Cuộc sống lắt léo nơi “địa đạo” bất đắc dĩ trong lòng Sài Gòn
Nhiều tháng nay, các hộ dân trên đường Phan Văn Hân, quận Bình Thạnh, TPHCM như sống trong “địa đạo” vì mặt đường cao hơn nhà hàng mét…
Hơn 3 tháng nay, các hộ dân khổ sở khi phải khom lưng, cúi người luồn lách để vào nhà như “hầm” ở đường Phan Văn Hân, phường 17, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tuyến đường Phan Văn Hân được nâng cấp để cải tạo hệ thống thoát nước, phần cốt đường cao hơn nền nhà dân tới 0,5-1,2 mét.
Gia đình ông Lâm Văn Chính (66 tuổi) là một trong 30 hộ dân sống ở đường Phan Văn Hân có nhà biến thành “hầm” khi đường được làm mới. Ông Chính bị liệt nên việc di chuyển gặp khá nhiều khó khăn, mỗi lần muốn lên đường ông Chính phải nhờ vợ con đỡ.
“Tôi bị tai nạn nên gãy cột sống chỉ nằm một chỗ, nay muốn đi đâu cũng khó vì trèo lên đường vất vả lắm. Chỉ mong chính quyền giải quyết mua nốt phần đất dư không ai ở bên cạnh nhà, để gia đình tôi sửa lại cho hợp lý, ổn định cuộc sống”, ông Chính cho biết.
Nằm ngay bên cạnh nhà ông Chính là gia đình bà Võ Ngọc Ảnh (86 tuổi) với 11 người cùng chung sống. Nhà nhỏ, mặt đường cao hơn nhà nên nhà nóng hầm hập, các thành viên thường chỉ về nhà buổi tối hoặc mang ghế lên vỉa hè ngồi tránh nắng mỗi buổi trưa. Việc thi công đường cũng khiến nhà vệ sinh của gia đình bà Ảnh bị nứt toác.
Nhiều gia đình đóng cửa mặt tiền, mở lối đi từ các con hẻm nhỏ chật chội để đi lại cho thuận tiện. Những hộ dân có điều kiện thì đã đổ đất để nâng nền nhà, nhưng cũng còn rất nhiều nhà vì khó khăn nên đành chấp nhận sống chung với căn nhà như “địa đạo”.
Hơn 30 căn nhà trên tuyến đường Phan Văn Hân, quận Bình Thanh biến thành “địa đạo” sau khi tuyến đường cải tạo nâng cấp.
Nhà nhỏ, thấp hơn mặt đường nên buổi trưa nóng hầm hập, nhiều gia đình phải sinh hoạt ngay trên vỉa hè trước nhà.
Để thuận tiện đi lại, gia đình chị Lê Thị Ngọc Thu (42 tuổi) phải xây bậc thang cho trẻ nhỏ và người già lên xuống.
Video đang HOT
Những căn nhà bỗng dưng “chui” xuống lòng đất ở Sài Gòn.
Đường cao hơn nhà 1,1 mét, gia đình bà Hương phải làm cầu thang bằng gỗ để lên xuống.
“Người lớn trèo lên còn chật vật chứ đừng nói đến người già và mấy đứa trẻ”, bà Hương cho biết.
Mỗi lần muốn vào nhà, bà Phan Thị Kim Sa phải cúi thấp người mới di chuyển được.
“Có đường mới chưa kịp vui thì nhà lại tụt xuống, vợ chồng tôi lương ba cọc ba đồng không biết bao giờ mới đủ tiền sửa lại nhà”, bà Trương Thị Bai (54 tuổi) chia sẻ.
Nhà ông Lâm Văn Chính có 7 thành viên, nhưng giờ chỉ còn 3 người sống trong nhà đường Phan Văn Hân. Ông Chính bị liệt nên việc di chuyển rất khó khăn.
Mỗi lần muốn lên vỉa hè ngồi chơi, ông Chính phải nhờ vợ dìu từng chút bước lên bậc tam cấp làm tạm.
