Cuộc tập trận mới của NATO ở Phần Lan gióng lên hồi chuông cảnh báo với Nga
Theo báo Izvestia (Nga), cuộc tập trận mới nhất của NATO đang diễn ra mang tên “ Freezing Winds 23″ ở Phần Lan và vùng biển Baltic là mối đe dọa thực sự đối với Nga.
Phần Lan lần đầu tiên tổ chức tập trận hải quân quy mô lớn với tư cách thành viên NATO. Ảnh: Hải quân Phần Lan
Izvestia dẫn lời các chuyên gia cho biết những nước tham gia cuộc tập trận “Freezing Winds 23″ (tạm dịch: Những cơn gió lạnh năm 2023) của NATO có thể mô phỏng việc chiếm giữ các đảo Gogland, Bolshoi Tyuters và Moshchny của Nga cũng như cuộc bao vây ở Vịnh Phần Lan và Vùng Kaliningrad.
Một lực lượng hùng hậu gồm hơn 4.000 quân, 30 tàu chiến và 20 máy bay đã tiếp cận biên giới Tây Bắc của Nga trong giai đoạn chính của cuộc diễn tập, do Phần Lan, thành viên mới nhất của NATO, dẫn đầu. Kịch bản này không che giấu bản chất tấn công của cuộc tập trận vì các lực lượng NATO sẽ thực hành rải mìn và đổ bộ ở biển ở Biển Baltic.
Các chuyên gia lập luận rằng, mặc dù NATO tổ chức các cuộc tập trận như vậy hàng năm ở khu vực Biển Baltic nhưng năm nay, cuộc tập trận “Freezing Winds 23″ rõ ràng mang tính chất khiêu khích. Với hàng trăm mạng lưới năng lượng và thông tin liên lạc của EU và NATO hoạt động dưới Biển Baltic, lợi ích của liên minh quân sự trên trong việc theo dõi tình hình bề mặt và dưới biển tại khu vực là hoàn toàn rõ ràng sau vụ phá hoại gần đây đối với đường ống khí đốt Balticconnector và Nord Stream.
Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ordzhonikidze nhận định: “Nói chung, cuộc tập trận trên của NATO nhằm mục đích tiếp tục gây áp lực lên Nga từ phía Bắc trong nỗ lực ngăn chặn hạm đội Baltic của Nga, đồng thời cản trở hoạt động vận chuyển thương mại càng nhiều càng tốt”.
Video đang HOT
Theo ông, Phần Lan gia nhập NATO nhằm tạo ra một lực lượng chống Nga ở phía Bắc, đây là mối đe dọa thực sự đối với lợi ích của Nga ở đó.
Một số chuyên gia khác lưu ý rằng, trong trường hợp có khả năng xảy ra xung đột với Nga, việc bao vây vùng đất Kaliningrad của Nga sẽ là một trong những mục tiêu của NATO. “Mối đe dọa phong tỏa Vịnh Phần Lan chắc chắn phải được tính đến, vì không thể phong tỏa Vịnh Phần Lan mà không kiểm soát Gogland và [Bolshoi] Tyuters, như Chiến tranh Thế chiến II đã cho thấy. Và việc Phần Lan gia nhập NATO khiến mối đe dọa này trở nên khá thực tế”, Ilya Kramnik, nhà nghiên cứu tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế (IMEMO) thuộc Viện Hàm lâm Khoa học Nga , nói với Izvestia.
Theo thông tin do Bộ Quốc phòng Phần Lan công bố, nước này đã bắt đầu cuộc tập trận hải quân lớn đầu tiên với tư cách là thành viên NATO (Freezing Winds 23), diễn ra từ ngày 22/11- 1/12/2023. Những bên tham gia chính bao gồm hải quân Phần Lan, Mỹ, Anh, Đức, Hà Lan, Ba Lan và Pháp, đánh dấu một bước quan trọng trong việc Phần Lan hội nhập vào các sáng kiến phòng thủ của NATO.
Hy Lạp tập trận hải quân, nguy cơ gây căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ
Hy Lạp sắp tiến hành cuộc tập trận hải quân mới với kịch bản chuẩn bị chống lại "hạm đội kẻ thù, trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo Athens rằng Ankara sẽ bảo vệ các quyền của mình.
Một máy bay trực thăng tham gia cuộc tập trận quân sự Hy Lạp - Mỹ ở phía Nam đảo Crete, Hy Lạp, ngày 24/8/2020. Ảnh: AP
Phiên bản tiếng Hy Lạp của kênh truyền hình CNN đưa tin rằng hải quân Hy Lạp sẽ tổ chức cuộc tập trận mang tên "Tia chớp" vào ngày 18/1 tới ở Biển Aegea.
