Cuộc tái ngộ giữa 2 người bạn cũ ở trại tâm thần khiến nhiều người…
Câu chuyện của một nam thanh niên tình cờ gặp lại bạn cũ của mình trong một trại tâm thần với những đoạn đối thoại ngô nghê mà chân thật khiến cư dân mạng không khỏi xúc động.
Trong cuộc sống, ngoài tình thân, tình yêu, thứ tình cảm luôn được trân quý đó là tình bạn. Tình bạn sâu sắc giữa 2 người bình thường đã đáng trân trọng, nhưng sẽ càng đáng quý và cảm động hơn khi nó xuất phát từ những con người “không bình thường” đang điều trị ở những bệnh viện, trại tâm thần.
Và mới đây, câu chuyện xúc động của anh chàng tình cờ gặp lại người bạn cũ của mình trong một lần đi phát cơm từ thiện tại trại tâm thần Vĩnh Bảo, Hải Phòng được đăng tải trên trang cá nhân của Facebook N.T.T đang nhận được sự đồng cảm của cư dân mạng. Dưới đây là nội dung status được chia sẻ:
“Người bạn tôi, 3 năm không gặp, sinh năm 1995 hơn tôi 2 tuổi, nhưng do bạn hơi chậm chạp, ngờ nghệch nên bạn hay gọi tôi bằng anh. 3 năm không thấy bạn đi tập nhảy, hôm nay vô tình tôi gặp bạn tại trại tâm thần Vĩnh Bảo.
Cuộc hội ngộ của 2 người bạn cũ tại một trại tâm thần ở Hải Phòng.
Khi đến, tôi chưa nhìn thấy bạn, bạn cất tiếng lớn gọi tên tôi từ xa: Anh Thông. Nhìn quanh 1 lúc, tôi như chết lặng khi nhìn thấy người bạn đã rất lâu không gặp. Tôi tiến lại gần hơn chiếc cửa sổ, 4 – 5 người đang đứng đưa tay ra ngoài với ánh mắt ngây dại.
- Anh còn nhớ em không? Em Chung đây. (Bạn tôi nói rất nhanh rất gấp, như đang hi vọng tôi có thể nhận ra bạn). Vẫn chiếc áo THCS Chu Văn An đó, đôi lông mày có xoáy, 2 chiếc răng khểnh, dáng người cao cao gầy gầy, chỉ 2 giây thôi tôi nhớ ra tên bạn.
Miệng không nói lên lời, tôi chỉ nhìn bạn rồi cầm vội lấy bàn tay bạn không để bạn phải ngại trước bao nhiêu ánh mắt xung quanh nhìn vào. Tôi nhớ chứ, ngày xưa chúng tôi vẫn hay đùa nhau đặt biệt hiệu cho bạn là “stupid”, ” Popper Salah của Việt Nam”.
- Sao em lại ở đây, ai đưa em vào chỗ này? Ghìm lòng tôi cố hỏi.
- Mẹ em đưa em vào đây, em không gây nên tội gì cả, bố em chết rồi nên mẹ đưa em vào đây.
- Không lỗi gì tại sao phải ở trong này? Thế bố mẹ đưa em vào đây lâu chưa?
Đầu óc bạn do uống quá nhiều thuốc nên không còn minh mẫn lắm, vừa nói tay vừa run.
- Bố em chết rồi, em nghịch quá, hay đáp que tính ra ngoài cửa rồi mẹ đưa em vào đây.
Cuộc nói chuyện giữa họ khiến nhiều cư dân mạng nghẹn ngào.
Video đang HOT
Tôi khóc như 1 đứa trẻ, lòng cứ quặn lại, xoa đầu bạn, ánh mắt bạn ngây dại làm tôi càng thêm đau. Từ bé đến giờ, dù đi học hay đi bất cứ đâu tôi chưa từng để người ngoài nhìn thấy tôi khóc vì tôi không mấy bộc lộ cảm xúc. Nhưng hôm nay nhìn bạn phải đứng sau song sắt, nơi mà bạn không đáng phải ở đó. Tôi biết bạn không bình thường, nhưng không đến mức phải vào đó nên lòng tôi không kìm được.
- Ở đây em ăn có no không? Có ai bắt nạt em không?
- Em ăn no lắm, không ai bắt nạt em cả, em không sao, anh sao thế ? Đừng khóc, anh còn đi nhảy không? Chỗ cung Thanh Niên mà anh hay dạy em nhảy đấy, cả anh Mạnh còn đi nhảy không?
Tôi cố trả lời: Anh nghỉ tập lâu rồi, Mạnh học trên Hà Nội rồi.
- Em cố gắng trong này ngoan. Anh bảo mẹ em cho em về, rồi anh em mình lại đi nhảy, em nhớ cung Thanh Niên, Nhà Hát Lớn lắm.
- Nhà em ở đâu? Em nhớ số điện thoại mẹ không?
- Chờ em một tí em nhớ,… nhà em ở trong ngõ Phan Bội Châu, mẹ em tên Nga, em quên hết số điện thoại mẹ rồi, người ta cho em uống nhiều thuốc quá nên quên hết rồi. Anh cho em nhiều bánh kẹo nhé, trong đây ăn thịt nhiều sợ lắm.
- Chờ chút nữa là được ăn cơm chả nem rồi em. Nhưng em phải ngoan, phải xếp hàng, rồi anh cho bánh kẹo sau, em ở trong đây em phải ngoan, để được về sớm, rồi anh bảo mẹ cho em về nhé.
- Anh… tên gì nhỉ?, em quên rồi.
- Anh tên Thông, em vừa gọi anh mà.
- Em uống thuốc, em sắp quên hết rồi.
Chàng trai tên Thông không kìm được xúc động khi nói chuyện với bạn cũ.
Không biết nói gì, trong tôi chỉ thấy rất buồn vì người bạn mặc dù hơi ngốc nhưng chúng tôi cũng có khoảng thời gian tập nhảy cùng nhau khá lâu, nắm xôi tôi cho bạn 1 nửa khi đói, chai nước uống chung khi khát…
Câu chuyện kết thúc ở đó, bạn xếp hàng vào ăn bữa cơm từ thiện nhỏ nhưng giúp mọi người và bạn thêm no.
Nhìn bạn ăn một lúc rồi tôi âm thầm ra về, vì nếu tôi tiếp tục ở lại, tôi sợ mình sẽ không thể chia tay bạn bằng những câu chào. Tôi muốn đưa bạn ra khỏi đó, và nếu không thể đưa bạn ra tôi cũng muốn bạn có cuộc sống tốt hơn, đàng hoàng hơn trong đó.”
Một chàng trai tuy ngờ nghệch thế nhưng vẫn không quên được tình bạn, không quên được những kỉ niệm năm nào giờ đây gặp lại bạn cũ trong một hoàn cảnh vô cùng éo le. Anh chàng đó dù tâm trí mơ mơ màng màng với những câu nói ngô nghê nhưng sự chân thật đã chạm đến tim can của mỗi người khi đọc câu chuyện này.
Những bệnh nhân tâm thần sau khung cửa sổ.
Đa phần cộng đồng mạng đã bày tỏ sự xúc động với câu chuyện được chia sẻ trên. Bạn Quỳnh Ngọc tâm sự: “Đọc mà đến nghẹn lòng. Nếu trong đây đúng năm sinh thì chỉ bằng tôi, cái tuổi hoài bão, cái tuổi thực hiện ước mơ, cái tuổi mà sinh viên chuẩn bị ra trường xây dựng sự nghiệp cho bản thân thì phải giam mình trong trại tâm thần. Đọc tới đoạn “Anh tên gì? Em lại quên rồi?” càng nghẹn hơn, dường như tôi nén chặt cảm xúc và chỉ rơi vài giọt nước mắt. Vừa đáng thương lại vừa đáng trách, thương cho cái hoàn cảnh, trách cái gọi là số phận.”
Độc giả Minh Trang cũng có chung cảm xúc: “Đọc mà thấy sống mũi cay cay, đúng là cho dù con người ta có rơi vào trạng thái không ổn định, nhớ nhớ quên quên cười nói vô thức nhưng trong tiềm thức bao giờ một phần kí ức gần gũi nhất cũng vẫn luôn được lưu giữ. Chẳng ai mong gặp lại người bạn của mình tại nơi này, nói dăm câu ba điều chỉ xin ít bánh kẹo, xin được về với mẹ.”
