Cuộc sống ở nơi nóng nhất hành tinh
Người dân sống quanh Thung lũng Chết vẫn chạy bộ ngoài trời đều đặn, dưới cái nóng hơn 42 độ C.
Khoảng 300-400 người sống quanh năm ở Thung lũng Chết, một trong những nơi nóng nhất hành tinh với nhiệt độ cao nhất lên tới 54 độ C. Phần lớn là nhân viên của vườn quốc gia Death Valley (Thung lũng Chết), bang California và các khách sạn địa phương. Dưới đây là chia sẻ của những người dân về việc sống ở một trong những nơi có nhiệt độ khắc nghiệt nhất thế giới như thế nào.
Trẻ em tổ chức một buổi bán bánh nướng tại cộng đồng dân cư Cow Creek, cách vườn quốc gia Thung lũng Chết hơn một giờ đi xe.
Chiều ngày 16/8/2020, nhiệt độ ở vườn quốc gia này chạm ngưỡng 54 độ C – mức kỷ lục và cũng có khả năng là mức cao nhất từng được ghi nhận trên trái đất. Nhưng với những người sống gần trạm Furnace Creek – khu vực đo được nhiệt độ nóng kỷ lục – ngày tháng 8 hôm đó cũng chỉ giống như mọi ngày khác trong năm.
Brandi Stewart, nhân viên thông tin của vườn quốc gia, cho biết hầu hết các ngày tháng 7 và 8 mọi năm, bạn đều có cảm giác như đang đi vào lò nướng. “Nóng hầm hập. Bạn đi ra ngoài và ngay lập tức bạn cảm thấy hơi nóng trên da của bạn. Không khí khô, và bạn không cảm thấy ướt mồ hôi vì chúng đã bốc hơi ngay lập tức”, Stewart nói.
“Trò chuyện qua điện thoại, tôi thường nghe bạn bè kể: ‘Nhiệt độ ngoài trời là 26 độ C, và tớ đang mặc quần short và áo phông’. Nhưng nếu phải đến đó, chắc chắn tôi sẽ mặc quần áo dài”, cô cho hay.
Suốt tháng 8, nhiệt độ ban ngày tại thung lũng vào khoảng 43 – 51 độ C. Vào ban đêm, thời tiết vào khoảng 32 độ C trở lên. Bất chấp cái nóng, người dân vẫn làm việc, gặp gỡ giao lưu và tập thể dục ngoài trời.
Patrick Taylor, trưởng bộ phận thông tin khách hàng tại vườn quốc gia, cho biết ai cũng cần thời gian để làm quen với cái nóng. Mùa hè đầu tiên của anh ở nơi này diễn ra “khá khó khăn”. Khi cơ thể không thể thích nghi với nhiệt độ quá cao, con người có thể đối mặt với nguy cơ đột quỵ. Tuy nhiên, phần lớn mọi người sẽ thích nghi sau một vài tuần. Để quen với thời tiết nóng nực, cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn. Song không khi ở Thung lũng Chết rất khô, điều đó khiến mồ hôi bay hơi nhanh và làm mát cơ thể hiệu quả hơn.
Video đang HOT
Taylor cho biết anh và những người khác mất khoảng một năm để hoàn toàn quen với thời tiết khắc nghiệt ở trạm Furnace Creek. “Tôi không biết liệu có ai đó thực sự thích nhiệt kế chỉ hơn 51 độ C không, nhưng thực tế mọi thứ không đáng sợ như vậy”, người đàn ông 7 năm ở trạm Furnace Creek cho hay.
Những đứa trẻ sống ở Thung lũng Chết vui chơi ngoài trời dưới cái nắng khắc nghiệt.
Cow Creek, làng Timbisha Shoshone và Stovepipe Wells, ba cộng đồng chính có người sống quanh năm của Thung lũng Chết, đều ở xa. Thị trấn gần vườn quốc gia nhất cách đó một giờ lái xe. Do đó, một số trẻ em sống ở đây đi xe bus hàng tiếng đồng hồ để đến trường. Taylor và vợ quyết định cho cô con gái 5 tuổi ở nhà.
Khu Cow Creek có khoảng 80 ngôi nhà, người dân có thể đi bộ dễ dàng đến thăm nhau. Tại đây có một phòng tập thể dục chung, sân chơi, thư viện. Mọi nhà đều lắp hai loại điều hòa: loại điều hòa thông thường và máy làm mát không khí. Nhưng không phải bất kỳ ai cũng dùng, có gia đình không bao giờ dùng điều hòa nhiệt độ, dù nhiệt kế trong nhà chỉ ngưỡng 35 độ C. Họ muốn tiết kiệm tiền.
Taylor cho biết, nơi làm việc của anh có xu hướng thu hút những người muốn làm việc chăm chỉ, và không bỏ cuộc khi gặp khó khăn. Người thân của những cư dân Thung Lũng Chết không thích ghé thăm họ vào mùa hè, nên chủ yếu hàng xóm láng giềng dành thời gian quây quần bên nhau.
150 nhân viên Dịch vụ Vườn quốc gia trong khu vực đã thành lập nhiều các câu lạc bộ để sinh hoạt chung: câu lạc bộ sách, thủ công, chạy bộ… Nhiều người thấy bất ngờ khi họ chạy ở ngoài trời vào tháng 7, khi thời tiết luôn trên ngưỡng hơn 40 độ C. Và Taylor khẳng định điều này hoàn toàn đúng. Trong đại dịch, quy định giãn cách khiến người dân khó tổ chức những hoạt động tập thể hơn trước. Nhưng họ vẫn gặp nhau qua các cuộc họp online.
