Cuộc sống ở châu lục cuối cùng trên thế giới nhiễm Covid-19
Bên cạnh sự lạnh giá, khô hạn và khan hiếm thực phẩm, các nhà khoa học đang phải đối diện với thách thức mới là dịch bệnh.
Ngày 21/12, một cơ sở nghiên cứu của Chile đã báo cáo 36 trường hợp nhiễm nCoV tại Nam Cực, một trong số ít những nơi “miễn nhiễm” với virus nCoV trong nhiều tháng qua. Tất cả người bệnh được chuyển đến Chile, trong điều kiện sức khỏe ổn định. Ảnh: Alexandre Meneghini/Reuters
Với điều kiện thời tiết khó khăn và mùa đông tối tăm, lục địa rộng gần 14,2 triệu km2 là nơi duy nhất không có người bản địa. Phần lớn người đến đây là những nhà nghiên cứu và khách du lịch, cũng vì thế mà nơi này còn có tên gọi là lục địa quốc tế. Ảnh: Pauline Askin/Reuters
Sau Hiệp ước Nam Cực được ký kết năm 1959 về cấm mọi hoạt động quân sự và thúc đẩy khoa học, ngày nay hơn 70 trạm nghiên cứu được đặt tại đây. Trong ảnh là trạm nghiên cứu Port Lockroy, nằm trên bờ biển phía tây của đảo Wiencke trong Quần đảo Palmer. Ảnh: Willem Tims/Shutterstock.
Mỗi năm, có khoảng 1.000 nhà khoa học tiến hành nghiên cứu tại các trạm. Họ nghiên cứu về các chủ đề khác nhau: sinh vật học, sinh thái học, địa chất học…
Trên ảnh là Wenjun Li, một nhà hóa học biển đến từ Trung Quốc, đang đi dọc bãi biển để tìm kiếm các mẫu vật ở Hannah Point trên đảo Livingston thuộc quần đảo South Shetland. Ảnh: Natacha Pisarenko/AP
Những người đến đây phải đối mặt với khí hậu khắc nghiệt và sự xa xôi. Alex Gaffikin, một nhà khí tượng học làm việc 2,5 năm tại một trạm nghiên cứu của Anh, nói rằng mùa đông có nghĩa là bạn phải đối diện với bóng tối liên tục. Nhưng đổi lại, Nam Cực khiến bạn cảm thấy đáng giá cho những đánh đổi này. Với Gaffikin, anh yêu nơi này vì nó là một nơi xa lạ và kỳ diệu. Anh có thể nhìn thấy những thứ ở Nam Cực mà không thể tìm thấy ở bất kỳ đâu trên thế giới như những đàn chim cánh cụt hoàng đế, sông băng khổng lồ, các sinh vật biển to lớn. Bên cạnh đó, các nhà khoa học lại hiếm khi phải đơn độc. Họ sống, ngủ, ăn và làm việc cùng nhau trong các cơ sở nghiên cứu nhỏ. Trên ảnh là trạm Amundsen-Scott South Pole của Mỹ, nơi có thể chứa 154 người sống trong các căn phòng đơn giống ký túc xá. Ảnh: Jeffrey Donenfeld/National Science Foundation
Video đang HOT
Thời tiết khắc nghiệt đồng nghĩa với việc nguồn cung cấp thực phẩm bị hạn chế. Bạn phải chấp nhận sử dụng những thứ có trong cửa hàng như đồ đông lạnh, đồ đóng hộp hay đồ khô. Trước đây, các nhà khoa học thậm chí săn bắt động vật để làm thức ăn. Tuy nhiên, ngày nay, việc ăn thịt động vật hoang dã bị giới hạn. Trên ảnh, đầu bếp Alan Sherwood đang chuẩn bị bữa tối cho 100 nhân viên. Ảnh: Alister Doyle/Reuters
Nước cũng là một nguồn tài nguyên quý giá trên lục địa. Họ phải làm tan tuyết vào mùa đông. Còn mùa hè, họ dùng các đường ống để lấy nước từ các đầm phá nhân tạo chứa nước do tuyết tan. Ảnh: Enrique Marcarian/AP
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng phải tham gia vào các khóa học về an toàn và sinh tồn. Trên ảnh, các nhà khoa học Mỹ đang tham gia học tại một lớp học an toàn thực địa tại trạm McMurdo.
Trên thực tế, các nhà khoa học cũng có thể gặp những trở ngại đầy thách thức. Năm 2018, 5 nhà nghiên cứu Mỹ bị mắc kẹt trên một hòn đảo ngoài khơi Nam Cực do điều kiện thời tiết. May mắn thay, họ được một tàu phá băng của Argentina giải cứu sau đó vài giờ. Ảnh: Elaine Hood/National Science Foundation
Ngoài nghiên cứu, các nhà khoa học còn tham gia các hoạt động tôn giáo, tổ chức các ngày lễ như giáng sinh và cả bỏ phiếu. Ở đây cũng có mạng Internet và dịch vụ điện thoại. Ảnh: Natacha Pisarenko/AP.
Nam Cực cũng là điểm đến yêu thích của ngày càng nhiều du khách đam mê khám phá, mạo hiểm trước đại dịch. Tùy thuộc vào số ngày trong hành trình, chuyến đi sẽ có giá khác nhau, từ 4.000 USD đến 20.000 USD (giá này là chi phí tour từ một trong các thành phố xuất phát, chưa gồm chi phí di chuyển, visa, ăn và ở trước sau chuyến đi). Trên ảnh là Nguyễn Duy Anh, một du khách Việt tham gia thử thách tắm biển ở nhiệt độ âm độ C tại Nam Cực vào tháng 12/2019. Ảnh: Nguyễn Duy Anh
05 chuyến đi trải nghiệm "bứt phá lẽ thường - bắt đầu từ Tuborg"
Đu dây băng rừng, bơi cùng cá mập, câu cá trên hồ băng, ngắm bình minh bên miệng núi lửa, hay bay không trọng lực, đó là những trải nghiệm kỳ thú Tuborg đem đến cho các bạn trẻ trong mùa hè năm nay, tiếp tục truyền đi thông điệp "Open to more", khuyến khích người trẻ không ngừng trải nghiệm, khám phá những điều thú vị trong cuộc sống.
Từ đại nhạc hội hoành tráng đến streetshow đầy ngẫu hứng, Tuborg luôn thành công trong việc đưa giới trẻ đi từ bất ngờ này đến ngạc nhiên khác. Sống bứt phá, cởi mở đón nhận những trải nghiệm mới, tinh thần "Open to more" lan tỏa theo từng dấu chân của thương hiệu này. Mùa hè năm nay, tinh thần ấy của Tuborg lại được một lần nữa được khẳng định khi đem đến 5 cơ hội du lịch trải nghiệm "có một không hai" ẩn dưới chiếc nắp giật của mỗi chai và lon bia Tuborg.
Lặng ngắm "bình minh đẹp nhất cuộc đời" trên đỉnh núi lửa Bali
Tại "thiên đường nhiệt đới" châu Á, những cái tên như Cổng trời Bali, Đền Tanah Lot và làng Ubud có lẽ đã quen với nhiều người. Nhưng những tín đồ du lịch trải nghiệm còn khám phá Bali tại một nơi khác - những miệng núi lửa còn ngủ yên, nguyên vẹn hoang sơ.
Người ta từng ví khoảnh khắc mặt trời ló rạng tại nơi đây là "bình minh đẹp nhất cuộc đời".
Sự kỳ vĩ của thiên nhiên khiến chúng ta nín thinh lặng ngắm, sợ rằng chỉ một chút lơ là cũng sẽ làm lỡ nhịp điệu của mặt trời đang lên, tuần tự đổ nắng lên những dãy núi ngả hồng trải dài. Lồng ngực được hít căng bầu không khí trong lành, tầm mắt được phóng ra xa hết mức, và tâm trí như "trong lành" hơn, sẵn sàng khám phá những giới hạn mới.
Đu dây băng qua đại ngàn Chiang Mai
Đến Thái Lan không chỉ có ăn lẩu chua cay, tham quan đền chùa và đi xe tuktuk, còn một trải nghiệm mới đang rất được ưa chuộng tại miền đất này - "trượt zipline". Zipline, hay còn được gọi là "Flight of the Gibbon" (Vượn bay), là trải nghiệm đu dây băng qua rừng trên những sợi cáp thép, cách mặt đất tới tận 40 - 70m.
Một khi đã chấp nhận thử thách, bạn sẽ được thắt đai an toàn, đội mũ bảo hiểm, hướng dẫn bám thật chặt vào dây cáp để giữ thăng bằng và rồi phóng mình ra không trung bao la.
