Cuộc sống tuổ.i U.80 của nghệ sĩ Mạc Can
Nghệ sĩ Mạc Can chia sẻ ông đã thích nghi với cuộc sống mới ở Trung tâm Dưỡng lão Thị Nghè (Q.Bình Thạnh, TP.HCM).
Dù tuổ.i cao, sức khỏe không tốt nhưng nam nghệ sĩ vẫn giữ tinh thần lạc quan cùng niềm đam mê sáng tác truyện, viết sách.
Nghệ sĩ Mạc Can hiện sống ở Trung tâm Dưỡng lão Thị Nghè. Ảnh: Facebook Trịnh Kim Chi
Hồi tháng 2.2024, nghệ sĩ Mạc Can, Huỳnh Thanh Trà cùng một số nghệ sĩ ở Viện dưỡng lão nghệ sĩ TP.HCM chuyển về nơi ở mới là Trung tâm Dưỡng lão Thị Nghè. Khu dành riêng cho các nghệ sĩ là tòa nhà A6, được đặt tên An dưỡng viên nghệ sĩ TP.HCM. Nơi này được xây dựng khang trang, có nhiều cây xanh rợp bóng mát, không gian yên tĩnh. Mỗi phòng dành cho các nghệ sĩ đều có dán tên, bên trong có giường, tủ đồ, bàn ăn cùng những thiết bị như quạt gió, tivi, xe lăn… phục vụ cho việc sinh hoạt. Các phòng đều có cửa sổ thoáng mát, luôn có ánh sáng.
Khi chúng tôi đến thăm, nghệ sĩ Mạc Can rất phấn khởi, chia sẻ câu chuyện về cuộc sống ở “nhà mới”. Ông cho biết từ khi vào đây, cuộc sống của mình tốt hơn nhiều. Ngoài việc có phòng riêng rộng rãi, thoáng đãng, nam nghệ sĩ còn được chăm lo từ ăn uống đến cả sức khỏe.
Nam nghệ sĩ tự hào trưng bày các tác phẩm, giả.i thưởn.g mà mình được nhận. Ảnh: Facebook Trịnh Kim Chi
Video đang HOT
Ở tuổ.i 79, nghệ sĩ Mạc Can thừa nhận sức khỏe ông không tốt nên khó ngủ, ăn cũng rất ít. Ông cho biết mình bị bệnh khớp, đi lại khó khăn nên chỉ quanh quẩn ở phòng. “Mỗi tối, tôi chỉ ngủ được có chút, rồi lại nằm xem tivi cả đêm. Đến bữa tôi cũng chỉ ăn được một chút cơm, không dám ăn no vì sợ khó tiêu. Cứ khoảng 2 ngày, con gái tôi lại vào thăm, dọn dẹp, chăm sóc. Mỗi khi có ai đến thăm, nói chuyện cùng là tôi mừng lắm”, nam nghệ sĩ tâm sự.
Vì sức khỏe yếu nên hơn 1 năm qua, nghệ sĩ Mạc Can phải dừng toàn bộ hoạt động nghệ thuật song ông vẫn giữ niềm đam mê sáng tác. Nam nghệ sĩ nói bản thân nghĩ ra được nhiều ý tưởng để viết truyện, nhưng vì chưa quen với chiếc máy tính được tặng nên không biết cách mở lên để sáng tác.
Bác Ba Phi của Đất phương Nam bộc bạch: “Tôi quên cách dùng máy tính nên không biết cách nào để gửi tập truyện cho nhà xuất bản. Tôi cũng muốn viết truyện cười để gửi cho các báo. Tôi vẫn còn viết được mà, tôi chỉ bị đau ở chân chứ cái tay không sao hết. Dù ở đây không phải lo cơm áo gạo tiề.n, có chỗ ăn chỗ ngủ nhưng tôi vẫn muốn làm việc, không muốn ở không”.
