Cuộc sống tuổi 80 của thiếu tá tình báo 6 lần bị cưa chân
Thiếu tá Nguyễn Văn Thương (80 tuổi) là tình báo trong cuộc chiến chống Mỹ, từng bị đối phương cưa chân đến 6 lần để ép lấy lời khai.
Thiếu tá Nguyễn Văn Thương (80 tuổi, quê Tây Ninh) vốn là một sĩ quân tình báo của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Năm 1961, ông được chuyển về đơn vị trinh sát và làm bảo vệ cho ông Võ Văn Kiệt sau đó chuyển sang sang hoạt động trong ngành tình báo.
Sau 42 năm kể từ ngày thống nhất đất nước, ông có một cuộc sống bình yên trong căn nhà trên đường Bình Lợi (quận Bình Thạnh, TP HCM).
Kể về quãng thời gian làm tình báo, ông nói: “Tôi nhớ năm 1969, khi mang tài liệu từ Sài Gòn ra vùng căn cứ thì bị phát hiện nhưng tôi đã kịp cất giấu tài liệu kỹ trước khi bị bắt. Đối phương nhiều lần mua chuộc bằng đôla, biệt thự, xe hơi và gái đẹp mà không tôi kiên quyết không khai”.
Sau hơn 3 tháng mua chuộc không thành, quân đội Mỹ đã mang ông ra tra tấn bằng việc bẻ các ngón, đập nát hai bàn chân ông và 6 lần cưa các đoạn chân đến quá đầu gối.
Cả thời trai trẻ của ông là những tháng ngày hoạt động cách mạng, bị tra tấn, giam cầm trong nhà lao Phú Quốc. Mãi đến khi hiệp định Paris được ký năm 1973 thì ông mới được tha tù, trở về đoàn tụ với gia đình.
Đất nước thống nhất, ông sống bình yên bên vợ và hai người con. Khi con cái lập gia đình, tuổi già của cựu tình báo là những tháng ngày bên vợ, bà Trần Thị Em (80 tuổi).
Video đang HOT
Bà Em cũng là một nữ chiến sĩ cách mạng. Ở tuổi bát tuần, bà vẫn minh mẫn, ngày ngày chăm sóc gia đình, đảm đương việc nội trợ…
“Cuộc chiến kết thúc, cơ thể không lành lặn khiến việc sinh hoạt của ông ấy gặp nhiều khó khăn nhất là đi lại. Tuy nhiên, nhờ có tôi luôn ở bên săn sóc cũng như ý chí của người lính mà ông đã vượt qua tất cả để sống mạnh khỏe”, bà Em tâm sự.
Cựu thiếu tá tình báo từng có thời gian đi chân giả. “Nhưng chân tôi bị cưa gần hết nên bất tiện, tôi bỏ cả gần 30 năm nay rồi. Lúc rảnh thì tôi xem phim, đọc báo hoặc ra cửa ngồi vậy thôi. Giờ chỉ quanh quẩn ở nhà nên khi nào có bạn đến chơi là tôi vui lắm”, ông chia sẻ.
Trước kia, ông hay đi sinh hoạt cựu chiến binh, nhận lời đi giao lưu cũng như viết hồi ký. Tuy nhiên, ở tuổi 80, những di chứng của chiến tranh khiến sức khỏe ông đi xuống, ít đi xa nhà.
Cuộc sống thường ngày của ông diễn ra nhẹ nhàng, hầu hết các việc trong nhà ông vẫn tự mình lo liệu được. Sáng và chiều, ông hay cùng vợ với cháu nội đi dạo gần nhà.
Quỳnh Trần
Theo VNE
Cuộc sống tuổi 90 của đại tá tình báo ở Sài Gòn
Ông Nguyễn Văn Tàu là Chính ủy Lữ đoàn 316 đặc công biệt động, đơn vị tấn cống cầu Rạch Chiếc trong Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.
Đại tá Nguyễn Văn Tàu (90 tuổi, quê Bà Rịa - Vũng Tàu), bí danh Tư Cang, vốn là một sĩ quan tình báo của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông nguyên là cụm trưởng cụm tình báo H.63 mà Phạm Xuân Ẩn là một điệp viên chủ lực của cụm.
Sau 42 năm kể từ ngày thống nhất đất nước ông có một cuộc sống bình yên trong căn nhà trên đường Xo Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh).
"Tôi tham gia cách mạng từ lúc17 tuổi. Năm 1954, tôi tập kết ra Bắc, đổi tên là Trần Văn Quang. 5 năm sau, tôi quay lại hoạt động tại chiến trường miền Nam. Khi cụm tình báo H.63 ra đời, anh Phạm Xuân Ẩn là điệp viên chính, nằm trong lòng địch, còn tôi được giao nhiệm vụ chỉ huy cả cụm cho đến ngày thống nhất 1975 mới thôi", đại tá Tư Cang nhớ lại.
Ông còn là Chính ủy Lữ đoàn 316 đặc công biệt động, đơn vị tấn cống cầu Rạch Chiếc trong Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Nhớ về ngày 30/4/1975, ông bồi hồi: "Sáng hôm ấy, tôi ở Hóc Môn có nhiệm vụ dẫn các cánh quân vào trung tâm Sài Gòn. Đến chiều tối, khi xong nhiệm vụ, tôi liền chạy xe jeep ngay về Thị Nghè để gặp vợ sau nhiều năm xa cách".
Những năm tháng kháng chiến, với đặc thù tình báo nên ông khó gặp được người vợ Trần Ngọc Ánh (sinh năm 1929). Sau ngày thống nhất, hai vợ chồng ông sống hạnh phúc bên nhau. "Thời chiến, chúng tôi gặp nhau rất hạn chế dù ở cùng Sài Gòn. Bà ấy chấp nhận cuộc sống một mình nuôi con, mỏi mòn ở vậy chờ ông gần 30 năm", đại tá nói về người vợ.
Suốt hơn 40 năm qua, hai vợ chồng ông Tư Cang sống yên bình bên nhau. Ở tuồi bát tuần, bà Ánh vẫn minh mẫn, ngày ngày chăm sóc gia đình, đảm đương việc nội trợ... Hai vợ chồng ông có một con gái cũng đã ngoài 60 tuổi.
Những năm tháng kháng chiến gian khổ đã đi qua, lúc hoài niệm, ông lại lấy kỷ vật thời chiến ra ngắm nghía. "Tôi quý nhất là chiếc súng ngắn ổ quay mà tịch thu được của lính Mỹ ở Củ Chi năm 1966. Hồi còn ở Bắc, đi thi bắn súng thì tôi chỉ đứng sau 3 kiện tướng bắn súng lúc bấy giờ là Trần Oanh, Trần Minh, Hồ Xuân Kỷ", ông khoe chiến tích.
90 tuổi nhưng ông Tàu vẫn minh mẫn, sức khỏe ổn định. Mỗi ngày ông đều dành thời gian để sáng tác truyện, viết sách, ghi nhật ký... "Sách truyện tôi viết chủ yếu về thời chiến vinh quang và khốc liệt mình từng trải qua. Nhưng giờ già rồi, tôi thường viết truyện ngắn đăng báo là chính thôi", ông nói.
Ít ai biết ông từng là một phóng viên và là nhà văn với nhiều tác phẩm chiến trường. Từ thời trẻ, ông học đủ thứ như chụp ảnh, lái xe, viết văn, giỏi cả tiếng Anh lẫn tiếng Pháp để phục vụ nghề tình báo. Khi về già, mỗi ngày, ông đều dành nhiều thơi gian để đọc báo, đọc sách.
Niềm vui của cựu tình báo là cho lũ chim ăn, ngắm và nghe chúng hót.
Ông còn thích thú chăm sóc cây kiểng mỗi ngày trong vườn nhà. Ông bảo, có những cây có tuồi đời gần nửa thế kỷ vẫn sống tốt dưới bàn tay chăm bón của mình.
Cuộc sống thường ngày của ông diễn ra nhẹ nhàng, hầu hết các việc trong nhà ông vẫn tự mình lo liệu được. Hai vợ chồng ông nuôi vài con chó bầu bạn khi tuổi về già.
Những dịp kỷ niệm các ngày chiến thắng, ngoài gặp gỡ đồng đội xưa, ông vẫn thường nhận lời mời đi giao lưu và trò chuyện về cuộc đời kháng chiến, sự nghiệp tình báo và những tác phẩm của mình với mọi người.
Quỳnh Trần
Theo VNE
Nguyễn Thị Mỹ Nhung Nữ điệp báo siêu hạng dưới vỏ bọc tiểu thư Trong con mắt của những nhân viên cùng phòng và người dân, tiểu thư Mỹ Nhung đi làm chỉ để kiếm chồng Mỹ và khoe sắc, khoe của. Với vỏ bọc hoàn hảo như vậy, nữ điệp báo đã lấy được rất nhiều nguồn tài liệu tối mật từ cơ quan tình báo Hoa Kỳ, góp phần không nhỏ vào thành tích chung...