Bản tin cho biết "Tia chớp" là "một phản ứng đối với các hành động khiêu khích của Ankara" và để chứng minh rằng bất kỳ động thái nào của Thổ Nhĩ Kỳ trên vùng biển tranh chấp giữa hai nước đều "nằm dưới sự giám sát của hải quân Hy Lạp".
Theo nguồn tin trên, cuộc tập trận hải quân sẽ có sự tham gia của các tàu khu trục, tàu ngầm, máy bay chiến đấu và các đơn vị tinh nhuệ của quân đội Hy Lạp với các kịch bản bảo vệ các cơ sở năng lượng và giàn khai thác hydrocarbon, cũng như "các cuộc tấn công vào hạm đội của kẻ thù và giành lại các vùng lãnh thổ bị chiếm giữ".
Ngày 9/1, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar tiếp tục cảnh báo Hy Lạp khi nhắc lại quyết tâm của nước này trong việc bảo vệ các quyền của mình ở Aegea và Đông Địa Trung Hải.
Trong chuyến thăm tới cơ sở chế tạo tàu ngầm ở tỉnh Kocaeli phía Tây Bắc Thổ Nhĩ Kỳ, ông Akar cho biết "các nhiệm vụ quan trọng, toàn diện" đã được lên kế hoạch cho lực lượng hải quân nước này và "chúng tôi không bao giờ để các quyền của mình bị xâm phạm".
Ông Akar lưu ý Hy Lạp nên rút ra "bài học lịch sử", đề cập đến điều mà ông gọi là nỗ lực xâm chiếm Anatolia của Hy Lạp với "sự kích động của một số quốc gia" vào năm 1919, trong giai đoạn cuối của Thế chiến thứ nhất.
Về tuyên bố rằng Hy Lạp đang chuẩn bị mở rộng lãnh hải đối với đảo Crete từ 6 hải lý lên 12 hải lý, ông Akar cho biết Thổ Nhĩ Kỳ chắc chắn sẽ không chấp nhận bất kỳ yêu sách nào vượt quá 6 hải lý.
Ankara cho rằng đây là một nỗ lực tương tự từ nhiều năm trước vốn đã vấp phải sự phản đối gay gắt của nước này, và vào năm 1995, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã phản ứng rằng đó sẽ là "một tình huống kích động chiến tranh" nếu Hy Lạp mở rộng lãnh hải.
Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp hiện bất đồng về một số vấn đề, bao gồm các yêu sách về quyền tài phán ở Đông Địa Trung Hải, các tranh chấp chồng lấn về thềm lục địa, ranh giới hàng hải, không phận, năng lượng, tình trạng của các đảo ở Biển Aegea và người di cư.
Mối quan hệ ngày càng xấu đi sau khi ông Erdoan nói rằng Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis "không còn tồn tại", khi nhà lãnh đạo Hy Lạp vận động hành lang để ngăn chặn việc bán máy bay chiến đấu F-16 cho Thổ Nhĩ Kỳ trong một chuyến thăm Mỹ. Vào tháng 5/2022, ông Erdoan đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với ông Mitsotakis và tuyên bố đóng cửa tất cả các kênh liên lạc khác giữa hai bên.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoan cũng thường cảnh báo Hy Lạp không nên có hành động khiêu khích trên biển. "Đừng gây rối với chúng tôi. Chúng tôi sẽ làm những gì cần thiết nếu Hy Lạp tiếp tục hành động khiêu khích", ông Erdoan nói trong một sự kiện vào tháng trước, đề cập đến việc các máy bay Hy Lạp tìm cách can thiệp vào một nhiệm vụ huấn luyện của NATO được tiến hành trong không phận quốc tế trên Biển Aegea.
Bên cạnh đó, Ankara cũng thường xuyên cáo buộc Athens quân sự hóa các đảo của Hy Lạp ở Biển Aegea và đặt câu hỏi về chủ quyền của Hy Lạp đối với các đảo này.
Phần Lan sẽ cho phép NATO đặt vũ khí hạt nhân trên biên giới với Nga? Theo báo Phần Lan Iltalehti, vũ khí hạt nhân có thể được đặt ở biên giới Phần Lan với Nga nếu đơn xin gia nhập NATO của nước này được chấp thuận. Nga phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Yars trong một cuộc tập trận của lực lượng hạt nhân trước khi xung đột bùng phát tại Ukraine. Ảnh: Reuters Cả...