Hai phó chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM là ông Tôn Thất Cần cùng NSND Trịnh Kim Chi đến thăm nghệ sĩ Mạc Can ở trung tâm dưỡng lão. Ảnh: Facebook Trịnh Kim Chi
Có mặt tại Trung tâm Dưỡng lão Thị Nghè, NSND Trịnh Kim Chi chia sẻ cô rất mừng khi thấy Mạc Can và các nghệ sĩ khác được chăm sóc chu đáo. Cô cho biết các nghệ sĩ sống ở đây không chỉ được lo ăn uống, chăm sóc sức khỏe mà còn được hỗ trợ trong sinh hoạt hằng ngày, từ việc ăn uống đến dọn dẹp phòng ốc.
“Hội Sân khấu cũng như các sở ban ngành đều mong muốn các cô chú có cuộc sống yên bình, đầy đủ, nhất là về y tế để đảm bảo cho sức khỏe của các cô chú”, nữ nghệ sĩ bày tỏ.
Ông Huỳnh Khắc Hiếu – Giám đốc Trung tâm Dưỡng lão Thị Nghè cho biết các nghệ sĩ ở đây đều được nhân viên của trung tâm chăm sóc, hỗ trợ tận tình. Ông Hiếu nói thêm, hằng tháng, các bác sĩ từ bệnh viện sẽ đến kiểm tra sức khỏe cho tất cả mọi người ở trung tâm dưỡng lão. Nếu có vấn đề về sức khỏe, họ sẽ được đưa đi bệnh viện điều trị kịp thời.
“Với những nghệ sĩ lớn tuổ.i, sức khỏe yếu như chú Mạc Can, trung tâm có đội ngũ y tá và nhân viên hỗ trợ 24/24. Ở đây, nếu các cô chú gặp vấn đề gì, chỉ cần bấm chuông là nhân viên sẽ có mặt ngay”, ông Hiếu cho hay.
Nhà văn Mạc Can: "Đừng để một ngày trôi qua vô nghĩa"
Mạc Can - người nghệ sĩ có tâm hồn văn thơ khoe đang trong giai đoạn hoàn thiện 2 truyện ngắn mới "Say nắng" và "Cạn tình"
Từ ngày 27-2, nghệ sĩ, nhà văn Mạc Can đã bắt đầu cuộc sống ở ngôi nhà mới dành cho các nghệ sĩ lão thành tại Trung tâm Dưỡng lão Thị Nghè TP HCM.
Nhà văn Mạc Can giao lưu với các bạn đoàn viên thanh niên trong ngày đầu dọn về Trung tâm Dưỡng lão Thị Nghè
Không bao giờ ngừng suy tư
Trong căn phòng mới của mình, ông đã treo ở cửa sổ bức ảnh quảng bá bộ phim "Cải ơi" dựa theo tác phẩm văn học mà ông đã viết. Ông nói vui, tài sản duy nhất và quý giá nhất của ông hiện nay là cái laptop, nó theo tôi từ nhà cũ sang nhà mới. Bên trong nó là sự sống của tâm hồn ông.
"Không bao giờ để một ngày trôi qua vô nghĩa, đừng bao giờ ngừng suy tư. Đó là hai nguyên tắc sống của tôi. Nên ngày đầu sang nhà mới, tôi đã khai bút bằng cách mở máy làm việc từ 4 giờ sáng, cho tới khi nhân viên của Trung tâm Dưỡng lão Thị Nghè vào đưa một bảng danh sách điểm tâm, nào phở, hủ tiếu, bún chả cá, bánh mì ốp la...Mình thích ăn gì thì chỉ, 10 phút có ngay bữa ăn sáng. Giờ sung sướng lắm, ngày 3 bữa ăn, mệt thì ngủ, và cứ thế dành hết thời gian với cái laptop này" - ông kể giọng khôi hài.
Rồi ông lại miên man nói về 2 truyện ngắn "Say nắng" và "Cạn tình". Ông cho rằng ở mỗi giai đoạn cuộc đời sẽ có những suy nghĩ khác nhau, nếu thiếu kiểm soát có thể dẫn đến sai lầm. Tác phẩm "Say nắng" là câu chuyện phản ánh về góc độ tuổ.i tác, sự rung động của con tim khiến chúng ta có cách nhìn và cách nghĩ khác nhau về tình yêu.
