Cuộc sống thường nhật của nữ Tổng biên tập đặc biệt nhất Việt Nam
Một người phụ nữ nhỏ nhắn với gương mặt khả ái và đôi mắt khiếm thị, nhưng ít ai biết rằng chị đang là Tổng Biên tập của một tờ tạp chí đặc biệt mà nội dung chỉ toàn là… giấy trắng!
Hãy chia sẻ với Infonet.vn những điều đẹp đẽ, những tấm gương bình thường mà cao quý bạn vô tình hay thường xuyên bắt gặp đâu đó thường ngày, những câu chuyện cảm động để cùng chúng tôi tiếp tục “bền bỉ đánh thức chuyện tử tế” trong mỗi giây cuộc sống.
Câu chuyện được chọn đăng sẽ được hưởng nhuận bút theo quy định của TS.
Bài vở xin gửi về: toasoan@infonet.vn
Chị là Đinh Việt Anh (quê ở Hương Sơn, Hà Tĩnh) bị thoái hóa giác mạc từ năm 3 tuổi, nhưng luôn có thành tích học tập tốt, đạt được nhiều giải trong các kỳ thi ở tỉnh, huyện.
Ở một làng quê nghèo, không có điện, từ khi bắt đầu đi học, Việt Anh đã phải ghé sát vào trang vở bên ngọn đèn dầu để học bài. Chính vì vậy, đến năm lớp 9 thì mắt chị hỏng hẳn, Việt Anh phải nghỉ học, nhưng nhớ trường, nhớ lớp, bố mẹ lại xin cho chị học dự thính. Sau khi tốt nghiệp lớp 12, do không có trường nào nhận người khiếm thị nên Việt Anh được bố mua cho một chiếc đài catssette để nghe thời sự, nghe kể truyện và cũng chính từ cơ duyên đó đã góp phần đưa chị vào nghiệp báo chí.
Năm 1999, Việt Anh thi vào khoa Triết, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn. Vừa làm, vừa học, đến năm 2002, chị lại thi vào khoa Tiếng Anh, ĐH Mở (Hà Nội). Trong thời gian này, chị còn học thêm tiếng Trung, Nhật và có chứng chỉ sư phạm. Sau đó, Việt Anh về công tác tại Trung ương Hội người mù Việt Nam và đến tháng 7/2013, chị chính thức được bổ nhiệm làm Tổng Biên tập Tạp chí Đời mới (một ấn phẩm chữ braille dành cho người khiếm thị).
Năm 2009, sau gần 10 năm vừa là bạn học, vừa là đồng nghiệp, mối tình của Việt Anh với anh Phạm Xuân Trường kết trái. Căn phòng hơn 20 m2 trong khu tập thể cơ quan anh Trường ở Cầu Giấy (Hà Nội) là tổ ấm bấy lâu nay của đôi vợ chồng và con gái 4 tuổi. Hàng ngày, anh Trường dạy học ngay trong trung tâm. Chị Việt Anh có một xe ôm giúp việc đi lại. Những ngày hè này, anh chị đang cho con gái vào TPHCM chơi ở nhà một người bạn. “Tôi muốn ngay từ nhỏ, cháu được rèn tính tự lập khi không có bố mẹ ở bên cạnh” – anh Trường cho biết.
Ít ai biết rằng, người phụ nữ khiếm thị này đang là Tổng Biên tập một tờ tạp chí
Công việc của chị Việt Anh cũng bận rộn như bao Tổng Biên tập khác
Video đang HOT
Tuy nhiên, việc biên tập và kiểm duyệt của Việt Anh lại khó khăn hơn rất nhiều
Ngay cả việc sử dụng máy tính, chị cũng phải nhờ những công cụ hỗ trợ đặc biệt
Và thành quả lao động của Việt Anh và đồng nghiệp là hằng tháng xuất bản được một quyển tạp chí toàn chữ braille dành cho người khiếm thị trên cả nước
Là một lãnh đạo ở cơ quan, nhưng về nhà, chị lại trở thành một người bình dị như bao người phụ nữ khác
Ngày nào, Việt Anh cũng lau dọn, chăm sóc tổ ấm của mình đúng với thiên chức của người phụ nữ
Việt Anh cho biết, niềm hạnh phúc nhất của chị là luôn có một người chồng, người anh, người đồng nghiệp bên cạnh hỗ trợ chị trong cuộc sống cũng như trong công việc
Ngay cả việc nội trợ, Việt Anh cũng nhận được sự giúp đỡ của chồng
Căn phòng rộng chỉ khoảng 20m2 nhưng thực sự là tổ ấm của Việt Anh và gia đình
Theo Infonet
Hoàng Sa, Trường Sa chưa bao giờ được nhắc nhiều đến thế
Sáng 27-5, cùng với buổi lễ bế giảng của thầy và trò trường THCS Tô Hoàng (Hà Nội), cuộc thi "Viết thư gửi các chiến sĩ canh giữ biển đảo quê hương" do Báo An ninh Thủ đô phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức đã được phát động.
