Cuộc sống ở ‘địa ngục trần gian’ của Robinho
Từng sống trong biệt thự xa hoa thời hoàng kim, cựu ngôi sao Man City, Robinho giờ đây đang phải trốn trong căn phòng giam bê tông có diện tích chừng 8m2, khi thụ án 9 năm tù
Robinho từng bị Tòa án giám đốc thẩm tại Rome (Italia) tuyên phạt án tù 9 năm vì cáo buộc hiếp tập thể một phụ nữ trong thời gian còn thi đấu cho Milan hồi tháng 1/2022. Theo cáo trạng, sự việc xảy ra vào tháng 1/2013 tại một hộp đêm ở Milan. Nạn nhân là một phụ nữ người Albania tới đây tổ chức sinh nhật cùng hai người bạn. Vào thời điểm đó, ngoài Robinho còn “cạ cứng” Ricardo Falco cùng 4 người đàn ông khác. Sau khi chuốc rượu cho nạn nhân say mềm, Robinho đã cưỡng nạn nhân. Với những bằng chứng thu thập được, tòa án Italia đã kết án Robinho và Ricardo Falco 9 năm tù giam, đồng thời phải bồi thường cho nạn nhân 60.000 euro.
Vào thời điểm phiên tòa giám đốc thẩm tại Rome tuyên phạt, Robinho đã quay về sống ở Brazil, nên anh ta vẫn nhởn nhơ như không. Lý do bởi hiến pháp Brazil không cho phép dẫn độ công dân của mình sang nước khác. Tuy nhiên, hiến pháp Brazil cũng quy định rằng một công dân nếu bị kết án ở nước ngoài, như trường hợp của Robinho, sẽ chấp hành bản án ở trong nước nếu quy trình tố tụng tuân thủ luật pháp và bản án không vượt quá 30 năm tù. Tiếp đó, Văn phòng Tổng chưởng lý Brazil (PGR) đã thông báo về quyết định phê chuẩn bản án dành cho Robinho từ tòa án Italia.
Robinho tự đẩy mình vào cảnh tù tội
Robinho, người từng được ví von là “Tiểu Pele” giờ đây đang phải thụ án 9 năm tù giam ở nhà tù P2 tại Tremembe, Brazil. Cựu ngôi sao Man City với tài sản ròng ước tính khoảng 60 triệu bảng đang phải trốn trong phòng giam có diện tích chừng 8m2. Ngoài Robinho, còn có một tù nhân khác cũng bị giam trong căn phòng chật chội này. Phòng giam chỉ có một chiếc giường đơn, một bồn rửa nhỏ và một nhà vệ sinh.
Ngoài ra, nó có một cửa sổ có song sắt đặt ở tít trên cao để lấy không khí cho tù nhân. Tại đây, Robinho sẽ bị theo dõi và giám sát nghiêm ngặt. Theo quy định của nhà tù, khi ở trong phòng giam biệt lập, mọi hoạt động đều bị cô lập, và Robinho được ăn 4 bữa mỗi ngày, bữa đầu tiên lúc 6 giờ sáng và bữa cuối cùng lúc 5h30 chiều.
Video đang HOT
Các bữa ăn trong tù đương nhiên khác xa một trời một vực với những thứ “sơn hào hải vị” mà Robinho thưởng thức trong các bữa tiệc xa hoa với thức ăn đồ uống thượng hạng trước đây. Tất cả 430 tù nhân, trong đó có Robinho, phải lao động cải tạo trong suốt thời gian ngồi sau song sắt chấp hành án tù. Theo tờ nhật báo O Globo, Robinho cùng các tù nhân phải tham gia sản xuất bàn ghế trường học hoặc thậm chí pha chế, sản xuất thuốc khử trùng nhà vệ sinh, sản phẩm nổi tiếng của nhà tù P2 từ trước đến nay.
Cũng nói thêm, các nhà tù ở Brazil có biệt danh là “địa ngục trần gian” vì điều kiện sinh hoạt cực kỳ tồi tệ, với tình trạng quá tải, bạo lực, hình phạt nghiêm khắc cũng như những vụ đánh giữa các tù nhân. Robinho giờ đây đang hối cải và ăn năn khi tự đẩy bản thân vào cuộc sống tù khủng khiếp.
