Cuộc sống mới của người dân sau 20 năm ‘nhường đất’ cho Dự án Thủy điện Tuyên Quang
Triển khai đồng bộ nhiều chính sách hỗ trợ người dân về đời sống và sản xuất, đến nay sau 20 năm thực hiện Dự án di dân tái định cư phục vụ công trình Thủy điện Tuyên Quang, đời sống của hơn 4.000 hộ dân với trên 20 nghìn nhân khẩu, sống tại 125 điểm tái định cư đã có nhiều đổi thay.
Người dân đã yên tâm sinh sống và làm giàu trên quê hương mới.
Các tuyến đường trong khu tái định cư thôn Mỹ Hoa, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn đã được đổ bê tông.
Cuộc sống nơi ở mới
Điểm tái định cư thôn Mường – thôn có nhiều hộ dân tái định cư Thủy điện Tuyên Quang sinh sống nhất trên địa bàn xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên, giờ đây những ngôi nhà khang trang mọc lên san sát, đường làng ngõ xóm được bê tông hóa phẳng phiu.
Ông Hồ Văn Chiều, Trưởng thôn Mường cho biết, thôn có 37 hộ dân tái định cư sinh sống, chủ yếu là đồng bào dân tộc Tày. Để giúp các hộ nhanh chóng ổn định cuộc sống, thôn luôn đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách hỗ trợ của nhà nước đến người dân; vận động, hướng dẫn người dân áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi… Nhờ chăm chỉ lao động, chịu khó học hỏi, nhạy bén trong phát triển kinh tế, thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao. Đời sống của người dân tái định cư tại thôn đã ổn định và được nâng lên rất nhiều. Nhiều hộ đã vươn lên làm giàu từ trồng cam, trồng chanh, kinh doanh dịch vụ. Toàn thôn chỉ còn một hộ tái định cư thuộc hộ nghèo là người khuyết tật, không có khả năng lao động.
Video đang HOT
Ông Tày Văn Tương, thôn Mường, xã Phù Lưu chia sẻ, trước kia, ở bản cũ rất khó khăn, gia đình ông chỉ quanh quẩn với nương rẫy. Đất nhiều nhưng không hiểu biết về canh tác, chưa đến vụ thu hoạch mà thóc, ngô trong nhà đã hết sạch. Về nơi ở mới, các hộ được Nhà nước cấp đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ dựng nhà, tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất… Nhà nước đầu tư bê tông hóa đường giao thông nông thôn, kéo điện lưới… cho các điểm tái định cư. Nhờ đó, việc sinh hoạt, đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân rất thuận lợi. Đây chính là điều kiện, là động lực để gia đình ông vươn lên thoát nghèo. Sau khi về tái định cư tại thôn Mường, từ tiền đền bù, hỗ trợ, gia đình ông Tương đầu tư trồng cam và kinh doanh cửa hàng tạp hóa. Vài năm trở lại đây, mỗi năm từ 4 ha cam và cửa hàng tạp hóa, gia đình ông Tương thu lãi gần 200 triệu đồng.
Cũng là hộ dân về tái định cư tại xã Phù Lưu, ông Nông Văn Chuyền, thôn Pá Han cho hay, thu nhập của gia đình ông đã cao hơn so với nơi ở cũ rất nhiều. Những hộ dân tái định cư như gia đình ông mong muốn tiếp tục được Nhà nước hỗ trợ về vốn vay phát triển sản xuất với thời hạn vay dài hơn, lãi suất thấp hơn để các hộ có thêm điều kiện để mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho gia đình.
Vì dòng điện của Tổ quốc
Dự án xây dựng công trình Thủy điện Tuyên Quang được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 288/QĐ-TTg, ngày 19/4/2002, triển khai đầu tư xây dựng từ năm 2003 và hoàn thành đưa vào hoạt động năm 2008. Công trình có lợi ích tổng hợp to lớn và có ý nghĩa không chỉ cho tỉnh Tuyên Quang mà cho cả vùng. Tuy nhiên, Dự án ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân do vùng ngập lụt khá lớn. Tổng diện tích đất thu hồi vùng lòng hồ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang là hơn 5.538 ha và mặt bằng công trường gần 650 ha; hơn 4.000 nghìn hộ dân và trên 20 nghìn nhân khẩu tại 12 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Na Hang phải di chuyển đến nơi ở mới.
