Cuộc tầm nã “có một không hai”
Đầu năm 2018, “ doanh nhân” mang hai quốc tịch Anh -Úc Iredale Gary đã gây ra một vụ trọng án trên địa bàn quận Tây Hồ, Hà Nội rồi nhanh chân sang một quốc gia thứ ba.
Trong hành trình tầm nã kẻ giết người này, lực lượng Cảnh sát hình sự (CSHS) Công an TP Hà Nội đã gặp những khó khăn “chưa từng có”, song cuối cùng vụ án có một cái kết khá trọn vẹn.
Mối họa từ doanh nhân người Anh
Chúng tôi có mặt tại phòng CSHS, Công an TP Hà Nội vào một buổi sáng đầu tháng Chạp rét cắt da cắt thịt. Thời điểm này, cùng với lực lượng công an cả nước, cán bộ chiến sỹ phòng CSHS đang căng mình trong Đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, giữ gìn ANTT để nhân dân thủ đô vui đón xuân Quý Mão. “Cũng vào thời điểm đầu xuân cách đây mấy năm, Phòng CSHS mở một chuyên án mà lúc đầu anh em không thể lường được hết những khó khăn phức tạp của nó” – Thượng tá Ngô Văn Đáp, nguyên Đội trưởng Đội Hướng dẫn và Điều tra tội phạm có yếu tố nước ngoài nhớ lại.
Thượng tá Ngô Văn Đáp (ngoài cùng bên trái) trong một chuyến công tác nước ngoài.
Vào một ngày đầu tháng Chạp năm Đinh Dậu (2018), phòng CSHS nhận được tin báo tại phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội xảy ra một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng gây bỏng nặng cho một phụ nữ. Bị hại là chị Nguyễn Thị H. tạm trú tại phường Phú Thượng được đưa vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng thập tử nhất sinh. Qua thu thập lời khai từ các nhân chứng, cùng những vật chứng cơ quan công an xác định đối tượng gây ra vụ cháy là Gary. Nguyên nhân của vụ hỏa hoạn cũng được làm rõ.
Nhiều năm về trước chị H. cùng gia đình sống tại thị trấn Nam Ban, Lâm Hà, Lâm Đồng. Sau khi lập gia đình và có một đứa con, chị mâu thuẫn với chồng và quay ra Bắc lập nghiệp. Chị thuê một căn nhà trên phố Đặng Thai Mai, phường Phú Thượng và mở tiệm may ở đó.
Qua sự giới thiệu của một người bạn, năm 2017, chị H. quen với Iredale Gary. Gary giới thiệu với chị là doanh nhân kiêm… nghệ sỹ. Tuy nhiên, mối quan hệ này không đi đến đâu vì chị H. nhận ra Gary không phù hợp với chị.
Khoảng đầu năm 2018, Gary biết chị H. có quan hệ với người khác nên đã tỏ ra rất tức tối. Trước khi gây ra vụ việc, Gary đã từng nhắn tin dọa chị H. bằng tiếng Anh, tạm dịch là: “Biến khỏi Hà Nội ngay, hoặc mày sẽ chết”.
Nghĩ rằng hắn chỉ dọa chơi thôi, ai ngờ Gary ra tay tàn độc. Do đã chuẩn bị trước, gã xách một bình đựng 2 lít xăng đến cửa hàng của chị H. Khi đó chị đang nói chuyện với một người bạn thì Gary hùng hổ chạy vào, tưới xăng lên người chị H. rồi dùng bật lửa đốt. Khi ngọn lửa bùng lên và thấy chị H. quằn quại trong đám cháy, Gary nhanh chóng bỏ trốn.
Vào cuộc điều tra, cơ quan công an đã ra lệnh cấm xuất cảnh đối với Gary và gửi đến các cửa khẩu trên cả nước. Tuy nhiên, dường như đã có sự chuẩn bị trước nên ngay sau khi phóng hỏa, Gary đã nhanh chân lên xe taxi để có mặt tại sân bay Nội Bài. Cũng chỉ ít phút sau là gã lên máy bay rồi chuồn sang một quốc gia láng giềng.
Video đang HOT
Iredale Gary, kẻ mang lệnh truy nã quốc tế.
