Cuộc sống trở lại ở Italy
Với người dân Italy, việc quay lại các quán bar nhâm nhi đồ uống, trò truyện với nhau là một điều “thật tuyệt vời” trong đại dịch.
Tiếng leng keng quen thuộc của những chiếc cốc sứ va vào nhau, tiếng nói chuyện rôm rả đã quay trở lại ở những quán cà phê trên hầu khắp đất nước hình chiếc ủng vào đầu tháng 2, sau khi chính phủ nới lỏng lệnh phong tỏa.
Một nhân viên rót rượu vang phục vụ khách tại một nhà hàng sau khi lệnh hạn chế tại vùng Lazio, Rome, Italy được nới lỏng vào 1/2.
Hiện tại, hai phần ba Italy được công nhận chuyển từ vùng đỏ sang vùng màu vàng – tượng trưng cho khu vực ít rủi ro về dịch bệnh. Nhờ đó, các nhà hàng, quán bar trong những khu vực này được phép đón khách trở lại, thay vì chỉ bán đồ trong ly nhựa cho khách mang đi.
Tiziana Baldo, một cư dân Rome, vừa nhận một ly đồ uống từ bartender vừa nói: “Chúng tôi cảm thấy như không còn sức sống nếu thiếu những quầy bar. Thật tuyệt vời khi có thể đến đây và trò chuyện với mọi người sau quầy bar, họ khiến chúng tôi cảm thấy mình tràn đầy sức sống mỗi buổi sáng trước khi đi làm”.
Leonardo Angelini, một thực khách khác, hạnh phúc vì những đống rác thải nhựa sẽ được giảm thiểu khi khách có thể uống cà phê ngay tại quán.
Những điểm tham quan du lịch đón khách trở lại gồm Đấu trường La Mã, nơi đóng cửa suốt hai tháng và Bảo tàng Vatican, đóng cửa 3 tháng. Nhiều khách du lịch ghé thăm cho biết họ có cảm giác hồi hộp bất thường.
Video đang HOT
Benoit Duplais, du khách Bỉ, rất vui vì đây là lần đầu tiên có điều gì đó tích cực xảy ra trong Covid-19. “Tôi đến Vatican và ngắm nhìn nhà nguyện Sistine một mình. Điều này thật tuyệt vời”, anh nói.
Ngành du lịch là huyết mạch của nền kinh tế Rome. Nhiều người hy vọng việc nới lỏng các hạn chế là tia hy vọng cho tương lai. “Chúng tôi luôn hy vọng và đang chờ đợi khách du lịch quay trở lại. Nhưng hiện tại, suy nghĩ này là điều không tưởng”, chủ quán bar Giuseppe Unico nói.
Italy là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề trong đợi đại dịch đầu tiên, có số người chết do Covid-19 cao thứ hai châu Âu, sau Anh. Nhưng số ca mắc và tử vong đã giảm.
Trong khi phần lớn châu Âu vẫn trong tình trạng cấm cửa nghiêm ngặt, các quán bar, nhà hàng ở Italy bắt đầu phục vụ khách đặt bàn và tại quầy cho đến 18h. Sau đó, họ nghiêm chỉnh chấp hành lệnh giới nghiêm để phòng ngừa dịch bệnh, từ 22h đến 5h.
Bộ Y tế Italy đã đồng ý nới lỏng các hạn chế ở 15 trên 20 khu vực toàn quốc khi các ca nhiễm liên tục giảm. Vào dịp năm mới và Giáng sinh, người dân trên cả nước đã trải qua một kỳ nghỉ lễ dài và buồn tẻ ở nhà để phòng tránh dịch bệnh.
Những ngôi làng nằm bên vách đá
Một số ngôi làng trên thế giới nằm sát vách đá cao, mang vẻ đẹp hoang sơ tựa chốn cổ tích. Khung cảnh bình yên của các điểm đến này chinh phục du khách khắp nơi.