Bà Nguyễn Thị Định (nguyên Giám đốc Ban Di dân, tái định cư Thủy điện Tuyên Quang thời kỳ 2002-2003) nhớ lại, những ngày đầu di dân, rất khó để thuyết phục người dân chấp nhận rời quê hương gắn bó bao đời để đến một vùng đất xa lạ. Cùng với đó, hệ thống kết cấu hạ tầng, công tác quy hoạch các khu, điểm tái định cư được tiến hành đồng thời với công tác bố trí dân chuyển đến tái định cư… Khó là vậy, nhưng với tinh thần “Tất cả vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc”, hàng trăm cán bộ của tỉnh Tuyên Quang, của các huyện có trình độ, kinh nghiệm, uy tín, am hiểu phong tục tập quán và tình hình địa phương được tăng cường về các xã, bản làng “cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc” để tuyên truyền, vận động và hướng dẫn bà con di dời. Hàng nghìn nhân công, cùng hàng trăm thanh niên tình nguyện, bộ đội, công an đã được huy động giúp bà con di chuyển đến nơi ở mới an toàn.
Những ngôi nhà khang trang xuất hiện ngày một nhiều ở khu tái định cư thôn Mỹ Hoa, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn.
Với nhiều giải pháp đồng bộ, từ năm 2003 đến năm 2006, các hộ di dân đã được di chuyển và bố trí sắp xếp tái định cư cho đến tại 125 điểm tái định cư thuộc 42 dự án tái định cư trên địa bàn các huyện Lâm Bình, Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn, thành phố Tuyên Quang đảm bảo an toàn, đúng tiến độ, góp phần quan trọng vào việc xây dựng Nhà máy Thủy điện Tuyên Quang.
Đến nơi ở mới, các hộ dân ngoài việc được hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, đào tạo nghề…các khu tái định cư còn được đầu tư xây dựng đường giao thông, nhà văn hóa, trường học… Hiện 100% hộ dân tái định cư được sử dụng điện lưới quốc gia; 99% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh. 100% trẻ em đến tuổi đi học được đến trường; tỷ lệ phổ cập giáo dục tiểu học vùng tái định cư là 100%, phổ cập giáo dục Trung học Cơ sở là 99%. Người dân được tiếp cận dịch vụ y tế tốt hơn khi ốm đau, bệnh tật…
Mục tiêu của Đề án tổng thể di dân, tái định cư Dự án Thủy điện Tuyên Quang là “Đảm bảo các điều kiện để người dân tái định cư ổn định chỗ ở và đời sống, từng bước thay đổi cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng tốt hơn nơi ở cũ; giữ vững ổn định chính trị – xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái”. Ông Nguyễn Văn Định, Giám đốc Ban Di dân, tái định cư Thủy điện Tuyên Quang cho biết, các nội dung công việc của Đề án tổng thể di dân, tái định cư Dự án Thủy điện Tuyên Quang đã cơ bản hoàn thành nhưng vẫn còn một số nội dung đầu tư ổn định đời sống chưa hoàn thành và một số công trình hạ tầng đang thi công…
Để thực hiện hoàn thành toàn bộ các nội dung của Đề án, Ban Di dân, tái định cư Thủy điện Tuyên Quang sẽ tiếp thu ý kiến lãnh đạo chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Tuyên Quang và hướng dẫn tham mưu, phối hợp của các Sở, ngành trong tỉnh. UBND huyện, thành phố, UBND các xã có tái định cư tập trung chính vào ba nhiệm vụ cụ thể. Đó là tiếp tục thực hiện hoàn thành dứt điểm các nội dung, mục tiêu của Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1766/QĐ-TTg, như hỗ trợ ổn định đời sống phát triển sản xuất (đất ở, đất sản xuất..), đầu tư xây dựng các công trình theo đề án được duyệt và kế hoạch được UBND tỉnh giao, hoàn thành việc quyết toán Đề án tổng thể di dân, tái định cư dự án Thủy điện Tuyên Quang cho các hạng mục, công trình thực hiện theo Quyết định số 08/2007/QĐ-TTg và Quyết định số 1766/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (phấn đấu hoàn thành trong năm 2024); nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và giải quyết kịp thời những tồn tại, vướng mắc theo đơn thư của người dân tái định cư trong quá trình thực hiện công tác di dân, tái định cư Dự án Thủy điện Tuyên Quang theo quy định; quan tâm đối với công tác giảm nghèo, công tác an sinh xã hội.