Cuộc truy lùng xuyên biên giới
Mặc dù đối tượng không còn ở Việt Nam, song không vì thế mà tiến độ điều tra vụ án bị giảm đi. Cán bộ chiến sỹ phòng CSHS tiếp tục tổ chức phối hợp với các phòng nghiệp vụ để làm rõ bản chất của vụ án, đồng thời ra lệnh truy nã quốc tế đối với Gary.
Trong lịch sử tố tụng hình sự, những vụ án liên quan đến người Việt Nam gây án rồi trốn ra nước ngoài, hoặc người Việt Nam gây án với người Việt ở nước ngoài rồi bị bắt tại quê nhà hoặc một nước thứ ba đã xảy ra không ít lần. Quá trình điều tra những vụ án đó thường gặp nhiều khó khăn song vẫn có những tiền lệ, án lệ để triển khai. Tuy nhiên vụ án Gary giết người thì có những vấn đề cần xử trí chưa có trong tiền lệ.
Việc đối tượng gây án xong và trốn thoát quá nhanh làm anh em không kịp trở tay và dường như khiến cho lòng tự ái của cán bộ chiến sỹ bị chạm đến. Anh em quyết tâm dù đối tượng trốn ở đâu cũng phải truy bắt bằng được, và dẫn độ về Việt Nam truy tố, xét xử. Cũng chính vì thế, bao nhiêu mối quan hệ của đối tượng cũng như những thông tin về lịch trình của gã đều được anh em bám sát.
Sau nhiều tháng trời, một nguồn tin quý giá cho thấy, Gary đang lẩn trốn tại một quốc gia Nam Mỹ. Cùng với sự vào cuộc tích cực của lực lượng cảnh sát quốc tế Interpol, thông tin này lập tức được chuyển đến cảnh sát quốc gia nơi Gary đang lẩn trốn. Và quả là “trời có mắt”, khi gã đang chuẩn bị lên máy bay từ thủ đô Lima (Peru) để chuồn sang Mexico thì bị cảnh sát Peru tóm gọn.
Biết tin kẻ thủ ác đã bị bắt, cán bộ chiến sỹ tham gia vụ án đều rất phấn khởi. Song ngay sau đó là một “núi” việc mà các anh phải giải quyết để có thể được các cơ quan tố tụng nước bạn đồng ý cho dẫn độ về Việt Nam.
Việc đầu tiên là phải hoàn thành hồ sơ vụ án, sau đó dịch ra tiếng Tây Ban Nha để gửi sang cho cơ quan chức năng nước bạn. Sau một thời gian dài chờ đợi, phúc đáp của phía Tòa án Peru cho biết, sẽ chỉ đồng ý để dẫn độ Gary khi mà Nhà nước Việt Nam phải có văn bản khẳng định sẽ không tuyên án tử hình đối với đối tượng này.
Yêu cầu này dường như nằm ngoài tầm kiểm soát của Công an TP Hà Nội. Vì theo trình tự thủ tục thì chỉ có Tòa án mới là cơ quan xét xử và đưa ra mức án đối với các bị cáo. Để gỡ được nút thắt này, Thượng tá Đáp cùng đồng đội đã phải thực hiện nhiều văn bản gửi lãnh đạo Công an TP, Lãnh đạo Bộ Công an và các cơ quan khác như Viện kiểm sát, Tòa án… đề nghị có chủ trương và hướng dẫn.
Do đây là vụ việc chưa có tiền lệ, phải áp dụng nguyên tắc “Có đi có lại” trong hợp tác quốc tế nói chung và hợp tác trong công tác điều tra hình sự nói riêng nên phải xin ý kiến của rất nhiều cơ quan, làm sao vẫn đúng với pháp luật Việt Nam và phải phù hợp với luật pháp quốc tế và luật pháp nước bạn. Không biết bao nhiêu thời gian, công sức của cán bộ chiến sĩ trong Đội đã phải dành ra để soạn thảo văn bản, dịch ra tiếng nước ngoài, gửi các cơ quan hữu quan xin ý kiến. Hồ sơ vụ việc cứ mỗi ngày một dày lên. Chỉ bằng lòng kiên trì, tinh thần quyết tâm phải làm đến cùng vụ án mới giúp anh em hoàn thành được một “núi” công việc này.
