Cuộc sống tại các “làng ung thư” ở TQ
Các ngôi làng với nhiều người dân mắc bệnh ung thư có liên quan tới nguồn nước bị ô nhiễm đã xuất hiện trên khắp Trung Quốc, một kết cục của sự thờ ơ với vấn đề bảo vệ môi trường trong ba thập kỷ phát triển kinh tế ồ ạt tại quốc gia này, tuần báo Xinmin có trụ sở tại Thượng Hải cho hay.
Một nông dân cầm hai bình đựng nước ô nhiễm lấy từ ao cá của gia đình.
Tuần báo đã trích dẫn ví dụ từ hai ngôi làng nằm gần các khu công nghiệp tại tỉnh Chiết Giang, phía đông Trung Quốc. Ngôi làng Wuli tại Xiaoshan và Sanjiang tại Thiệu Hưng.
Làng Wuli nằm gần Khu Phát triển Công nghệ-Kinh tế Nanyang, nơi tập trung nhiều xưởng in và nhuộm cũng như các nhà máy dược. Những nhà máy này đã thải ra một lượng lớn chất thải công nghiệp xuống sông Qiantang, một tuyến đường thương mại chính trong khu vực.
Nguồn nước bị ô nhiễm tại ngôi làng Zisiqiao, Chiết Giang sử dụng để rửa thực phẩm
Căn bệnh ung thư bắt đầu phổ biến sau khi khu công nghiệp đi vào hoạt động. Từ năm 1992 tới năm 2005, căn bệnh này đã cướp sinh mạng của gần 60 dân làng nhưng con số này vẫn tiếp tục tăng với trung bình 7-8 ca tử vong một năm.
Nguồn nước tới từ các giếng khơi trong khu vực đã bị nhiễm bẩn và không khí có mùi khó chịu tới nỗi các cư dân không thể mở cửa sổ sau 9 giờ tối, Xinmin cho biết.
Người dân tại làng Sunying, tỉnh Sơn Đông buộc phải sống dựa vào nguồn nước bị nhiễm độc này.
Làng Sangjiang đã trở thành một ví dụ điển hình về tác dụng phụ của việc sống trong khu vực có hơn 9.000 nhà máy dệt. Khoảng 5.000 người đang phải chống chọi với căn bệnh ung thư sau khi Khu Công nghiệp Binhai, Thiệu Hưng gần đó mở cửa.
Khu công nghiệp này được coi là lớn nhất trong tỉnh và đã góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế địa phương , nhưng ngôi làng Sanjiang đã phải trả một cái giá quá đắt, Xinmin cho hay.
Một con sông bị ô nhiễm tại thị trấn Zhugao, tỉnh Tứ Xuyên.
Tỉnh Hồ Nam tại miền trung Trung Quốc được biết tới với nhiều “ngôi làng ung thư” như vậy, đặc biệt là dọc theo sông Hong.
Video đang HOT
Khoảng 80% nước ngầm tại các thành phố ở Trung Quốc bị nhiễm độc nghiêm trọng.
Theo soha
Ảnh không chiến ngoạn mục về Thế chiến II
Những bức ảnh nghệ thuật hàng không tuyệt đẹp tiết lộ những pha chiến đấu quyết liệt trong chiến tranh thế giới thứ hai.
Những chiếc phi cơ ném bom "Zodiac" nổi tiếng của Anh.
Quân lính Đức đang trình diễn sự phòng thủ quyết liệt đến cùng, bất ngờ hạ gục 9 pháo đài trong một trận chiến tại thành phố Weisbaden.
Chiếc phi cơ Hawker Typhoon của Anh ban đầu còn chiến đấu khó khăn. Tuy nhiên, nó thật sự nắm vai trò quan trọng trong việc chiến đấu ở tầm bay thấp và đánh chặn tầm xa.
Trận chiến của Anh với không quân Đức và Anh phải chịu thua.
Một cuộc tấn công bằng đường không lên tàu khu trục (hải quân) của Đức bị thất bại. Các phi công còn sống sót gọi đó là "Ngày thứ sáu đen tối".
Tổ phi cơ của Đức đều sơn đuôi màu đỏ cho các máy bay tầm thấp để phân biệt với máy bay của kẻ thù.
Erich Hartman, phi công chiến đấu ác liệt nhất trong cuộc chiến với thành tích giết chết 325 người. Erich chiến đấu cho không quân Đức tới ngày cuối cùng của cuộc chiến.
B-25 Bomber của Mỹ là máy bay ném bom hạng trung đầu tiên thành công trong việc cất cánh từ một tàu sân bay.
"Không thể nói chuyện lúc này nữa, phải bắn thôi" - Lời đáp trả của của đại úy Bud Anderson khi anh bất ngờ gặp một nhóm máy bay chiến đấu của Đức.
Đức gọi chiếc phi cơ này là "trinh sát" hay máy bay do thám trong Thế chiến II.
Biểu tượng "số 0" của Nhật và ngôi sao của Mỹ trên thân máy bay là những biểu tượng mà các lực lượng không quân dễ nhận biết nhất trong Thế chiến II.
Các phi cơ đang ném bom ồ ạt.
Được mệnh danh là "Máy bay sát nhân nhất của thế giới", Thunderbolt P47 là chiếc phi cơ chiến đấu nặng nhất, được trang bị tốt nhất và đắt nhất trong hạm đội bay Mỹ.
Chiếc Spitfire của Đức ném loại bom V-1. Bom V-1 là một loại vũ khí mở đường cho việc thiết kế bom hiện đại.
Chiếc ME-262 của Đức là máy bay chiến đấu phản lực đầu tiên hoạt động trong thế chiến II.
Các phi công đôi khi cũng để máy bay rơi xuống biển bởi hết nhiên liệu, hư hỏng động cơ hoặc do không có khả năng để tìm được nơi hạ cánh. Rơi xuống biển cũng đáng sợ như chiến đấu trên bầu trời.
Phi cơ P-40 bắn phá Quân đoàn xe tăng Tunisia trong trận chiến châu Phi.
Phi cơ Hawker Typhoons là loại máy bay chống tăng hoàn hảo, chiến đấu rất tốt ở tầm bay thấp.
Máy bay ném bom bổ nhào Dauntless của Mỹ từng thả những quả bom chết người và chiến đấu quyết liệt với máy bay Nhật ở trận Midway.
Năm 1940, trong khi Mỹ vẫn tận hưởng sự hòa bình, không quân Anh đã chiến đấu trên bầu trời nước Anh.
Kế hoạch "Operation Bodenplatte" của Đức là nỗ lực tuyệt vọng trong thời kỳ cuối chiến tranh.
Các lính nhảy dù của "Easy" Company nổi tiếng nhất của Thế chiến II. Họ được huấn luyện cả ở trường học và trên các chiến trường.
Theo soha
"Điểm mặt" những chiến đấu cơ tốc độ nhất trong lịch sử Dưới đây là danh sách 10 mẫu máy bay quân sự tốc độ nhất trong lịch sử từng được biết tới. Tất cả đều là máy bay có người lái và sử dụng động cơ phản lực cũng như đạt tốc độ siêu âm thanh (mach). Hầu hết máy bay này đều được tạo ra từ thời kỳ chiến tranh lạnh. 10. F-14D...