Cô hiệu trưởng và học sinh trường THCS Tô Hoàng cùng hát bài "Nơi đảo xa"
trong buổi lễ phát động cuộc thi viết thư gửi các chiến sĩ canh giữ biển đảo quê hương
Tổng biên tập Báo An ninh Thủ đô, Đại tá Đào Lê Bình đã miêu tả buổi lễ tổng kết năm học ở trường THCS Tô Hoàng ngày hôm qua với cụm từ "đầy tình yêu thương và ý nghĩa chính trị". Một buổi lễ bế giảng đặc biệt, sân trường ngập màu cờ đỏ, chưa bao giờ trong một lễ tổng kết năm học những từ Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa được nhắc lại nhiều lần đến thế.
Quả đúng là như vậy, một buổi lễ bế giảng năm học nhiều ý nghĩa. Nó không chỉ là buổi tổng kết những thành tích, kết quả học tập mà thầy trò trường THCS Tô Hoàng đạt được suốt năm học vừa qua mà buổi lễ bế giảng còn gắn với 2 hoạt động hướng về biển đảo thân yêu là buổi lễ phát động viết thư gửi các chiến sĩ canh giữ biển đảo quê hương và chương trình tiếp sức ngư dân bám biển.
Dưới lá Quốc kỳ, tiếng nhạc Quốc ca vang lên hùng tráng, tất cả thầy trò trường THCS Tô Hoàng đều đặt tay lên trái tim mình. Các cô giáo của trường đã mặc chiếc áo mang màu cờ Tổ quốc, cô và trò cùng bắt nhịp và hát những bài hát về biển đảo, về cảnh sát biển, về tình yêu quê hương đất nước.
Sở dĩ Ban tổ chức cuộc thi chọn trường THCS Tô Hoàng làm điểm tổ chức buổi lễ phát động cuộc thi, bởi đây là ngôi trường ngoài truyền thống hiếu học còn có những hoạt động ngoại khóa ý nghĩa, giáo dục các em về tình yêu thương con người, yêu Tổ quốc. Trong cuộc thi Viết thư quốc tế UPU, em Phạm Thùy Linh, học sinh của trường cũng đã vinh dự nhận giải Nhì với bức thư xúc động "Gửi bố ở Trường Sa". Cô Nguyễn Thị Thuận, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Từ lâu, trường THCS Tô Hoàng có rất nhiều hoạt động để giáo dục các em học sinh về tình yêu quê hương đất nước, đặc biệt là tình yêu biển đảo quê hương. Chúng tôi lồng ghép trong từng bài học như giờ học Văn, Sử, Âm nhạc, đưa tinh thần yêu nước, đoàn kết của dân tộc Việt Nam vào các đề thi. Tôi mong muốn qua cuộc thi viết thư này, tất cả các em học sinh ở trường đều tham gia, bày tỏ tình cảm của mình với các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ ngoài đảo xa".
Em Phạm Thùy Linh (học sinh lớp 8D, trường THCS Tô Hoàng, Hà Nội),
đoạt giải Nhì Cuộc thi viết thư UPU Quốc tế lần thứ 43 của Việt Nam
rất hào hứng với Cuộc thi viết thư gửi các chiến sĩ canh giữ biển đảo quê hương
do Báo ANTĐ tổ chức
Phát biểu tại buổi lễ phát động cuộc thi, Đại tá Đào Lê Bình đã bày tỏ sự xúc động của mình: "Chúng tôi đã chuẩn bị tư tưởng nhưng cũng vẫn ngạc nhiên và xúc động khi thấy một buổi tổng kết năm học kết hợp với những hoạt động đầy tình yêu thương và mang ý nghĩa chính trị của thầy và trò trường THCS Tô Hoàng. Tôi hết sức xúc động về sự hiểu biết của các cháu về chủ quyền đất nước, tình cảm các cháu với các chú bộ đội, các chú kiểm ngư đang giữ gìn biển đảo quê hương, những ngư dân miền Trung đang bám biển".