Và cuối cùng bao nhiêu công sức của cán bộ chiến sỹ phòng CSHS cũng được đền đáp. Sau khi có ý kiến chỉ đạo của đồng chí thứ trưởng Bộ Công an, được sự đồng ý của Chủ tịch nước khẳng định bằng văn bản sẽ không áp dụng mức án Tử hình đối với Gary, thì Tòa án nước bạn đã đồng ý để cảnh sát Việt Nam dẫn độ đối tượng về nước.
Công tác chuẩn bị đưa Gary về Việt Nam gấp rút được tiến hành. Tổ công tác đã lên kế hoạch, lịch trình, xin kinh phí hết sức chi tiết cho chuyến công tác. Chiều đi sẽ quá cảnh hai sân bay, còn chiều về quá cảnh ba sân bay quốc tế. Song bất ngờ vào giờ G, Tổ công tác chuẩn bị ra sân bay lên đường thì cảnh sát Peru thông báo nghi can Iredale Gary bất ngờ tử vong trong trại tạm giam do bị nhồi máu cơ tim. Điều đó đồng nghĩa là vụ án sẽ phải đình chỉ.
Theo lẽ thường, vụ án đến đây sẽ được khép lại. Song với tinh thần làm việc đầy trách nhiệm, cán bộ chiến sỹ Đội 10 đã có những việc làm rất nhân văn để bị hại có thêm niềm tin trong cuộc sống.
Chỉ vì ghen tuông, Gary đã dùng xăng để ra tay tàn độc.
Cái kết “có hậu”
Thượng tá Ngô Văn Đáp nhớ lại: “Thời điểm đó mặc dù vụ án đã được giải quyết rốt ráo, đúng pháp luật, song cán bộ chiến sỹ trong Đội ít nhiều đều cảm thấy day dứt”.
Bởi sau khi vụ án xảy ra, quá trình tiếp xúc lấy lời khai từ bị hại là chị H., anh em nhiều lần rơi nước mắt khi chứng kiến hoàn cảnh của chị. Nhiều phần trên khuôn mặt, thân thể của chị H. đã bị lửa làm cho biến dạng, để lại những vết sẹo rất kinh khủng. Gia cảnh của chị H. cũng nghèo, hy vọng phẫu thuật để lấy lại hình dáng cũ là rất xa vời. Thêm vào đó, kẻ thủ ác đã chết, vụ án bị đình chỉ cũng có nghĩa chị H. khó có cơ hội nhận được một khoản bồi thường nào từ đối tượng.
Vụ án trôi qua được khoảng hơn một năm, trong quá trình giải quyết một vụ việc có liên quan đến anh Willian B. (quốc tịch Anh), Phòng Cảnh sát hình sự tạm giữ một chiếc xe máy Honda Wave 100 còn mới, chất lượng tốt. Trước đó trong quá trình làm việc tại Việt Nam, anh Willian đã mua chiếc xe này để sử dụng. Tuy nhiên, sau đó Willian đã không còn ở Việt Nam, không có nhu cần nhận lại chiếc xe. Đồng thời anh và gia đình có nhã ý muốn nhờ Công an Hà Nội tặng lại chiếc xe cho một ai đó có hoàn cảnh khó khăn.
Nhận được thông tin trên, sau khi có ý kiến từ chỉ huy Phòng Cảnh sát hình sự, Ban chỉ huy Đội đã thống nhất sẽ liên hệ với chị H. (bị hại trong vụ án Iredale Gary mà chúng tôi đã nhắc ở trên) để nói về việc dự định sẽ chuyển lại chiếc xe Wave của anh Willian cho chị. “Do đối tượng gây ra tổn thất cho chị H. mang quốc tịch Anh, còn người làm từ thiện cũng là người Anh nên chúng tôi muốn mang lại chút an ủi cho chị H.”, chỉ huy Đội giải thích cho sự lựa chọn đó. Và chúng tôi cũng thấy như vậy là hợp lý, hợp tình.
Vậy là, cuối cùng chị H. cũng nhận được một chút an ủi, để có thể có thêm niềm tin trên đường đời tiếp theo.