Taylor nói rằng họ không bao giờ khuyên du khách chạy bộ ở Thung lũng Chết vào mùa hè. Nhưng với các nhân viên, khi họ chạy mỗi ngày và cơ thể quen với nhiệt độ 48,3 độ C, thì nhiệt kế có chỉ 48,8 độ C cũng không quan trọng.
Dù vậy, mọi người vẫn luôn chú trọng đến thời tiết khắc nghiệt khi hoạt động ngoài trời. Taylor và gia đình không bao giờ ra khỏi nhà mà không có điện thoại vệ tinh dự phòng, đề phòng mất sóng. Stewart không lái xe đến cửa hàng tạp hóa mà vắng mặt bạn trai và một bình nước lớn. Nỗi sợ hãi lớn nhất của Stewart là xe bị thủng lốp hay trục trặc. Vì vậy cô kiểm tra ôtô liên tục để tránh trường hợp bị mắc kẹt ở một khu vực hẻo lánh. Taylor và Stewart cho biết họ đều yêu cầu du khách phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa tương tự tron vườn quốc gia.
Ngoài Covid-19, cộng đồng ở Thung lũng Chết cũng phải đối mặt với một mối đe dọa lớn khác: biến đổi khí hậu. Sáu trong 10 tháng nóng nhất trong lịch sử được ghi nhận đã diễn ra trong 20 năm qua. Tháng 7/2018, khu vực này đã lập kỷ lục thế giới về tháng nóng nhất từng ghi nhận, với nhiệt độ trung bình hơn 42 độ C. Sự thay đổi nhiệt độ khiến việc kết nối mọi người trong cộng đồng khó khăn hơn. Trước đây, họ có thể tụ tập một tháng một lần để làm tiệc nướng BBQ vào ban đêm. Nhưng năm nay nhiệt độ cao hơn, nên 4-5 tháng các cư dân mới có thể tụ họp một lần.
Cuộc sống ở nơi mưa nhiều nhất thế giới
Ngôi làng Mawsynram ở Ấn Độ nổi tiếng là nơi ẩm ướt nhất Trái Đất bởi mưa liên tục khi gió mùa đến.
Nằm trên một sườn núi ở phía đông bắc Khasi, Ấn Độ, ngôi làng Mawsynram hầu như mưa quanh năm. Lượng mưa trung bình mỗi năm là 11,871 mm. Hiện tượng mưa lớn thường xuyên xảy ra do các luồng không khí quét qua vùng đồng bằng lũ lụt ở Bangladesh, mang hơi ẩm về phía bắc. Khi đi qua vùng đồi Meghalaya, đám mây gây mưa liên tục trong khu vực.
Để tránh mưa, người dân ở đây thường dùng vật dụng truyền thống được gọi là knups, làm từ các nan tre. Hình dáng giống mai rùa của dụng cụ này giúp họ đứng vững trước những cơn gió lớn trong mưa.
Khi gió mùa đến, tiếng mưa trên mái tôn to đến nỗi học sinh không thể nghe thầy cô giảng bài. Những mái nhà trong làng được lót bằng lớp cỏ dày nhằm làm giảm tiếng ồn của mưa. Sạt lở đất là chuyện thường sau mỗi trận mưa. Để thông đường, đàn ông trong làng sẽ được trả công 2,6 USD/ngày.
Tại nơi ẩm ướt nhất Trái Đất này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh tượng những đám mây cuộn tròn bên vách núi thẳng đứng. Mây bay vào nhà là hiện tượng quen thuộc ở đây. Du khách còn có thể chạm, ngửi và nếm mây. Mưa liên tục khiến cây cối trong vùng phát triển tươi tốt.
Các cây cầu vượt suối ở đây được người dân địa phương thiết kế theo cách truyền thống độc đáo. Họ chăm chút các rễ cây cao su cho tới khi mọc sang tới bờ bên kia. Hình ảnh những cây cầu vượt suối bằng rễ cây tự nhiên đã thu hút nhiều du khách ghé thăm ngôi làng.
Khi được hỏi những khó khăn khi sống ở nơi mưa liên tục, anh Winchester Lyngkhoi (26 tuổi) cho biết: "Chúng tôi không nghĩ về điều đó. Dù mưa, chúng tôi vẫn phải làm việc nên đã quen với điều đó".
Mưa lớn chủ yếu diễn ra vào ban đêm. Lượng mưa đạt mức cao nhất vào tháng 6,7. Giống hầu hết ngôi làng thuộc vùng Meghalaya, phía đông bắc Ấn Độ, người dân ở đây thuộc dân tộc thiểu số Khasi.
Trừ khoảng thời gian chìm trong những cơn mưa triền miên, ngôi làng phải đối mặt với tình trạng thiếu nước vào mùa đông. Người đứng đầu làng sẽ phân xử tranh cãi của dân cư tại các vòi nước công cộng.
Mẻ hến cào sớm Cần Giờ Du khách đến Cần Giờ ngoài tham quan Rừng Sác, đến đảo Khỉ, còn có dịp tìm hiểu cuộc sống bình dị của người dân nơi đây. Khi trời vừa hửng sáng, anh Nguyễn Văn Nghĩa, nhà ở ấp Cộng Hòa, xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, TP HCM, tranh thủ ra biển để cào hến. Anh dựng chiếc xe máy rồi băng...