"Mỗi người đều có quan điểm và giải pháp riêng cho cuộc sống nhưng con tim thì hiếm khi "bắt buộc" được nó. Tôi viết "Say nắng" ở lứa tuổ.i này mong người đọc suy ngẫm về việc cần thay đổi góc nhìn để hiểu rõ đối phương và thế giới xung quanh. Tuổ.i già cũng có tình yêu, nó sẽ làm trẻ hóa trái tim mình" - nhà văn bộc bạch.
Nhà văn Mạc Can đang sáng tác tại căn phòng mới ở Trung tâm Dưỡng lão Thị Nghè
Cần có sự khác biệt trong sáng tạo
Nhắc đến sáng tác "Cạn tình", ông cho rằng mình viết để gửi gắm đến người trẻ hôm nay sống phải có trước có sau. Ông quan tâm đến những ngòi bút trẻ gần đây xuất hiện trên văn đàn, tạo luồng gió mới cho văn chương TP HCM. "Tôi rất thích các cuộc thi sáng tác của Báo Người Lao Động như "Lòng tốt quanh ta", "Người thầy thuố.c trong tôi"... Những chủ đề này dung dị, đúng đối tượng của tờ báo" - ông tấm tắc khen.
Ông trải lòng, bây giờ công nghệ phát tiết quá "đỉnh", chỉ cần "chạm" nhẹ là có tất cả. Nhưng gì thì gì cũng đừng "cạn tình" với quá khứ, dù nó cũ kỹ nhưng là truyền thống. Chỉ nên đổi mới để nó phục vụ cho đời sống, cần giữ lại những gì đáng giữ, đó là tình cảm.
Để không bị cho là lạc hậu, ông luôn tư duy tiếp cận cái mới nhất, tiến bộ nhất. Luôn suy tư tìm cách viết để có sự khác biệt, những điều mà người khác không chú ý hoặc chưa chú ý ông sẽ tìm cách khai thác nó, biến thành con chữ trong sáng tác của mình.
"Bây giờ ở tuổ.i này mà nói vẫn cần phải tăng cường học tập và rèn luyện bản thân, nghe có vẻ hơi "quá". Nhưng với tôi đó là sự thật. Nè nhé, hổm nay dọn về nơi ở mới, nhiều nghệ sĩ vô thăm, tôi đã trò chuyện với họ và thấy ai cũng tất bật với những công việc hết sức ý nghĩa. Nào là chị Kim Cương đang lo chạy chỗ tiếp nhận hàng gia công cho các cháu là học viên Trung tâm Dạy nghề tr.ẻ e.m khuyết tật; chị Mỹ Chi đang lo cho một nhóm bạn diễn viên trẻ làm vở hài mà chị cố vấn; chị Phượng Loan thì lo vun vén cho hoạt động của chùa và Nghĩa trang Nghệ sĩ ở Gò Vấp... Đây là tăng cường học tập và rèn luyện bản thân chứ còn gì nữa. Mỗi người một việc, đều là những công việc góp phần truyền năng lượng tích cực cho cuộc sống" - nhà văn Mạc Can chia sẻ.
Nhà văn Mạc Can cho biết 1, 2 ngày nữa sẽ gửi bản thảo truyện ngắn "Say nắng" và "Cạn tình" đến nhà xuất bản. Ông nói đã hứa với lòng rằng phải luôn say mê công việc và tận tâm với công việc vì có như vậy làm việc mới có hiệu quả!
Con gái xúc động đưa nghệ sĩ Mạc Can vào Trung tâm dưỡng lão Ngày đầu chuyển sang nơi ở mới - Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè (quận Bình Thạnh, TPHCM), một số nghệ sĩ mất ngủ vì lạ chỗ, song họ thấy vui vì không khí nơi đây thoáng đãng, điều kiện y tế tốt. Sáng 27/2, các nghệ sĩ lão thành gồm Diệu Hiền, Ngọc Đáng, Ngọc Bê (Lê Thị Tâm), Lam Sơn, công...