Thông tin thêm về vụ án 3 chị em thương vong ở Yên Dũng
Sau một ngày xảy ra vụ trọng án tại thôn Núi, xã Quỳnh Sơn, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) làm một người tử vong và hai người bị thương, người dân địa phương vẫn chưa hết bàng hoàng vì hành vi manh động của thủ phạm.
Ông Phạm Văn Quyền (phải) kể lại vụ việc đau lòng.
Sáng 9/1, gia đình anh Phạm Văn Thế (SN 1979) tổ chức tang lễ cho chị Nguyễn Thị Thủy (vợ anh Thế, cùng SN 1979). Người thân, bạn bè xót thương cho nạn nhân.
Ông Phạm Văn Quyền (SN 1957, cha của anh Thế) buồn bã kể lại: Nhiều năm trước, vợ chồng Thế có mua máy xúc và thuê người lái để đi làm công trình. Đối tượng Đặng Văn Hưởng (SN 1994), trú tại thôn Đảng, xã Sa Lý (Lục Ngạn) là một trong những người được thuê. Tuy nhiên, Hưởng không làm liên tục mà có vài lần nghỉ rồi lại xin đi làm.
Sáng 8/1, nhóm thợ tổ chức liên hoan cuối năm tại công trình, Hưởng không tham dự mà chỉ có mặt để đòi gia đình anh Thế thanh toán tiền công. Thấy vậy, chị Thủy có nói với Hưởng đại ý là để lát nữa về nhà thì thanh toán vì ngày công của Hưởng không có nhiều.
Gia đình tổ chức tang lễ cho chị Nguyễn Thị Thủy.
Do đối tượng không ăn cơm cùng mọi người nên chị Thủy phải nấu cơm riêng cho Hưởng. Ăn trưa xong, chị Thủy cho cháu ngoại đi ngủ, camera giám sát tại nhà cho thấy Hưởng đợi mọi người đi ngủ trưa thì lén lấy một con dao và ra tay. Lúc ấy khoảng 13 giờ, chị Thủy bị Hưởng chém nhiều nhát. Thấy vậy, đứa cháu ngoại chạy sang nhà em trai của anh Thế là anh Phạm Văn Lợi (SN 1985) và chị Nguyễn Thị Nguyệt (SN 1985, vợ anh Lợi) sát bên cạnh để kêu cứu.
Anh Lợi, chị Nguyệt chạy sang, vừa mở cửa liền bị Hưởng chém. Hai người tuy bị thương nhưng vẫn cố giữ chặt tay, vật lộn với đối tượng. Ông Quyền nghe thấy tiếng động liền chạy sang, anh Lợi có nói: "Bố ơi, nó có dao đấy". Ông Quyền nhìn thấy con trai, con dâu bị thương nên cùng vài người khác dùng hết sức khống chế Hưởng.
Lúc này, mọi người kiểm tra thì phát hiện chị Thủy bị thương nặng sau đó tử vong. Anh Lợi, chị Nguyệt và đối tượng đều bị thương phải đưa đi cấp cứu. Đến ngày 9/1, sức khỏe của anh Lợi và chị Nguyệt đã ổn định.
Theo phản ánh của người nhà nạn nhân, những ngày làm việc, Hưởng không có biểu hiện gì bất thường. Động cơ gây án đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra.
Thông tin qua điện thoại với phóng viên, một cán bộ ở thôn Đảng cho biết, Đặng Văn Hưởng học hết lớp 9 thì nghỉ học. Đối tượng không tu chí làm ăn, hay xin tiền bố mẹ để tiêu xài, khi không xin được thì cáu giận. Hưởng đã từng mâu thuẫn và đánh bố đẻ.
Trọng án tại Bắc Giang khiến 3 chị em thương vong Tối 8/1, Công an tỉnh Bắc Giang đã thông tin ban đầu về vụ trọng án xảy ra trên địa bàn khiến 3 người thương vong. Theo Công an tỉnh Bắc Giang, vụ trọng án xảy ra vào khoảng 13 giờ ngày 8/1, tại gia đình vợ chồng anh Phạm Văn Thế - chị Nguyễn Thị T. (cùng SN 1979 ở thôn Núi,...