Việc sinh hoạt của các hộ dân khá khó khăn vì đường cao hơn nhà. Nhà anh Ngô Minh Mẫn(40 tuổi) thấp hơn cốt đường 1,1 mét, vợ anh Mẫn phải đứng để nhặt rau nấu ăn.
15 thành viên trong gia đình anh Mẫn cùng sống trong căn nhà.
Nhà thấp, ban ngày không bật điện tối om.
Những đứa trẻ muốn lên đường chơi phải nhờ người lớn.
Nhiều người phải mang ghế ra vỉa hè ngồi vì nhà biến thành “hầm”, nóng không chịu được.
Nhà tắm của gia đình bà Ảnh bị nứt toác vì khi thi công đường bị ảnh hưởng.
Nguyễn Quang
Theo Dantri
Điểm nóng khai thác vàng lậu
Mới đây, hàng chục hầm đào vàng được ví như các địa đạo ăn sâu trong lòng đất được phát hiện tại xã Đắk Kan (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum). Mặc dù chính quyền tổ chức truy quét, nhưng vẫn không thể đánh sập được các hầm vàng lén lút này.
Mới đây, hàng chục hầm đào vàng được ví như các địa đạo ăn sâu trong lòng đất được phát hiện tại xã Đắk Kan (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum). Mặc dù chính quyền tổ chức truy quét, nhưng vẫn không thể đánh sập được các hầm vàng lén lút này.
Ban trồng rừng nguyên liệu giấy Ngọc Hồi (Công ty nguyên liệu giấy miền Nam) đã có báo cáo gửi UBND huyện Ngọc Hồi và các ngành chức năng tỉnh Kon Tum về việc người dân vào khai thác vàng, khoáng sản trái phép trong khu rừng nguyên liệu giấy thuộc tiểu khu 180, 181 xã Đắk Kan của công ty.
Trong báo cáo của Ban trồng rừng nguyên liệu giấy Ngọc Hồi cho thấy, tình trạng người dân vào rừng nguyên liệu giấy khai thác vàng là "xảy ra rất đáng báo động".
Vàng tặc kéo nhau thành từng nhóm 30-40 xe máy đi sâu vào trong rừng để khai thác, đào bới len lỏi tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng. Các vị trí thường xuyên xuất hiện người ra vào liên tục cả ngày lẫn đêm như: Khoảng 6 tiểu khu 180, khoảng 10 tiểu khu 181 (thuộc xã Đắk Kan).
Ông Vũ Đình Sơn - Trưởng Ban trồng rừng nguyên liệu giấy Ngọc Hồi - cho biết: Những lần phát hiện người dân vào khai thác vàng đều báo cho chính quyền địa phương xử lý. Nhiều đối tượng biết được đã đe dọa hành hung, đập phá đồ đạc của đơn vị tại các chòi canh.
Tại các tiểu khu 180 và tiểu khu 181 (cùng thuộc xã Đắk Kan, thuộc quản lý của Công ty Nguyên liệu giấy miền Nam) phát hiện nhiều hầm vàng. Có hầm sâu gần chục mét, hầm ít thì sâu 4m, đi sâu vào trong hầm được chia thành nhiều nhánh như các địa đạo. Đây là những hầm được các đối tượng bỏ lại, còn những hầm đang khai thác việc tiếp cận không dễ dàng vì luôn có các đối tượng canh giữ từ xa.
Tất cả các hầm đều được làm trong tình trạng tạm bợ. Các đối tượng đào hầm theo phương pháp thủ công. Hầm không được chống đỡ kiên cố nên có thể sập bất cứ lúc nào.
Nguyễn Dũng
Theo_Giáo dục thời đại
Sẽ lấp "hầm rượu" xuyên núi của Bí thư huyện Tây Giang Sau khi báo chí thông tin, Tỉnh ủy Quảng Nam đã cử lực lượng kiểm tra việc Bí thư Huyện ủy Tây Giang đào "địa đạo" chứa rượu. Tối 23/3, trao đổi với phóng viên, ông Phan Việt Cường - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Quảng Nam, cho biết đã chỉ đạo Chủ nhiệm Ủy ban...