Cuộc sống trên các ‘Long cung’ tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc
Một báo cáo mới của Đại học Hải chiến Mỹ đã hé lộ rõ hơn về cuộc sống của thủy thủ Trung Quốc trên các tàu ngầm.
Thủy thủ Trung Quốc từ lâu đã gọi các tàu ngầm của nước này là “ Long cung”.
Một tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc. Ảnh: Xinhua
Trong thần thoại Trung Quốc, Long Vương là vua của các loài rồng biển và sống trong cung điện dưới nước được gọi là Long cung. Tuy nhiên, cuộc sống của các thủy thủ trên tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc lại không được nguy nga lộng lẫy như Long cung.
Video đang HOT
Theo Viện nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc thuộc Đại học Hải chiến Mỹ, thủy thủ làm việc trên tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc thường gặp một số vấn đề sức khỏe nhất định. Ví dụ, nhiều cuộc khảo sát trong hai thập niên qua phát hiện các thủy thủ trên tàu ngầm Trung Quốc thường mắc một số căn bệnh, bao gồm loét miệng và đau lưng.
Vào năm 2018, các nhà nghiên cứu từ một số viện và bệnh viện Hải quân Trung Quốc đã khảo sát tại một căn cứ tàu ngầm và phát hiện ra rằng thủy thủ thường dễ bị đau lưng dưới do không gian làm việc hạn chế, dành nhiều giờ ở tư thế cố định. Kết quả cho thấy 33,81% trường hợp đau lưng dưới xảy ra ở sĩ quan và quân nhân.
Bên cạnh đó, thủy thủ còn bị ảnh hưởng về mặt tâm lý do tiếng ồn liên tục và chất lượng không khí thấp, khiến họ không được thoải mái và khó có giấc ngủ ngon. Thủy thủ còn gặp vấn đề về thị lực bắt nguồn từ ánh sáng kém.
Thủy thủ tàu ngầm Trung Quốc cũng có “văn hóa Long cung” riêng của họ, bao gồm các hoạt động như đấu vật tay, bóng bàn, cũng như các hoạt động nâng cao tinh thần khác như bản tin trên tàu và ngâm thơ. Họ cũng có các nghi lễ đặc biệt. Ví dụ, buổi lễ vinh danh những thủy thủ thực hiện nhiệm vụ triển khai dài ngày đầu tiên của họ diễn ra khi tàu ngầm đạt độ sâu tối đa.
Trong báo cáo thường niên vào năm 2023 về sức mạnh quân sự Trung Quốc, Lầu Năm Góc cho biết Bắc Kinh hiện sở hữu 60 tàu ngầm, trong đó có 12 tàu năng lượng hạt nhân.
ASEAN tiếp tục giữ vị trí là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc
Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 7 tháng đầu năm nay, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tiếp tục giữ vị trí là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc.
Cảng hàng hóa Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc ngày 3/7/2024. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng hóa giữa Trung Quốc và ASEAN trong thời gian từ tháng 1-7/2024 đạt 3.920 tỷ Nhân dân tệ (NDT), tương đương khoảng 546,6 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu từ Trung Quốc sang ASEAN đạt 2.360 tỷ NDT (khoảng 329 tỷ USD), tăng 13,7%, và ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc từ ASEAN đạt 1.560 tỷ NDT (khoảng 217,5 tỷ USD), tăng 5,9%.
Những con số trên cho thấy khả năng Trung Quốc và ASEAN sẽ tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của nhau trong cả năm 2024, sau 4 năm liên tiếp giữ vững vị thế này.
So sánh tương quan, Trung Quốc đã là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN trong 15 năm liên tiếp và ASEAN đã vươn lên dành vị trí là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong bốn năm liên tiếp.
Trung Quốc và ASEAN hiện là nền kinh tế lớn thứ hai và thứ năm trên toàn cầu. Tổng quy mô kinh tế của hai bên vượt 1/5 quy mô kinh tế thế giới. Hai bên cũng giữ vai trò là động lực quan trọng cho sự phục hồi kinh tế toàn cầu trong những năm gần đây.
Năm 2023, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN chiếm 15,4% tổng kim ngạch thương mại quốc tế của Trung Quốc. Trong 7 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ này tăng lên 15,8%, cao hơn 2,8 điểm phần trăm so với kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc với Liên minh châu Âu (EU) - đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc - và cao hơn 4,8 điểm phần trăm so với kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc với Mỹ - đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc.
Trong số 10 quốc gia thành viên ASEAN, ba đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc hiện là Việt Nam, Malaysia và Indonesia với kim ngạch thương mại lần lượt tăng 24,1%, 13,7% và 4,1% trong 7 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái.
PLA huấn luyện dùng phà dân sự vận chuyển vũ khí xuyên biển Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) gần đây đã thực hành vận chuyển thiết bị hạng nặng bằng phà dân sự loại 20.000 tấn. Các chuyên gia đánh giá phàn dân sự có thể đóng vai trò bổ trợ cho các tàu đổ bộ hiện có của Hải quân Trung Quốc. Chiếc phà quân đội Trung Quốc sử dụng trong tập...