Cuộc sống phóng túng của kẻ đánh bom Paris
Những hình ảnh trên trang Facebook của Bilal Hadfi cho thấy cuộc sống của một thanh niên 20 tuổi có gương mặt ngây thơ tràn ngập trong rượu cocktail, những buổi tắm nắng và súng ống.
Bilal cởi trần, tay cầm khẩu súng ngắm bắn. Ảnh: Facebook
Bellingcat, dự án điều tra mã nguồn mở hôm qua tiết lộ hình ảnh trên Facebook của “Billy du Hood”, tên trên mạng của Bilal Hadfi, một trong ba kẻ đánh bom tự sát tại sân vận động Stade de France, Paris, hôm 13/11.
Hadfi là công dân Pháp gốc Morocco, sống ở Bỉ. Trên trang Facebook cá nhân của Bilal, hắn thường xuyên đăng ảnh cởi trần tắm nắng cùng bạn bè, hoặc chụp cùng súng ống.
Hồ sơ về Bilal Hadfi cho thấy từ năm 2013, mặc dù trẻ tuổi, tên này đã có những biểu hiện chống đối cảnh sát. Facebook của y đăng ảnh một nhóm thanh niên đội mũ trùm đầu, đứng trên nóc xe cảnh sát, kèm lời bình luận chửi rủa.
Hồi tháng một, sau vụ tấn công vào tòa soạn Charlie Hebdo ở Paris, Bilal cho rằng tạp chí này đã “xúc phạm tôn giáo” của hắn, và phải chịu kết cục như thế là xứng đáng.
Video đang HOT
Những quan điểm cực đoan này của Bilal khiến cô giáo Sara Staccino rất lo lắng. Mặc kệ những lời khuyên nhủ, Bilal vẫn quyết định tới Syria, một tuần sau vụ tấn công Charlie Hebdo.
Khẩu súng AK mà Bilal đăng lên Facebook. Ảnh: Facebook
Hắn được cho là đã tới Syria để tham chiến cho nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS). Ở đó, hắn được gọi là “Abu Moudjahid Al-Belgiki” (Cha đẻ của thánh chiến Bỉ) và “Bilal Al Mouhajir”, chuyên gia chống khủng bố Bỉ Guy Van Vlierden cho biết.
Đến Syria, hắn đăng ảnh chụp một khẩu súng AK, dường như chụp bằng điện thoại di động vào ngày 1/7. Sau khi trở về từ Trung Đông, Bilal lọt vào tầm ngắm của tình báo Bỉ, nhưng rồi biến mất khỏi mạng lưới theo dõi của giới an ninh.
Elliot Higgins, nhà sáng lập dự án Bellingcat cho biết, dựa vào một tấm ảnh của Hadfi và một tấm hình trên mạng Facebook, họ đã phát hiện ít nhất một người nhà của một kẻ tấn công khác.
Theo WSJ, Bilal cùng với hai kẻ nữa, đã tấn công sân vận động Stade de France. Một kẻ có trong tay tấm vé vào sân, và định kích hoạt khối thuốc nổ bên trong sân để châm ngòi cho một cuộc giẫm đạp kinh hoàng khi khán giả tháo chạy.
Tuy nhiên, khi hắn tiến về phía cổng kiểm soát của sân vận động sau khi trận bóng giao hữu giữa Đức và Pháp bắt đầu được khoảng 15 phút, nhân viên bảo vệ đã nhanh chóng phát hiện ra rằng tên này đang khoác chiếc áo chứa đầy chất nổ trên người. Bị phát hiện, nghi phạm đã bỏ chạy và sau đó kích hoạt chiếc áo vest nhồi đầy thuốc nổ và ốc vít.
Khoảng ba phút sau, nghi phạm thứ hai cũng cho nổ tung khối thuốc nổ gắn trên người ở bên ngoài sân vận động. Kẻ tấn công thứ ba kích hoạt đai thuốc nổ tại một quán McDonald gần đó. Một dân thường đã thiệt mạng trong các vụ nổ này.
Vụ đánh bom tự sát tấn công sân Stade de France nằm trong chuỗi 6 vụ khủng bố đẫm máu vào Paris. Tổng cộng có ít nhất 129 người thiệt mạng, hàng trăm người bị thương.
Hình ảnh cuối cùng Bilal cho lên ảnh bìa Facebook cá nhân. Ảnh: Facebook
Hồng Hạnh
Theo VNE
IS chi 50.000 USD cho vũ khí tấn công Paris
IS chi chỉ một khoản tiền nhỏ so với nguồn thu khổng lồ của chúng để thực hiện vụ tấn công khủng bố Paris, làm 129 người chết.
Súng tiểu liên AK 47, loại vũ khí các phần tử khủng bố sử dụng trong các cuộc tấn công Paris. Ảnh minh họa: AFP
L'Express ngày 18/11 dẫn lời các chuyên gia về khủng bố cho biết Nhà nước Hồi giáo (IS) số tiền IS đã chi cho các trang thiết bị vũ khí như súng AK47, thuốc nổ, phương tiện đi lại trong cuộc tấn công khủng bố Paris vào ngày 13/11 chỉ khoảng 46.900 USD. ó
IS có tiềm lực tài chính mạnh, với thu nhập hàng năm lên đến 2,9 tỷ USD. Con số này đến từ các hoạt động như buôn bán dầu mỏ, buôn lậu cổ vật, bắt cóc con tin đòi tiền chuộc và đánh thuế người dân sống trong khu vực kiểm soát.
IS giao dịch chủ yếu bằng các tài khoản của các ngân hàng tại Iraq và Syria. Tuy nhiên số tiền đầu tư cho các hoạt động khủng bố tại quốc gia châu Âu được đến từ các quỹ độc lập tại nước ngoài, không phụ thuộc vào tài khoản khổng lồ tại các ngân hàng của hai quốc gia này.
Chuyên gia Matthew Levitt, thuộc Viện nghiên cứu Washington về chính sách Cận đông nhận định phiến quân có thể chi trả nhiều hơn cho thân nhân của các kẻ đánh bom liều chết, tuy nhiên con số này là bao nhiêu cũng chỉ là khoản "tiền lẻ" đối với khối tài sản khổng lồ mà chúng đang sở hữu.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Pháp đã làm gì ở Syria khiến IS muốn trả thù Pháp vài tháng gần đây tiến hành một loạt động thái mạnh mẽ, đánh vào tài chính và nhân lực của IS tại Syria, có thể khiến nhóm cực đoan trả thù bằng vụ khủng bố Paris. Máy bay Pháp xuất kích tấn công hàng loạt cứ điểm IS Raqqa, Syria hôm 15/11. Ảnh: Bộ Quốc phòng Pháp Nhóm Nhà nước Hồi giáo...