Làng Tề Vân Sơn (Trung Quốc) : Làng Tề Vân Sơn được xây dựng trên vách núi cao 43 m nằm phía đông tỉnh An Huy. Trong đó, phố Nguyệt Hoa nổi tiếng nhất, được mệnh danh là phố thiên đường bởi khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, tuyệt đẹp. Những ngôi nhà ở đây được xây dựng khá đơn giản theo phong cách người dân tộc Hồi.
Nơi đây có khoảng 30 hộ gia đình sinh sống, hầu hết làm dịch vụ du lịch. Người dân địa phương khuyến khích du khách ở lại qua đêm, ngắm cảnh trăng lên buổi tối, đắm chìm trong lớp sương mù vào sáng sớm, tận hưởng bầu không khí bình yên ở làng.
Al Hajjarah (Yemen): Thị trấn nhỏ Al Hajjarah chinh phục du khách bởi vẻ đẹp pha trộn nét cổ kính và hiện đại. Những ngôi nhà màu nâu, mái bằng nằm cheo leo trên vách núi cao 1.850 m so với mực nước biển. Điểm đến cách thủ đô Sana'a khoảng 40 km về phía Tây, là quê hương của 2.000 người.
Các công trình ở đây đều được xây bằng đá từ thế kỷ 16, sắp xếp từ thấp đến cao tạo tổng thể đẹp mắt. Mỗi ngôi nhà lại có nhiều cửa sổ hướng xuống thung lũng, nơi du khách dễ dàng chiêm ngưỡng khung cảnh ngoạn mục. Đến đây, bạn đừng quên thưởng thức mocha, món cà phê đặc trưng của Yemen.
Manarola (Italy) : Manarola, nằm trên đỉnh một vách đá lớn nhìn xuống Địa Trung Hải, là ngôi làng nổi tiếng với nghề sản xuất rượu vang từ thời La Mã. Nơi đây mang sắc màu sặc sỡ đẹp như tranh vẽ.
Đến đây, du khách dễ lạc bước với những con đường nhỏ, hẹp, ngoằn ngoèo tựa mê cung.
Piodao (Bồ Đào Nha): Dưới chân dãy núi Serra do Acor, giữa những đồng cỏ và suối nước là ngôi làng đơn sơ và mộc mạc tên Piodao. Đây là kiểu làng điển hình ở Bồ Đào Nha vào những năm 80 của thế kỷ 20. Du khách đến làng có thể dễ dàng hình dung văn hóa và kiến trúc của đất nước này.
Ngôi làng khoác lên màu nâu cổ điển do các căn nhà được xây dựng từ nguyên liệu có sẵn trong vùng như tường bằng đá, cửa sổ, cửa chính bằng gỗ truyền thống...
Bonifacio (Pháp): Thị trấn cổ có lịch sử lâu đời và kiến trúc tuyệt đẹp này nằm ở Bonifacio, đảo Corsica, Pháp. Nơi đây được xây dựng bên một vách đá vôi cao 60 m, bên dưới là đại dương. Nước biển bào mòn khoét sâu vào bên trong trong nhiều năm khiến những tòa nhà trông có vẻ như sắp nhô ra khỏi vách đá.
Cách tốt nhất để du khách tiếp cận những ngôi nhà cao 6-7 tầng mang vẻ đẹp kiến trúc thời Trung cổ là đi bằng thuyền.
Các thành phố có quy hoạch độc đáo nhìn từ trên cao Nếu lối quy hoạch của Barcelona (Tây Ban Nha) khiến thành phố trông như bàn cờ thì Siena (Italy) lại chinh phục du khách bởi cách bố trí các dãy nhà như tác phẩm nghệ thuật. Barcelona (Tây Ban Nha): Nhìn từ trên cao, Barcelona trông như một bàn cờ khổng lồ, với những khối nhà tạo thành hình bát giác nằm đối...