Cuộc sống sang chảnh của mèo ‘giàu nhất thế giới’
Được thừa kế khối tài sản 200 triệu đôla từ người chủ đã mất, mèo Choupette sở hữu cuộc sống vương giả với tiện nghi mà ai cũng mơ ước.
“Bố già” Chanel – Karl Lagerfeld – đảm bảo chú mèo vẫn được hưởng lối sống vương giả cho dù ông không có chăm sóc nó nữa. Ông cho biết, tình yêu của ông dành cho Choupette không đơn thuần như của chủ đối với vật nuôi, mà nó còn mang ý nghĩa như tình cảm của con người đối với con người.
Sau khi ông chủ Karl Lagerfeld – Giám đốc sáng tạo Chanel qua đời năm 2019, chú mèo Choupette được thừa kế 200 triệu đôla và trở thành chú mèo giàu nhất thế giới.
Choupette từng là người bạn luôn đồng hành cùng ông chủ Karl Lagerfeld trên mọi nẻo đường. .
Với lượng tài sản kếch xù, Lagerfeld không ngần ngại chi trả một khoản tiền lớn cho Choupette. Ông sắm hẳn phòng ngủ riêng, đồng thời thuê 2 người giúp việc chăm sóc 24/24 cho nàng mèo cưng của mình.
Mèo Choupette sở hữu 74 nghìn người theo dõi trên mạng xã hội. Chú mèo này hiện có một cuộc sống vương giả khiến nhiều người tròn mắt ngưỡng mộ.
Video đang HOT
Các bữa ăn của Choupette luôn được chuẩn bị từ những nhà hàng sang chảnh với các món đắt đỏ như cua hoàng đế, cá hồi hun khói và trứng cá muối.
Căn phòng mà ông chủ Karl Lagerfeld thiết kế riêng cho ‘nàng’.
Choupette được ngủ trên giường riêng, có chăn ấm nệm êm.
‘Nàng’ có những chuyến bay trên phi cơ riêng.
Tận hưởng những phút giây thư giãn bằng các chuyến du lịch, thậm chí còn sung sướng hơn một con người.
Ngoài ra, Lagerfeld còn sắm cho Choupette một chiếc Ipad để ‘nàng’ tiện sử dụng.
Cuộc sống giàu sang của mèo Choupette khiến nhiều dân mạng không khỏi sốc khi chỉ là một loài vật mà được hưởng những dịch vụ quá tốt.
Hiện tại, dù không còn ở bên người chủ giàu có của mình, nhưng cuộc sống vương giả và khối tài sản kếch xù mà chú mèo này được thừa hưởng vẫn cực kỳ “khủng”.
Cuộc sống ở bộ tộc dùng nước tiểu và phân bò để tắm gội, làm đẹp
Cuộc sống gắn bó với loài bò đã trở thành truyền thống tại một bộ tộc ở châu Phi, thậm chí họ còn tận dụng nước tiểu và phân bò để làm đẹp.
Qua ống kính của nhiếp ảnh gia Trevor Cole đến từ Londonderry, Bắc Ireland, một cậu bé thuộc bộ tộc Mundari ở Nam Sudan phủ đầy tro đốt từ phân bò Ankole Watusi lên người mình, trong khi một chàng trai trẻ trải đều phân trên mặt đất, một người khác đang dùng nước tiểu bò tắm ướt người. Cư dân vùng này chủ yếu chăn nuôi bò Ankole Watusi, khi trưởng thành, cặp sừng của giống bò này có thể dài đến 1,8 m.
"Thời khắc hoàn hảo để chụp ảnh là lúc bình minh vừa ló rạng và hoàng hôn mới chớm, vì tất cả gia súc đều được lùa ra", Trevor nói. "Càng nhìn cảnh tượng này, bạn sẽ càng thấm thía mối dây ràng buộc không thể tách rời giữa bộ lạc và gia súc của họ. Cách họ dẫn bò ra ngoài, chà tro lên da chúng, chăm sóc chúng rồi lấy sữa, phân và nước tiểu để sử dụng. Họ thu gom phân bò thải ra qua đêm và rải trên mặt đất, dùng một số để phủ lên sừng. Đàn ông bộ lạc dùng nước tiểu bò để gội đầu, vừa khử trùng vừa có tác dụng tẩy tóc thành màu vàng hoặc thậm chí là trắng".
Đêm đến, cư dân bộ tộc ngủ cùng với bò để bảo vệ chúng, trên lưng mang theo cây súng Kalashnikov. Nạn trộm gia súc rất phổ biến tại Nam Sudan và là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xung đột. Trevor nói: "Bò Ankole Watusi là giống gia súc có cặp sừng khổng lồ nhất tôi từng thấy, giá trị của một con bò trưởng thành có thể lên đến 500 USD. Vào ban ngày, đàn gia súc phân tán từ bờ sông Nile đến những bãi cỏ dài của vùng đồng bằng phù sa. Theo bản năng, trời ngả về chiều, chúng sẽ quay lại trang trại".
Giữa người chăn nuôi và đàn gia súc ở bộ tộc Mundari có quan hệ cộng sinh, sự quan tâm và hiểu biết của họ đối với đàn bò đã vượt quá phạm trù chăn nuôi thông thường. Họ tự hào về đàn gia súc của mình, cũng vui mừng khi đắp xây mối liên kết bền chặt giữa người và vật nuôi.
Mundari là một bộ lạc nhỏ thuộc nhóm dân tộc vùng sông Nil, cụ thể là tộc Karo. Với truyền thống chăn nuôi gia súc và làm nông nghiệp, Mundari được xem là có chung nguồn gốc với các bộ tộc như Bari, Pojulu, Kakwa, Kuku và Nyangwara. Ngôn ngữ mẹ đẻ của họ là Kutuk na Mundari. Giống như nhiều bộ lạc sông Nil khác, người Mundari giữ sự tôn sùng tuyệt đối dành cho gia súc. Với họ, gia súc biểu trưng cho thức ăn, một dạng tiền tệ và dấu ấn của địa vị.
Trevor nói thêm: "Bộ tộc này như tồn tại trong một màn sương mù cổ xưa, lửng lơ giữa dòng thời gian, nơi những truyền thống xưa cũ vẫn được duy trì trong thế kỷ 21. Những tập quán cổ xưa này đảm bảo sự hài hòa với môi trường, để lại dấu ấn sinh thái của địa phương cũng như duy trì đặc trưng văn hóa. Bộ tộc này đã tồn tại bền vững suốt nhiều năm qua, chúng ta nên học hỏi về mối liên hệ và cách họ đối xử với thiên nhiên".
Sâu bướm khổng lồ từ Châu Á xâm lấn nước Mỹ Loài sâu bướm gypsy có nguồn gốc từ châu Á gần đây đã được phát hiện ở tiểu bang Washington khiến Thống đốc bang Washington, ông Jay Inslee đã phải đưa ra tuyên bố khẩn cấp. Hình ảnh những con sâu bướm gypsy khổng lồ châu Á có thể làm rụng lá toàn bộ cây đã được phát hiện ở tiểu bang Washington....