Thăm nhà tù Côn Đảo: Dấu ấn lịch sử không bao giờ quên
Côn Đảo là nơi lưu giữ dấu tích 113 năm (1862-1975) nếm trải "địa ngục trần gian" của những chiến sĩ cách mạng kiên trung.
Côn Đảo là quần đảo thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Năm 1861, thực dân Pháp chiếm Côn Đảo và lập ra hệ thống nhà tù vào năm 1862, kể từ đó tính tới ngày đất nước thống nhất năm 1975, Côn Đảo trở thành "địa ngục trần gian" trong suốt 113 năm.
Dưới con mắt của thực dân, Côn Đảo là một nơi lý tưởng, đáp ứng tốt những yêu cầu đối với một nhà tù bởi Côn Đảo bốn bề là biển, cách xa đất liền, không có phương tiện nên người tù khó bề trốn thoát.
Côn Đảo trở thành "địa ngục trần gian" trong suốt 113 năm. Ảnh: Hải Minh
Hệ thống nhà tù ở Côn Đảo gồm: Trại Phú Hải, Trại Phú Sơn, Trại Phú Thọ, Trại Phú Tường, khu biệt lập Chuồng Cọp, khu Chuồng Bò, Trại Phú An, Trại Phú Phong và Trại Phú Hưng với 127 phòng giam, 44 xà lim và 504 phòng giam biệt lập.
Nơi đây thời Pháp thuộc đã giam giữ những người tham gia các phong trào cách mạng và những người yêu nước chống lại chính phủ thuộc địa, và sau đó lại được Mỹ sử dụng để giam cầm tù nhân.
Trại giam Phú Hải là trại giam lớn nhất và lâu đời nhất tại hệ thống nhà tù Côn Đảo. Ảnh: Hải Minh
Được xây dựng vào năm 1862, Trại giam Phú Hải là trại giam lớn nhất và lâu đời nhất tại hệ thống nhà tù Côn Đảo. Trại giam Phú Hải bao gồm 33 phòng giam chia thành 2 dãy nằm đối diện nhau, 5 phòng giam mỗi bên, nối qua hai dãy là 20 hầm đá hay còn được gọi là xà lim, 2 hầm xay lúa cho tù nhân lao động, 1 phòng tử hình và 1 khu đập đá.
Nơi đây, bọn cai ngục dùng các đòn tâm lý để thuyết phục các chiến sĩ cách mạng phục tùng, khi không được bọn chúng quay sang giam cầm, tra tấn. Những nhân vật được tạo dựng lại bằng sáp tại nhà tù Phú Hải nhằm tái hiện cách đối xử dã man đối với tù nhân người Việt.
Hình sáp tại Trại giam Phú Hải. Ảnh: Hải Minh
Là du khách đến từ Hà Nội, chị Phạm Thuý Ngọc (23 tuổi) cho biết: "Tôi đã được tham quan hình sáp tại Trại giam Phú Hải. Những hình sáp tái hiện lại sự dã man của thực dân, đế quốc, tay sai đối với những người bị giam cầm.
Chiến tranh đã lùi xa, hàng vạn người đã ngã xuống, và chúng tôi được đến thăm nhà tù Côn Đảo, chứng kiến những chứng tích lịch sử để hiểu rõ về ý chí quật cường, trung kiên của bậc cha ông trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc".
Du khách tham quan Trại giam Phú Hải. Ảnh: Hải Minh
Ngày nay, Côn Đảo đã trở thành một khu di tích lịch sử Cách mạng lớn, nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Họ luôn tìm về đây để lắng nghe những câu chuyện lịch sử hào hùng của mảnh đất này.
Khám phá biệt thự xa hoa của nữ diễn viên Emma Roberts Không giống với những tòa lâu đài hay biệt thự của giới siêu giàu Hollywood, biệt thự của nữ diễn viên Emma Roberts lại toát lên vẻ cổ kính, sang trọng với tông màu ấm áp. Ngôi nhà của Emma Roberts ở Los Angeles được ví như "chiếc tử cung ấm áp", nơi cô có thể cảm thấy được bảo vệ và hạnh...