Cuộc thi "Viết thư gửi các chiến sĩ canh giữ biển đảo quê hương" được phát động khi triệu triệu trái tim Việt Nam đang hướng về nơi đầu sóng ngọn gió, nơi các chiến sĩ hải quân, cảnh sát biển và cả kiểm ngư viên, ngư dân của ta đang kiên cường bảo vệ chủ quyền. Dù nhỏ tuổi, dù có thể chưa hình dung hết những khó khăn của các chiến sĩ, đồng bào ta ngoài biển khơi, nhưng với tình cảm chân thành, trong sáng, những bức thư của các em chắc chắn sẽ là món quà vô giá từ đất liền để các chiến sĩ chắc tay súng. Em Nguyễn Vân Trà, học sinh lớp 8D, trường THCS Tô Hoàng chia sẻ: "Hiện nay các chiến sĩ ngoài khơi đang phải chịu rất nhiều gian khổ, khó khăn trước những vòi rồng hay những cú va chạm mạnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của các chú. Em nghĩ mình nên viết một bức thư, để các chú cảm nhận được tình cảm của các em học sinh dành cho các chú, để các chú ấy biết rằng ở đất liền chúng em luôn nghĩ về các chú".
Sau lời phát động của đại diện Ban tổ chức cuộc thi, các đại diện hội đồng nhà trường và các em học sinh đã lập tức hưởng ứng cuộc thi. Ngay sau cuộc phát động này, hy vọng các em học sinh trên toàn thành phố sẽ tích cực hưởng ứng cuộc thi. Báo An ninh Thủ đô đã sẵn sàng đón nhận những bức thư đầu tiên của các em học sinh Hà Nội gửi đến các chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ biển đảo quê hương.
TS văn học Nguyễn Thị Thơi, Phó phòng Học sinh sinh viên, Sở Giáo dục và Đào tạo: Cuộc thi rất có ý nghĩa với các em học sinh
Cuộc thi này rất có ý nghĩa với thầy và trò các nhà trường. Sở Giáo dục và Đào tạo đã thống nhất chủ trương triển khai cuộc thi này tới các nhà trường, chúng tôi nghĩ thông qua cuộc thi này các em sẽ có cơ hội để tìm hiểu kỹ hơn những gian khó, vất vả của các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ canh giữ vùng biển chủ quyền của đất nước. Với các em học sinh, có thể những lá thư không nói hết được tình cảm của các em, nhưng chắc chắn sẽ là những động viên lớn lao với các chiến sĩ ngoài đảo xa.
Đại tá Đào Lê Bình - Tổng Biên tập Báo An ninh Thủ đô - Trưởng Ban tổ chức giải: Các cháu hãy viết ra những lời chân thật nhất
Khi các cháu đang ngồi dưới mái trường đây, nhưng ngoài xa kia, cán bộ chiến sĩ hải quân, cảnh sát biển, những ngư dân Việt Nam đang hàng ngày, hàng giờ đối mặt với những nguy hiểm, khó khăn - những tấm lòng quả cảm vô song vì chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, vì bình yên trong đất liền. Tôi hy vọng với cuộc thi "Viết thư gửi các chiến sĩ canh giữ biển đảo quê hương", các cháu học sinh với truyền thống rất giỏi về học tập, hiểu biết về lịch sử, có tinh thần tương thân tương ái, hãy viết những cảm xúc chân thật của các cháu gửi về Báo An ninh Thủ đô. Không có tình yêu gì hơn tình yêu gia đình, bạn bè, yêu thầy cô giáo và trên hết là tình yêu Tổ quốc. Cuộc thi này không chỉ mang ý nghĩa là những lời động viên từ các cháu ở đất liền gửi tới các chú làm nhiệm vụ ở biển đảo mà nó còn rất có ý nghĩa với ngay chính các cháu nữa. Dù các cháu, các con còn rất nhỏ nhưng mỗi một suy nghĩ tốt của các cháu về người khác, bản thân các cháu đã trưởng thành, đã là người tốt. Rất đơn giản thôi, các cháu hãy viết những suy nghĩ của mình, nghĩ thế nào thì hãy viết như thế. Tôi hy vọng cuộc thi sẽ nhận được những lá thư từ tấm lòng rất trong sáng, thơ ngây của các cháu. Báo ANTĐ sẽ chọn lọc những bức thư của các cháu để sớm gửi tới các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ ngoài hải đảo.
Theo ANTD
Tống Văn Công, cựu tổng biên tập báo Lao Động tuyên bố bỏ đảng Trong bản tự kiểm điểm ngày 22-2, ở phần "tự nhận một hình thức kỷ luật", tôi đã viết: Là một đảng viên hơn 55 năm đứng trong hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam, sống thanh bạch, 82 tuổi còn làm việc hợp đồng, lúc nào cũng nghĩ về vận nước và sự suy thoái của Đảng, tôi nghĩ rằng, tôi không...