Tuy nhiên cũng có một số cư dân mạng tỏ ra hoài nghi về tính xác thực của câu chuyện này.Saostar đã liên hệ với với Facebook N.T.T, người đăng tải status. Anh cho biết câu chuyện này có thật nhưng anh từ chối cung cấp thêm thông tin.
Theo PLO
Nghẹn lòng cậu bé 15 tuổi gạt nước mắt cầu xin bọn du côn
Tuấn nhìn gánh hàng đã gắn bó mấy chục năm nay của mẹ rồi cậu bỗng òa khóc nức nở. Nghe tiếng khóc đó người ta cảm nhận được sự bất lực, mệt mỏi, đau khổ lẫn biết ơn.
ảnh minh họa
Năm lớp 7 khi bạn bè còn vui vẻ hồn nhiên cắp sách đến trường thì Tuấn ngậm ngùi xin nghỉ học vì nhà cậu quá nghèo. Bố rượu chè cờ bạc suốt ngày đánh đập vợ con đã thế nhà có được bao tiền và vật gì quý giá ông đều bán để nướng vào lô đề và nhậu nhẹt hết.
Tuổi thơ của Tuấn và em gái là 1 tuổi thơ đầy nước mắt và chuyện buồn. Hai anh em cậu chứng kiến cảnh bố đánh mẹ còn nhiều hơn cả bữa cơm hàng ngày. Mẹ cậu - 1 người phụ nữ hiền lành, chăm chỉ giỏi cam chịu. Bao lần Tuấn bảo mẹ hãy bỏ bố đi nhưng bà lắc đầu: "Các con cần có bố, mẹ chịu được mà. Con đừng lo mẹ quen rồi, mẹ không sao đâu". Cái câu &'mẹ quen rồi' khiến trái tim 1 đứa bé như cậu cũng cảm thấy đau nhói.
Năm cậu học lớp 5 thì bố mất do 1 lần say rượu ngã xuống mương nước kể từ đó mẹ con cậu được sống trong yên bình. Với người khác mất bố là cả 1 nỗi đau lớn còn với anh em Tuấn có khi đó lại là 1 sự giải thoát cho số kiếp của cả 4 người.
(Ảnh minh họa)
Từ ngày bố mất, mẹ cậu vẫn ngày ngày gánh xôi ra chợ bán, số tiền kiếm được bà dùng để đong gạo và nuôi con ăn học. Trong mái nhà xiêu vẹo, đêm đêm cả 3 mẹ con quây quần bên mâm cơm đạm bạc nhưng vẫn đầy ắp tiếng cười. Mẹ hay kể cho các cậu nghe về tuổi thơ của mẹ rồi mẹ dặn các con phải cố gắng chăm ngoan học giỏi.
Dù còn nhỏ nhưng anh em Tuấn đã rất tự lập, mẹ đi vắng Tuấn và em ở nhà cùng nhau nấu cơm nhặt rau, lúc nào nghỉ học thì 2 anh em rủ nhau đi nhặt ve chai về bán. Số tiền kiếm được cậu đưa cho mẹ đong gạo, cuộc sống của 3 mẹ con diễn ra khá êm đềm như thế cho đến 1 ngày mẹ cậu bị bệnh nặng đó là căn bệnh ung thư quái ác giai đoạn 2. Sức khỏe bà xuống cấp trầm trọng, Tuấn biết được nên âm thầm xin nghỉ học rồi cậu bảo với mẹ:
- Từ nay con sẽ thay mẹ đi bán xôi, mẹ đừng đi nữa. Con không muốn mẹ yếu hơn, con không muốn mất mẹ đâu.
Ba mẹ con ôm lấy nhau mà khóc. Mỗi sớm cậu dậy sớm phụ mẹ nấu xôi rồi gánh ra vỉa hè đầu phố bán. Nhìn thấy cậu bé lầm lũi đáng thương nên nhiều người mua ủng hộ hơn nữa xôi mẹ cậu ngon nên mọi người ăn xong đều xuýt xoa khen ngợi.
