Cuộc sống mới của cậu bé nghị lực cõng gạch 12kg lấy 2 nghìn đồng
Vào khoảng giữa năm 2020, hình ảnh một cậu bé vóc dáng nhỏ nhắn đang oằn lưng cõng những viên gạch trên lưng leo dốc để đổi lấy chút tiền ít ỏi khiến nhiều người phải xót xa.
Trước hoàn cảnh khó khăn của gia đình em, các nhà hảo tâm đã giúp đỡ rất nhiều để cuộc sống của cậu bé trở nên dễ dàng hơn.
Hình ảnh cậu bé Sùng Mí Sò từng được rất nhiều người chú ý đến. (Ảnh: Thanh Niên)
Sinh sống ở xã Sủng Là, Đồng Văn, Hà Giang, Sùng Mí Sò nhận về không ít sự thương cảm về hoàn cảnh của mình. Bố của em đã không còn, mẹ thì đi lấy chồng mới nên ba anh em Sò phải sống cùng ông bà nội.
Ba anh em Sùng Mí Sò cùng với ông bà nội. (Ảnh: 24h)
Sò đang theo học tại trường tiểu học Sủng Là, em út học tại trường thôn Lao Xa, còn riêng em thì hai đã phải nghỉ học từ khi bố qua đời. Những hình ảnh cõng gạch của Sò được chụp lại trong khoảng thời gian em được nghỉ vì dịch bệnh bùng phát.
Mỗi viên gạch cõng được, Sò được trả 2 nghìn đồng, chẳng nhiều nhặn gì nhưng cũng đủ để mua gói mì tôm cho các em đổi bữa. Sò cho biết vì nhà nghèo nên mới tranh thủ kiếm tiền chứ không ai bắt buộc em phải làm công việc này.
Video đang HOT
Căn nhà đắp đất sơ sài nơi gia đình Sùng Mí Sò sinh sống. (Ảnh: 24h)
Trước khi nhận được sự giúp đỡ cả nhà của Sò thường phải ăn mèn mén thay cơm. (Ảnh: 24h)
Trao đổi với Dân Việt chiều ngày 5/3, ông Vàng Dỉ Xoáng – Chủ tịch UBND xã Sủng Là cho biết, hiện tại Sò cùng gia đình đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của chính quyền địa phương cũng như từ các tổ chức, cá nhân.
Ông Xoáng chia sẻ: “Hiện tại, Sò có hai sổ tiết kiệm, một sổ 40 triệu đồng, vừa rồi chúng tôi lập thêm một sổ tiết kiệm 20 triệu đồng nữa, tổng Sò có được 60 triệu đồng. Số tiền này chỉ rút lãi ra đưa cho gia đình em Sò nhưng do mới làm sổ nên chưa có lãi.”
Chính quyền cùng các tổ chức từ thiện đến trao sổ tiết kiệm cho cậu bé. (Ảnh: Dân Việt)
Ngoài ra, Sò vẫn được đi học bình thường, các chế độ ăn ở bán trú, học phí đều là miễn phí. Đến cuối tuần được nghỉ, em mới về nhà để phụ giúp ông bà nuôi gia súc, làm ruộng.
Với những gì được hỗ trợ đến hiện tại, cuộc sống của Sùng Mí Sò và gia đình đã cải thiện hơn rất nhiều. Đây chính là tin vui dành cho Sò cũng như với những ai quan tâm đến cậu bé nghị lực này.
Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!
Bố đẻ nằm viện, chồng còn yêu cầu phải ở nhà lo sắm Tết nhà nội cho chu đáo, cô vợ có màn "ra tay" khiến anh hối hận không kịp
"Mấy hôm trước, huyết áp của bố đẻ em lên cao quá dẫn tới đột quỵ, cũng may mẹ em phát hiện đưa đi cấp cứu kịp thời...", người vợ kể.
Kết hôn là bước ngoặt lớn nhất cuộc đời người phụ nữ. Sau khi đi làm dâu, toàn bộ thời gian, tâm trí của họ phải dành chăm lo nhà chồng. Thương nhớ bên ngoại đành giấu kín trong lòng, thi thoảng về thăm cũng chỉ chớp nhoáng lại mau mải về lo công việc bên nội. Sự hi sinh, thiệt thòi này phụ nữ chịu đựng chỉ mong chồng có thể thấu hiểu mà biết san sẻ, thể hiện niềm quan tâm của mình với nhà ngoại.
Vì không may mắn lấy phải người đàn ông vô tâm khiến cuộc sống hôn nhân áp lực, mới đây, một người vợ đã lên mạng xã hội chia sẻ câu chuyện gia đình mình:
" Bố mẹ em chỉ có 2 cô con gái. Chị em công tác, lấy chồng trong nam. Cũng may em lấy chồng cách nhà đẻ hơn chục cây số nên vẫn chạy đi chạy lại được.