Triển khai chính sách viễn thông hỗ trợ người dân vùng ảnh hưởng bão Noru
Nhằm hỗ trợ người dân tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 4, ngày 28/9, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) quyết định triển khai ngay một số chính sách viễn thông.
Trường THCS Quế Mỹ 1, xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn (Quảng Nam) bị tốc mái, hư hỏng nặng được khẩn trương sửa chữa để đua vào sử dụng trong vài ngày tới. Ảnh: Hữu Trung/TTXVN
Cụ thể, Viettel sẽ tạm hoãn chặn một chiều, hai chiều từ ngày 28/9 đến 10/10/2022 với khoảng 54.000 thuê bao trả sau (di động, cố định, truyền hình..) chưa đóng cước tại 9 địa phương gồm Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai và Kon Tum.
Viettel đồng thời triển khai chính sách sử dụng internet di động thay thế cố định (tặng 14GB/tuần) cho khoảng 15.000 thuê bao sử dụng dịch vụ cố định băng rộng, thuê bao cung cấp dịch vụ đặc thù như khách sạn, quán cafe, cửa hàng tiện lợi, dạy học trực tuyến, khách hàng bị sự cố do ảnh hưởng của bão... Viettel cũng hỗ trợ miễn phí khoảng 1.000 sim data (5GB/ngày); cho mượn bộ kết nối Dcom (5GB/ngày) đối với các khách hàng không có thiết bị.
Một số lượng lớn gồm hơn 16.000 thiết bị các loại như Dcom wifi, modem, camera, V-tracking, S-tracking... cũng đã được Viettel điều chuyển đến các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 4 nhằm hỗ trợ, ứng cứu thông tin, đảm bảo dịch vụ. Viettel cũng sẽ điều chỉnh tiền cước đối với các thuê bao cố định bị gián đoạn thông tin trong bão với số lượng dự kiến 226.000 thuê bao với chi phí khoảng 1,1 tỷ đồng.
Viettel cũng liên tục cập nhật tình hình diễn biến sau bão số 4 và các khuyến cáo cần thiết qua tin nhắn thoại, tin nhắn SMS tới 3,2 triệu thuê bao di động và 1,1 triệu thuê bao cố định băng rộng. Tổng đài chăm sóc khách hàng của Viettel cũng trực liên tục, đảm bảo phục vụ xuyên suốt, kịp thời hỗ trợ tới tất cả các khách hàng, tăng cường 30% lượng nhân sự chăm sóc khách hàng tuyến đầu đảm bảo phục vụ 24/7.
Theo chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông, Viettel là đơn vị đảm bảo thông tin cho Ban Chỉ đạo tiền phương ứng phó bão số 4. Do đó, trước cơn bão, Viettel đã đưa vào hoạt động "Trung tâm điều hành mạng lưới dã chiến" tại 11 tỉnh, thành phố trong vùng ảnh hưởng của bão. Các trung tâm này thực hiện giám sát, cảnh báo, hỗ trợ trực tiếp cho việc chỉ đạo điều hành, ứng cứu khi xảy ra sự cố viễn thông. Viettel đã triển khai các đường chờ dự phòng cho mạng truyền dẫn, các đường cáp trục quốc gia, cáp liên tỉnh, liên huyện, điều động trên 2.000 nhân sự kỹ thuật và các trang thiết bị, vật tư đến các địa phương.
Hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai, sớm ổn định đời sống Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ ứng phó với mưa lớn, lốc, sét, mưa đá và nguy cơ xảy ra lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ; huy động lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả...