Cuộc sống ở Qatar đảo lộn vì khủng hoảng ngoại giao
Hàng triệu người đang sinh sống ở Qatar, lo lắng về một tương lai bất định sau khi quốc gia vùng Vịnh bị các nước láng giềng cô lập.
Ba tuần nữa, con của cô Hatoon al-Fassi sẽ thi lên lớp nhưng sau khi hàng loạt các quốc gia Arab tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar, al-Fassi chỉ có đúng hai tuần để đưa gia đình rời khỏi đây và con của cô chắc chắn sẽ bỏ lỡ kỳ thi.
Cơn bão chính trị bao trùm Qatar bắt đầu ảnh hưởng đến hàng triệu người đang sinh sống và làm việc ở quốc gia giàu có bậc nhất này.
Căng thẳng giữa Qatar và các quốc gia làng giếng châm ngòi vào hôm 5/6 khi bốn quốc gia Arab bao gồm Saudi Arabia, các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, Bahrain và Ai Cập tuyên bố đóng cửa biên giới, cắt mọi hợp tác, giao thương và đi lại bằng đường bộ, đường không và đường biển tới Qatar, PhilStar Global đưa tin. Các quốc gia Arab đặt ra thời hạn 14 ngày để công dân nước mình rời khỏi lãnh thổ Qatar. Số phận của khoảng 30.000 người Ai Cập ở Qatar hiện không rõ sẽ ra sao. Theo BBC, gần 90% trong tổng số 2,5 triệu người đang sống ở Qatar là dân nhập cư.
“Tình hình rất khó khăn. Dường như cuộc sống hoàn toàn đảo lộn”, al-Fassi nói.
Không chỉ việc học hành của các con bị ảnh hưởng, công việc của al-Fassi cũng trở nên bấp bênh. Hiện cô đang làm giáo sư nghiên cứu về Phụ nữ và các vấn đề vùng Vịnh tại đại học Qatar.
Nằm cô lập trên bán đảo nhỏ thuộc phía đông bắc của bán đảo Arab, Qatar phải nhập khẩu tới 90% lương thực và hơn 40% số đó vận chuyển qua biên giới trên bộ với Saudi Arabia. Lo lắng căng thẳng ở vùng Vịnh leo thang sẽ khiến nguồn cung thực phẩm cạn kiệt, người dân Qatar đã đổ xô đi mua đồ dự trữ, gây ra cảnh náo loạn ở các siêu thị và các khu mua sắm.
Ảnh hưởng kinh tế trong nước
Hành khách tại sân bây quốc tế Hamad ở Doha, Qatar vào 6/6. Ảnh: AP
Video đang HOT
Thị trường chứng khoán Qatar giảm hơn 7% khi kết thúc phiên giao dịch ngày đầu tuần.
Hãng hàng không quốc gia của Qatar buộc phải chuyển hướng các chuyến bay tới châu Âu qua vùng trời Iran và Thổ Nhĩ Kỳ sau khi các quốc gia Arab đóng cửa không phận với tất cả các chuyến bay đi và đến Qatar. Qatar là trung tâm trung chuyển hàng không trong khu vực. Năm ngoái, sân bay quốc tế Hamad đón 37,3 triệu lượt hành khách, tăng 20% so với năm 2015.
Một trong những lĩnh vực kinh tế của Qatar có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là xuất khẩu, bao gồm những mặt hàng như đồ cơ khí, đồ điện tử hoặc gia súc được vận chuyển bằng đường bộ đến Saudi Arabia. Theo Liên Hợp Quốc, giá trị xuất khẩu của Qatar sang Saudi Arabia đạt gần 900 triệu USD vào năm 2015.
Ngành công nghiệp dịch vụ của Qatar cũng có nguy cơ chịu tổn thất nặng nề, đặc biệt là các khách sạn và tài xế taxi. Người dân các nước láng giềng thường đến Qatar rất đông trong dịp lễ Eid al-Fitr diễn ra vào cuối tháng chay Ramadan. Chưa kể, giải bóng đá thế giới World Cup 2022 tổ chức ở Qatar dự kiến sẽ đem lại lợi nhuận khổng lồ cho các doanh nghiệp trong nước.
Bên cạnh đó, theo hãng tư vấn Eurasia Group, nếu Qatar tiếp tục bị cô lập, mọi nỗ lực vươn lên để trở thành trung tâm kinh tế, tài chính trong khu vực của quốc gia vùng Vịnh sẽ trở thành vô ích. Lạm phát sẽ làm giảm xếp hạng tín dụng của Qatar và ảnh hưởng tới giá trị đồng nội tệ.
John Sfakianakis, giám đốc nghiên cứu kinh tế tại Trung tâm Nghiên cứu vùng Vịnh ở Saudi Arabia, cho biết bất ổn sẽ lan rộng ra ngoài biên giới Qatar.
“Các nhà đầu tư muốn thấy sự minh bạch. Nếu tình hình này kéo dài (trong nhiều tháng), nó sẽ biến thành vấn đề của cả Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC)”, ông Sfakianakis nói. GCC là liên minh chính trị và kinh tế của tất cả các quốc gia Arab ở Vịnh Ba Tư ngoại trừ Iraq.
Tác động ở nước ngoài
Là quốc gia giàu có thứ hai thế giới chỉ xếp sau Luxembourg, thu nhập bình quân đầu người mỗi năm của Qatar khoảng 129.700 USD, cao hơn nhiều so với mức thu nhập 57.300 USD của Mỹ, theo thống kê của Central Intelligence Agency.
Qatar đầu tư mạnh ra nước ngoài qua những quỹ đầu tư quốc gia ước tính lên tới 30 tỷ USD, tập trung chủ yếu ở các trung tâm tài chính lớn như London, New York và Paris. Chính phủ Qatar sở hữu nhiều tài sản ở nước ngoài qua hình thức góp vốn cổ phần, từ tòa nhà Empire State ở trung tâm thành phố New York, hãng xe Volkswagen cho đến các ngân hàng toàn cầu như Credit Suisse và Barclays.
Theo các chuyên gia, các khoản đầu tư ở nước ngoài của Qatar hiện chưa bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng ngoại giao.
Trữ lượng khí gas của Qatar ước tính có thể khai thác trong vòng 156 năm. Ảnh: Reuters
Theo Oxford Business Group, Qatar hiện đứng thứ tư thế giới về sản xuất khi gas khô và đứng thứ nhất sản xuất khí gas tự nhiên hóa lỏng.
Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất nhập khẩu 1/3 lượng khí gas sử dụng hàng ngày từ Qatar. Ai Cập cũng là nước phụ thuộc vào nguồn cung khí gas hóa lỏng của Qatar.
Theo ông Jason Tuvey, nhà kinh tế làm việc tại tổ chức Capital Economics ở London, cuộc khủng hoảng ngoại giao ở vùng Vịnh sẽ có “tác động hạn chế” lên thị trường dầu thô thế giới. Với sản lượng 600.000 thùng dầu mỗi ngày, bằng 15% tổng sản lượng của Saudi Arabia, Qatar là “một nhà sản xuất xuất tương đối nhỏ”, chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng James Brilliant nói đồng thời khẳng định thị trường dầu thô thế giới “sẽ không bị gián đoạn”.
Các quốc gia Arab vùng Vịnh luôn tự hào về sự đoàn kết, thống nhất, chia sẻ nhiều giá trị văn hóa, di sản và lịch sử. Biên giới giữa sáu quốc gia vùng Vịnh mới chỉ được phân định từ năm 1971.
“Các bộ tộc, các cuộc hôn phối, các gia đình (ở vùng Vịnh) liên kết chặt chẽ với nhau. Thật khó vẽ ranh giới người với người. Theo tôi, điều đó là không thể”, al-Fassi nói.
An Hồng
Theo VNE
Trump điện đàm với vua Arab Saudi giữa khủng hoảng Qatar
Tổng thống Mỹ hôm 6/6 điện đàm với vua Arab Saudi trong bối cảnh cuộc khủng hoảng ngoại giao Qatar ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Vua Salman bin Abdulaziz Al-Saud đón Tổng thống Mỹ Donald Trump trong chuyến thăm của ông tới Arab Saudi hồi tháng trước. Ảnh: RTE
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã trao đổi với vua Arab Saudi Salman bin Abdulaziz Al-Saud về yêu cầu cần phải có một sự hợp tác chặt chẽ trong khu vực nhằm ngăn chặn hành vi tài trợ khủng bố và "kích động chủ nghĩa cực đoan của bất kỳ quốc gia nào", CNN dẫn nội dung từ một văn bản do Nhà Trắng công bố, ghi lại chi tiết cuộc thảo luận giữa hai nhà lãnh đạo, song không trực tiếp đề cập tới Qatar.
"Tổng thống nhấn mạnh một Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) đoàn kết là yếu tố quyết định để đánh bại chủ nghĩa khủng bố và thúc đẩy ổn định trong khu vực", văn bản từ Nhà Trắng cho biết.
Ba trong 6 nước thuộc GCC, gồm Arab Saudi, Bahrain và Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), ngày 5/6 thông báo cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar vì cáo buộc nước này "ủng hộ khủng bố". Đến nay, con số các quốc gia quyết định chấm dứt quan hệ ngoại giao với Qatar đã lên tới 9.
Tổng thống Mỹ Trump cũng lên tiếng ủng hộ việc Arab Saudi cùng các đồng minh cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar. Trong khi đó, Reuters dẫn lời các quan chức và cựu quan chức Mỹ cho biết Washington sẽ thầm lặng tìm cách xoa dịu căng thẳng giữa Arab Saudi và Qatar bởi Doha rất quan trọng đối với lợi ích ngoại giao và quân sự Mỹ.
Qatar là nơi có căn cứ không quân al-Udeid, nơi Mỹ bắt đầu mọi chiến dịch trên không của liên minh trong khu vực, bao gồm cả không kích Nhà nước Hồi giáo (IS). Quân đội Mỹ thông báo không có ý định rời al-Udeid, bất chấp căng thẳng ngoại giao trong khu vực.
8 quốc gia trong Liên đoàn Arab đã cắt hoặc giảm cấp quan hệ ngoại giao với Qatar. Đồ họa: BBC
Vũ Hoàng
Theo VNE
Ả-rập Xê-út ra tối hậu thư cho Qatar trong 24 giờ Ả-rập Xê-út, một trong số các quốc gia tuyên bố cắt quan hệ với Qatar, đã ra tối hậu thư yêu cầu Doha phải thực hiện một số điều kiện trong vòng 24 giờ để có thể xem xét lại mối quan hệ đang gặp khủng hoảng giữa hai nước. Các tòa nhà cao tầng tại Doha, Qatar (Ảnh: Reuters) Theo hãng tin...