Bài chia sẻ của người vợ
Nhưng nói thật, hơn chục cây số chạy trong thành phố, xe cộ tắc đường, rồi bận con cái nên 1 tuần em cũng chỉ về thăm ông bà được 1 lần. Thời gian nào bận quá có khi cả tháng mới về được. Mấy năm trước bố mẹ em khỏe còn đỡ, 2 năm nay bố mẹ bị huyết áp cao cộng thêm tiểu đường nên em lo, muốn đón 2 ông bà về sống cùng vợ chồng hoặc hai vợ chồng dọn sang ở với ông bà cũng được. Bởi thứ nhất, bố mẹ chồng em ở riêng, không sống cùng tụi em. Thứ 2, nhà ngoại em rộng rãi, bọn em về sống thoải mái nhưng anh một mực không chịu. Anh tuyên bố không ở rể, cũng không cho em đón bố mẹ vợ sang. Không biết bao nhiêu lần vợ chồng cãi vã, căng thẳng về chuyện này mà vẫn chưa giải quyết dứt điểm được.
Mấy hôm trước, huyết áp của bố em lên cao quá dẫn tới đột quỵ, cũng may mẹ em phát hiện đưa đi cấp cứu kịp thời chứ không mất mạng. Khổ nỗi, chị gái em lấy chồng xa, đang dịch không bay ra được, trong viện có mỗi mẹ em tất tưởi chạy đi chạy lại chăm ông. Đã vậy lại sắp Tết, việc nhiều em cứ cuống cuồng lo sắp xếp . Chồng em thản nhiên như không. Anh ấy làm bên xây dựng, công trình tất toán hết rồi, giờ đang nghỉ Tết, ra Giêng mới có việc. Thế mà vợ bảo vào việm chăm bố đỡ mẹ, anh ấy không chịu. Không còn cách nào, em xin nghỉ Tết sớm để tranh thủ vào lo cho ông. Không ngờ chồng em lại lớn giọng quát vợ: 'Nghỉ việc thì liệu ở nhà lo sắm Tết dần đi, rồi còn về nội. Bố ốm có mẹ chăm, chưa tới lượt chúng mình. Tết nhất ai cũng có công có việc cả, em tập trung lo việc nhà chồng đi'.
Đến đây thì thực sự là em cạn lời với sự ích kỷ, bạc bẽo của chồng. Không nhịn nữa, em đi vào trong phòng đóng cửa viết đơn ly hôn trong vòng đúng 15 phút là xong, ký sẵn đâu đấy đưa cho chồng bảo: 'Từ nay chuyện nhà anh, anh lo, chuyện nhà tôi, tôi lo. Anh nghĩ bố tôi nằm viện mà tôi còn tâm trí đi sắm Tết à. Ích kỷ như anh, tốt nhất nên sống 1 mình'.
Ảnh minh họa
Nói xong em gấp đồ bế con đi luôn. Tối ấy em cũng gọi điện về nói chuyện với bố mẹ chồng xin phép Tết này không về nội được vì còn phải cùng mẹ chăm bố. Em kể lại toàn bộ sự việc, thái độ của chồng lúc đó. Ông bà nội nghe xong, biết con trai mình sai nên cũng bảo em cứ bình tĩnh, yên chí chăm lo cho bố đẻ. Ông bà nói sẽ khuyên bảo chồng em. Nghĩ mà bực không chịu được".
Sự ích kỷ của người chồng trong câu chuyện khiến ai theo dõi đều thấy bất bình nên mọi người đều tán thành với cách xử lý của cô vợ. Trong hôn nhân, nội ngoại đôi bên phải được đối đãi công bằng như 1. Tuy nhiên người chồng trong câu chuyện trên lại quá ích kỷ khiến vợ anh bức xúc "vùng lên" là chuyện dễ hiểu. Bởi suy cho cùng, sống với 1 người chồng không bao giờ biết đặt mình vào lập trường của vợ để suy nghĩ thì quả là nỗi bất hạnh lớn đối với phụ nữ. Tới một lúc nào đó sức chịu đựng không còn, họ sẽ chẳng ngần ngại mà lựa chọn chia tay không nuối tiếc.
Gần Tết còn phải xách vali đi thuê trọ, chồng nhắn tin đòi cả nhẫn cưới, cô vợ đáp đúng 1 câu đảo ngược vị thế trong "phút mốt" Có lẽ sự đau khổ đã chai sạn nên cô vợ cũng chẳng "ngán ngẩm", cô đáp lại 1 câu ngắn gọn nhưng khiến những người đang sống trong hôn nhân phải suy ngẫm. Nói Tết là người ta nghĩ ngay đến gia đình sum vầy, đoàn tụ song có những hoàn cảnh đặc biệt, Tết đến Xuân về lại lặng thầm lau...