Số tiền mỗi ngày kiếm được Tuấn đưa cho mẹ mua thuốc, đong gạo. Chiều đến không bán xôi thì cậu đi lượm ve chai hoặc đi đánh giày để kiếm tiền nuôi em gái ăn học. Mọi gánh nặng đổ dồn lên vai cậu bé ấy, nhưng chưa 1 lần câu kêu than hay trách móc số phận. Nhiều lần đi qua trường học cậu lại ngậm ngùi nhìn vào đó đầy khao khát. Thấy bạn bè chơi trò chơi trong sân câu bất giác mỉm cười rồi thèm thuồng, ai nhìn vào cũng thấy xót xa vô cùng.
Ngày ngày nhìn mẹ bị cơn đau hành hạ cậu chỉ biết chắp tay cầu nguyện: "Xin ông trời đừng cướp mẹ của con, nếu mất mẹ anh em con sẽ chẳng biết sống sao cả. Con xin người". Cuộc sống của họ cứ trôi qua mỗi ngày như thế, chật vật vất vả và đầy lo sợ.
Rồi 1 hôm trời nắng to, Tuấn gánh hàng đi bán như mỗi ngày. Khi cậu đang nhăn mặt gạt mồ hôi trên trán thì có 1 đám du côn đi đến đòi tiền:
- Thằng kia nộp tiền đây.
- Dạ... tiền gì ạ??
- À thằng nào láo còn dám hỏi tiền gì à?? Bọn tao bảo mày cống tiền thì cứ ngoan ngoãn mà đưa đây.
Đám khách bị đuổi đi hết Tuấn không chịu đưa tiền vì ngày mai mẹ cậu phải đến bệnh viện xạ trị. Thấy cậu ngoan cố đám du côn giật lấy túi tiền rồi phá nát hàng xôi. Lúc đó cậu chỉ biết ôm lấy chân họ khóc lóc cầu xin:
- Xin các chú đừng phá nát hàng xôi của con, con còn phải kiếm tiền chữa bệnh ung thư cho mẹ. Con xin các chú đấy. Ngày mai mẹ con phải đi xạ trị rồi, chú mà phá nát hết mọi thứ gia đình con biết sống sao đây??
Câu nói đó khiến 4 người bặm trợn sững lại, người đầu sỏ lưỡng lự rồi ném túi tiền lại:
- Đi thôi bọn mày.
Họ bỏ đi Tuấn lật đật nhặt nhạnh lại chiếc nồi bị đá méo mó, mọi người xung quanh cũng giúp cậu rồi còn quyên góp tiền động viên. Tuấn nhìn gánh hàng đã gắn bó mấy chục năm nay của mẹ rồi cậu bỗng òa khóc nức nở. Nghe tiếng khóc đó người ta cảm nhận được sự bất lực, mệt mỏi, đau khổ lẫn sự biết ơn. Rồi không biết số phận của 3 mẹ con cậu sẽ đi về đâu, mẹ cậu sẽ rời bỏ anh em cậu lúc nào. Cậu không rõ nữa nhưng thực sự điều đó sẽ rất khủng khiếp và tồi tệ.
Vậy nên các bạn hay biết hài lòng và trân trọng những mình đang có. Vì có thể nhìn lên bạn chưa bằng nhiều người nhưng nhìn xuống thì bạn may mắn và hạnh phúc hơn vạn người đấy. Cuộc sống này còn tồn tại những số phận mảnh đời bất hạnh lắm, vậy nên hay ngừng than vãn và kêu ca.
Theo blogtamsu
Tân hôn xong, vợ để lại tờ 200 ngàn rồi đi biệt tích và cuộc tái ngộ 5 năm sau Sau 5 năm gặp lại vợ tôi mới hiểu vì sao đêm tân hôn hôm đó em lại để lại tờ 200 ngàn rồi bỏ đi biệt tích như thế. Nếu tôi là Linh có lẽ tôi cũng hành động như em rồi. Tôi vào phòng mặc quần áo đi lần vợ thì thấy tờ 200 ngàn và 1 mảnh giấy nhớ để...