Với vận tốc có thể lên đến 60km/h, xung quanh là gió rít, dưới chân là thăm thẳm đại ngàn và trên đầu là trời xanh lồng lộng, chúng ta lần đầu biết cảm giác tự do của những cánh chim. Đó là cảm giác "đã đời" mà bất cứ tâm hồn trẻ nào cũng muốn một lần trải nghiệm.
"Bơi" cùng cá mập tại "xứ sở hoang dã" Úc
Nước Úc xinh đẹp luôn là vùng đất gây nhiều bất ngờ cho du khách. Đó là nơi mà bạn vừa có thể vẫy vùng trong làn nước biển xanh ngắt tuyệt diệu, vừa có thể hòa mình vào điệu nhảy kỳ lạ của một bộ lạc châu Úc hay như hòa mình vào hình thức trải nghiệm du lịch độc đáo và không kém phần thử thách như... bơi cùng cá mập.
Cái hồi hộp, căng thẳng theo sát sườn, đến tận lúc đắm mình vào làn nước và lần đầu nhìn thấy tận mắt "sát thủ đại dương".
Không phải ngày nào xuống biển chúng ta cũng được bơi cùng những "người đồng hành khét tiếng" này. Nhưng sau đó, có lẽ chúng ta sẽ bình tĩnh lại, cảm nhận được nỗi sợ dần qua đi. Khoảnh khắc ấy, ta vừa vượt qua một giới hạn của chính mình.
Câu cá như "dân thổ địa" Nga bên hồ băng Baikal
Du lịch Nga được biết đến đến nhờ những công trình kiến trúc tráng lệ như cung điện Mùa Đông, Quảng trường Đỏ... Tuy nhiên, ít khách du lịch biết rằng, ở Nga có một hoạt động mà người dân bản địa nơi đây rất hay làm - câu cá trên hồ băng.
Tại hồ Baikal - hồ nước ngọt lớn nhất và sâu nhất thế giới, cái lạnh mùa đông sẽ làm mặt nước đông cứng lại và tạo thành một sân băng khổng lồ.
Vì hồ rất sâu nên sẽ mất nhiều thời gian hơn để khoan băng, đặt cần câu xuống nước và chờ đợi. Nhưng chiến lợi phẩm vì thế cũng sẽ xứng tầm. Câu cá trên hồ băng hẳn sẽ là một trải nghiệm rất khác mà ngoài "Xứ sở Bạch Dương", hiếm nơi nào có được.
Bay không trọng lực tại Singapore
Nhắc đến Singapore, mọi người thường liên tưởng đến những trung tâm thương mại hiện đại, những nơi check-in sang chảnh như Marina Bay, hay khu phố không ngủ về đêm Clarke Quay... Thế nhưng, ngày nay, đến đảo quốc sư tử, những người trẻ còn yêu thích một cảm giác mới mẻ - bay không trọng lực trong đường hầm gió iFly.
Trải nghiệm đầy kịch tính này sẽ thử thách "độ liều" của người chơi khi phải trải qua một khoảng thời gian như đang rơi tự do từ độ cao 3.658 mét.
Trong tích tắc, cơ thể được nhấc bổng lên, cảm giác hẫng ở chân lần đầu khiến ta nôn nao. Nhưng khi nhắm mắt lại, để bản thân dần quen với sự tự do "bay" trong không gian, ta thấy đầu óc cũng nhẹ bẫng, đầy sảng khoái.
Với những cơ hội du lịch trải nghiệm kì thú chờ đợi dưới chiếc nắp giật "dưới nắp chai" , Tuborg một lần nữa khẳng định vị trí của một người đồng hành thú vị, đáng tin cậy, sẵn sàng cùng giới trẻ đón nhận và chinh phục mọi trải nghiệm mới trong cuộc sống.
Phố đèn đỏ Amsterdam bây giờ ra sao? Khu phố De Wallen được người dân địa phương ví như "Disneyland phiên bản người lớn", và họ muốn chấm dứt điều này. Khi chính phủ áp lệnh phong tỏa toàn quốc vào giữa tháng 3, khu phố đèn đỏ De Wallen ở Amsterdam thành "thị trấn ma" sau một đêm. Mọi thứ trở nên hoang vu, ảm đảm vì vắng bóng người....