là có khả năng cung cấp dịch vụ giá cước thấp hơn các hãng taxi thông thường, tài xế cũng được lợi vì nhiều chính sách thưởng, hỗ trợ… Nhưng qua trường hợp vừa rồi có thể thấy, những ứng dụng này đang đặt ra một cuộc chơi mới, theo điều kiện thị trường rất cụ thể và minh bạch, công bằng: bên phục vụ ra giá và khách hàng có quyền chấp nhận hay từ chối; trong điều kiện này thì giá có thể thấp, ở điều điện khác giá sẽ phải thỏa thuận ở mức cao hơn…
Phải chăng, đó chính là cơ chế cần thiết nhân rộng cho thị trường vận tải taxi hiện nay, khi mà nó đã tạo ra được một cơ chế phục vụ linh hoạt về giá, đảm bảo không gián đoạn dịch vụ và quyền quyết định sử dụng dịch vụ hay không hoàn toàn nằm ở khách hàng?
Còn tất nhiên, câu chuyện vẫn bàn cãi lâu nay về quản lý xe và tài xế, về phương thức thu thuế, hay về rủi ro an toàn… lại là câu chuyện khác, ở một góc độ quản lý khác mang tính hành chính và liên quan đến thực thi pháp luật. Nhưng đó chẳng phải là nơi để phát huy vai trò “Nhà nước kiến tạo”?
Bởi chỉ khi giá cước mang tính thị trường hơn, không còn là chuyện áp đặt hành chính thì mới hết cảnh phải chờ đợi ít nhất 7-10 ngày cho một lần điều chỉnh…
Theo Thời Báo Ngân Hàng
Từ ngày 1-3, Sở GTVT Hà Nội thực hiện cấp GPLX quốc tế
Chiều nay 25-2, Sở GTVT Hà Nội cho biết, kể từ ngày 1-3 tơi Sơ sẽ chính thức triển khai thủ tục cấp và cấp lại giấy phép lái xe quốc tế (IDP) và sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 cho thủ tục Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô.
Theo ông Nguyễn Việt Phương, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, hiện đã chuẩn bị xong cac điêu kiên đê thưc hiên câp GPLX quôc tê. Thủ tục cấp GPLX quốc tế gồm: Đơn đề nghị cấp GPLX quốc tế theo mẫu, GPLX trong nước, hộ chiếu còn giá trị để kiểm tra, đối chiếu, 2 ảnh 3x4 nền màu trắng. Viêc câp GPLX quôc tê đươc thưc hiên tai đia chi 16 Cao Ba Quat Ha Nôi).
Sau khoảng 5 ngày, người dân sẽ lấy được GPLX quốc tế với thời hạn không quá 3 năm và được sử dụng tại 73 nước theo quy định của Công ước quốc tế 1968 về giao thông đường bộ và công ước về biển báo-tín hiệu đường bộ (Công ước Vienna).
GPLX quốc tế có thể bị tước quyền sử dụng có thời hạn khi vi phạm quy định luật hiện hành nước sở tại nhưng không quá thời gian người lái xe rời khỏi nước đó.
Cấp giấy phép lái xe quốc tế tại TP HCM: Nhiều người ngậm ngùi quay về Sáng ngày 25-2, Sở GTVT TP Hồ Chí Minh chính thức cấp giấy phép lái xe quốc tế sử dụng được ở 73 nước trên thế giới cho người dân. Thế nhưng, sau thời gian chờ đợi, nhiều người đã phải ra về vì không tìm hiểu kỹ thông tin trước.
Tuân Lương
Theo_Hà Nội Mới
Doanh nghiệp Nhật xếp Việt Nam "chót bảng" khu vực trong tỷ lệ nội địa hóa Trong 5 hạng mục hàng đầu chung của toàn khu vực về "rủi ro trong môi trường đầu tư" của toàn khu vực thì Việt Nam đã tăng 4 điểm so với năm ngoái, cho thấy môi trường đầu tư đang xấu đi. Ảnh minh họa. Kết quả khảo sát về thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhật...