Cuộc sống trong khu cách ly Gò Vấp, cô bán hàng quàng 2 khẩu trang
Người dân quận Gò Vấp, TP.HCM dần quen với nhịp sống bình lặng khi bước sang ngày thứ 10 cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 để phòng dịch Covid-19.
Hôm nay (9/6), toàn quận Gò Vấp bước sang ngày thứ 10 cách ly xã hội; trong đó, có 40 điểm phong tỏa nằm trên 14/16 phường.
Hơn 600.000 người dân đã dần thích nghi được với cuộc sống thời giãn cách, để cùng chung tay đẩy lùi bệnh dịch.
Tính đến ngày 8/6, quận Gò Vấp ghi nhận hơn 90 ca Covid-19. Trong đó, liên quan chùm lây nhiễm nhóm truyền giáo Phục Hưng là 88, quán bánh canh O Thanh là 2.
Tổng số người được cách ly tập trung (F1) tại Trung tâm Y tế quận là 113, chuyển đi TP là 304 trường hợp.
Sau 10 ngày thực hiện cách ly theo Chỉ thị 16, quận Gò Vấp khá vắng lặng. Người dân ra đường mang khẩu trang, giữ khoảng cách để phòng dịch Covid-19
Những nơi ít có ca nhiễm được buôn bán bình thường nhưng phải đảm bảo phòng dịch Covid-19
Có 7 chợ và 7 siêu thị được hoạt động để phục các mặt hàng nhu yếu phẩm hằng ngày cho người dân
Chị Nguyễn Thị Hồng, buôn bán tạp hóa trong chợ phường 17, Gò Vấp cho biết sức mua người dân giảm đi một nửa đến 1/3 ngày thường vì người dân sợ dịch không dám đến mua. Bản thân chị cũng đeo 2 chiếc khẩu trang, phải đợi đến khi giữa trưa, vắng khách mới dám rửa tay ăn uống vì cũng sợ dịch lây đến mình.
Những cửa hàng không thiết yếu được lệnh đóng cửa để phòng dịch Covid-19
Nhiều cửa hàng ế ẩm trong khu giãn cách, phong toả
Các hàng quán chỉ bán mang về
Lực lượng chức năng túc trực bên con hẻm buộc phải phong tỏa trên đường Phạm Ngũ Lão, quận Gò Vấp
Bà Ngọc Châu, 70 tuổi cho biết, nhà ngay đường Quang Trung, quận Gò Vấp, tranh thủ dắt chó đi tới lui trước nhà. Bà cho biết, từ hôm dịch đến giờ chỉ có ăn ở nhà vì hàng quán xung quanh bán ế nên cũng dẹp hết, mà có bán người dân cũng sợ dịch không dám ăn. Bà cũng chỉ dám loanh quanh trước nhà không dám đi đâu vì sợ dịch.
Người dân luôn mang khẩu trang khi ra đường
Phương tiện lưu thông bình thường trong quận Gò Vấp
Người dân đạp xe qua các con đường ở quận Gò Vấp
Nhiều hàng quán tranh thủ những ngày giãn cách để sửa chữa chờ ngày hết dịch có thể buôn bán tiếp
Những rào chắn không cho phép người dân trong quận Gò Vấp ra ngoài và ngược lại
Nhiều điểm vẫn còn trong khu phong toả
Người dân ra vào Gò Vấp phải khai báo y tế qua những chốt kiểm dịch
Theo báo cáo, quận đang giám sát chặt chẽ các trường hợp F2. Trung tâm Y tế đang cách ly theo dõi 444 trường hợp (71 trường hợp đã chuyển đi cách ly tại khách sạn; 373 trường hợp chuyển các khu cách ly tập trung khác; 23 trường hợp đang chờ đi cách ly tập trung), các phường đang tiếp tục cập nhật F2.
Hiện có hơn 230.000 người được lấy mẫu xét nghiệm, trong đó 25.970 có kết quả âm tính, 90 ca có xét nghiệm dương tính.
Để tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, hạn chế lây nhiễm cộng đồng, quận đã khẩn trương thành lập khu cách ly tập trung 2 tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận (số lượng 100 giường).
Bên cạnh đó, quận tổ chức lấy mẫu xét nghiệm cho gần 2.000 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang cư ngụ trên địa bàn quận Gò Vấp đang công tác ngoài quận có tính chất quan trọng, đặc thù không thể làm việc tại nhà; đồng thời, tăng cường tuyên truyền, triển khai thực hiện việc khai báo y tế điện tử hàng ngày.
Sau những ngày cách ly ban đầu còn lúng túng, đến nay các chốt chặn ra vào quận đã đi vào ổn định. Công tác kiểm soát dịch bệnh, lượng phương tiện giao thông giảm.
Tuy nhiên, tình trạng người dân và các phương tiện giao thông đường bộ ra, vào địa bàn quận vào giờ cao điểm còn đông, gây nhiều khó khăn cho lực lượng kiểm soát, đôi khi làm ùn ứ giao thông, không đảm bảo cho việc giãn cách tối thiểu 2m.
Hiện ngoài 12 chốt kiểm soát phòng dịch tại các cửa ngõ chính ra vào, quận kết hợp với các quận giáp danh lập 16 chốt để kiểm soát các hẻm nhỏ.
Quận cũng đã phối hợp cùng Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông triển khai phần mềm khai báo y tế điện tử và tổ chức việc kiểm tra khai báo y tế của người dân ra, vào quận Gò Vấp tại các chốt kiểm soát.
'Biệt đội áo hồng' đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà trao quà ở Gò Vấp
Sáng 7.6, hơn 6 tấn quà quê chở từ Vĩnh Long lên TP.HCM được anh Nguyễn Trí Ngân (23 tuổi) và các thành viên trong nhóm Điều Ước Ban Mai trao tận tay những người có hoàn cảnh khó khăn đang cách ly ở Q.Gò Vấp.
Mỗi lần trao, họ không quên hỏi thăm sức khỏe, cuộc sống mùa dịch Covid-19 mà còn kèm theo một câu nói ấm lòng: "Cô chú giữ sức khỏe nhen. Tụi con cảm ơn cô chú vì đã nhận những phần quà này" . ẢNH: CAO AN BIÊN
Chiều 6.6, chiếc xe tải chở hơn 2 tấn gạo và 4 tấn khoai cùng nhiều nhu yếu phẩm từ Vĩnh Long đã đến Q.Gò Vấp. Anh Ngân cùng các thành viên trong nhóm đã làm việc hết công suất để phân thành từng phần chuẩn bị trao cho bà con.
Sáng sớm, ngôi nhà và cũng là điểm tập kết hàng hóa của nhóm trên đường Nguyễn Văn Lượng (P.17, Q.Gò Vấp) rực rỡ khác thường bởi sắc áo hồng của 12 thành viên. Họ ăn vội bữa sáng, chia nhau thành từng nhóm nhỏ "đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà" trao những món quà "góp gạo thổi cơm" cho những người khó khăn ở khắp nơi trong quận.
Sau cách ly, là ban mai...
Trước khi bắt đầu tỏa khắp các ngả đường trong khu vực phong tỏa để trao quà, anh Ngân dặn dò các thành viên trong nhóm: "Tụi mình đang ở nơi phong tỏa với tình hình dịch Covid-19 phức tạp, khi làm việc chúng ta phải hết sức cẩn thận, phải tuân thủ đúng các quy tắc phòng dịch vì lỡ nếu có chuyện gì, tụi mình khó mà ăn nói với mọi người".
Từ sáng sớm, các thành viên của nhóm đã họp bàn, phân công công việc với nhau . ẢNH: CAO AN BIÊN
Hơn 9 giờ sáng, hàng hóa được vận chuyển từng đợt ra xe, "biệt đội áo hồng" chia thành 3 nhóm để phân phát hàng hóa. Mỗi phần quà được trao cho một hộ gia đình khó khăn bao gồm 5 kg gạo, 5 kg khoai lang, 1 thùng mì gói, 20 quả trứng, 10 hộp cá và rau củ quả...
Đặc biệt ở mỗi thùng mì, nhóm dán lên một thông điệp mà ai đọc cũng thấy ấm lòng: "Xin cho phép Điều Ước Ban Mai gửi đến quý gia đình một chút tấm lòng để chia sẻ bớt nỗi lo cuộc sống đợt giãn cách chống dịch. Chúc gia đình sức khỏe, bình an để chúng ta cùng vượt qua mùa dịch nhé. Sau cách ly, ban mai lại ửng hồng".
Những phần quà lần lượt được chất lên xe ba gác . ẢNH: CAO AN BIÊN
Các thành viên ai cũng kít mít khẩu trang . ẢNH: CAO AN BIÊN
Theo lời anh Ngân, thông điệp này thể hiện rõ tình cảm của các thành viên trong nhóm dành cho những người nhận được phần quà cũng như người dân Q.Gò Vấp.
"Tụi mình đi trao bằng tất cả tấm lòng, do đó mình mong muốn những món quà này có thể giúp được đúng người để họ vượt qua được thời điểm ngặt nghèo. Tuy nhiên, mình cố gắng để nó đến tay họ một cách tình cảm nhất, chứ không phải là mối quan hệ xin - cho", anh bộc bạch.
Từng phần nhu yếu phẩm được nhóm chở bằng xe tải hoặc xe ba gác, tuy nhiên đa phần những hộ dân được phát quà đều ở trong hẻm nhỏ. Vậy là cách thành viên lấy xe máy chở quà đến tận nơi để trao. Mỗi lần trao, họ không quên hỏi thăm sức khỏe, cuộc sống mùa dịch Covid-19 mà còn kèm theo một câu nói ấm lòng: "Cô chú giữ sức khỏe nhen. Tụi con cảm ơn cô chú vì đã nhận những phần quà này".
Mỗi phần quà được trao cho một hộ gia đình khó khăn bao gồm 5 kg gạo, 5 kg khoai lang, 1 thùng mì gói, 20 quả trứng, 10 hộp cá và rau củ quả . ẢNH: CAO AN BIÊN
Anh Nguyễn Vũ Hoài Nam (27 tuổi, ngụ Q.Gò Vấp) cầm không xuể một phần quà của nhóm . ẢNH: CAO AN BIÊN
Để việc trao quà đến đúng tay người nhận, nhóm đã chủ động liên hệ với chính quyền địa phương cũng như đi tiền trạm để khảo sát. Chị Phạm Thị Kim Thành (Hội trưởng Hội chữ thập đỏ KP.1, P.17, Q,Gò Vấp) là người đã dẫn các thành viên trong nhóm đi đến những hoàn cảnh khó khăn cần được giúp đỡ tại phường này. Đi đến nhà nào, chị cũng giới thiệu rõ về hoàn cảnh và những khó khăn mà họ gặp phải.
"Tôi thấy việc làm của nhóm này rất ý nghĩa nên hỗ trợ hết mình trong khả năng. Họ là những người còn rất trẻ nhưng nhiệt huyết và có trách nhiệm với cộng đồng. Hôm qua các bạn này chở hàng lên, tôi và những người gần đó còn nấu đồ ăn để đãi họ nữa", chị cười tâm sự.
Những nụ cười sau lớp khẩu trang
Chị Phan Võ Kim Châu (29 tuổi, ngụ Q.11) là thành viên của Điều Ước Ban Mai tâm sự rằng, trong chương trình lần này họ không chỉ trao quà mà còn là trao nụ cười, trao động lực và nhận về niềm hạnh phúc.
"Sáng giờ tôi cùng nhóm đi khắp nơi, từ P.15, P.16, P.10, P.11... và chứng kiến được nhiều hoàn cảnh khó khăn. Có những người già sống neo đơn một mình không làm gì ra tiền, nhất là trong lúc dịch như thế này nên mình thấy tội lắm. Phần quà của tụi mình thì không có bao nhiêu, lúc đó mình chỉ muốn là có thể cho họ nhiều hơn thôi", chị Châu chia sẻ.
Chị Phạm Thị Kim Thành (trái) dẫn các thành viên trong nhóm đi đến những hoàn cảnh khó khăn cần được giúp đỡ . ẢNH: CAO AN BIÊN
Thông điệp được dán ở từng thùng mì khiến ai đọc cũng thấy ấm lòng . ẢNH: CAO AN BIÊN
Theo anh Ngân, khó khăn trong việc trao quà là việc xe ba gác không thể vào những con hẻm nhỏ, các thành viên phải chia quà ra xe máy để chở vào . ẢNH: CAO AN BIÊN
Những nụ cười hạnh phúc sau lớp khẩu trang là động lực để các thành viên của "Điều ước ban mai" tiếp tục công việc của mình . ẢNH: CAO AN BIÊN
Anh Nguyễn Vũ Hoài Nam (27 tuổi, ngụ Q.Gò Vấp) là một trong những gia đình nhận được sự hỗ trợ của nhóm. Cầm phần quà trên tay, anh không giấu được niềm vui. Anh Nam cho biết nhà mình thuộc diện khó khăn của P.17, nhà chỉ có 3 người mà ai cũng bệnh tật. Trong đó, bà anh thì khó khăn trong việc nghe nói, em trai thì thần trí không bình thường nên chỉ có anh là trụ cột gia đình.
"Mùa dịch, tôi không làm được gì nên gia đình lâm vào cảnh túng thiếu. Nhận được những món quà này là quý lắm vì nó giúp tôi trụ được thêm nhiều ngày nữa. Thực sự tôi thấy vui và biết ơn các anh chị", anh xúc động chia sẻ.
Nhóm gõ cửa nhà bà Nguyễn Thị Lý (61 tuổi), vừa nghe có người đến trao quà bà lật đật chạy ra, đôi mắt ánh lên niềm vui. Nhà bà Lý có 3 người, ai cũng có tuổi, ốm yếu và không có khả năng lao động.
Trưa 7/6: Thêm 92 ca Covid-19 lây nhiễm trong nước tại TP.HCM, Hà Nội và 3 tỉnh khác
"Tôi thuộc diện hộ nghèo của phường, mẹ tôi thì hơn 90 tuổi rồi không có khả năng lao động, tôi thì ở nhà chăm sóc bà. Bà chị tôi cũng bị bệnh ung thư nặng lắm, hằng ngày đi bán vé số, mà dịch vậy nên không có buôn bán được gì nên cứ nằm ở nhà chờ cho qua dịch vậy thôi", bà Lý tâm sự.
Nhận được phần quà của nhóm anh Ngân, bà rất vui. Bà nói đây là sự hỗ trợ kịp thời vì trước đó, số tiền còn lại trong nhà cũng chỉ mua được vài ký gạo dự trữ và cũng sắp hết. Bà mong dịch bệnh sớm qua đi để cuộc sống trở lại bình thường và không ai còn phải lao đao vì Covid-19.
Giữa trưa nắng cháy da cháy thịt, "biệt đội áo hồng" vẫn nhễ nhại mồ hôi rong ruổi trên những con đường Gò Vấp để trao yêu thương và nhận về những nụ cười. Họ quyết tâm sẽ tiếp tục công việc của mình đến khi không còn quà trao nữa thì thôi.
Dịch bệnh Covid-19 đã lây lan 21/22 quận huyện, thành phố ở TP.HCM Sau hơn 1 tuần thực hiện biện pháp giãn cách xã hội chống Covid-19 thì số ca bệnh phát hiện hằng ngày của TP.HCM có dấu hiệu giảm dần. Nếu như lúc cao điểm ghi nhận 70 ca bệnh/ngày thì nay chỉ còn 20 - 25 ca trong cộng đồng, còn lại là phát hiện trong khu cách ly hoặc là khu phong...