Cuộc sống không biết bao giờ có ngày về của nô lệ tình dục bị lừa bán sang Ấn Độ
Bị lừa bán sang Ấn Độ trở thành nô lệ tình dục, những cô gái Bangladesh may mắn được giải cứu nhưng chưa biết bao giờ mới có thể quay trở lại quê nhà.
Các cô gái Bangladesh thường bị lừa sang Ấn Độ trở thành nô lệ tình dục. Ảnh minh họa.
Ở độ tuổi 15, cô gái tên Priya bị họ hàng ở Bangladesh lừa bán sang Ấn Độ trở thành nô lê tình dục. Priya nhiều lần bỏ trốn bất thành tại nhà thổ ở phía Tây Bengal và phải đến 6 năm sau, cô và nhiều cô gái người Bangladesh và Ấn Độ khác, mới được cảnh sát giải cứu trong một chiến dịch truy quét.
Priya chỉ mong được về nhà và tiếp tục theo đuổi giấc mơ nghệ thuật. Nhưng đã 3 năm kể từ ngày cô được giải cứu, Priya vẫn không biết bao giờ mình mới gặp lại được gia đình.
Priya, ngày nay 24 tuổi, là một trong số 180 nô lệ tình dục Bangladesh ở tạm tại nơi chính quyền dựng lên ở Tây Bengal. Nhiều người đã chờ đợi các thủ tục pháp lý suốt hàng năm trời để có thể về nhà.
“Không biết tôi còn phải chờ bao lâu nữa”, Priya nói dưới một cái tên giả, không phải tên ở quê nhà Bangladesh. Các nạn nhân của nạn buôn người muốn trở về quê hương phải đạt được sự đồng thuận của nhiều cơ quan có thẩm quyền, bao gồm cả địa phương và liên bang. Quy trình này hết sức phức tạp với 15 bước, Reuters cho biết.
Việc phải chờ đợi trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý các nạn nhân, khiến họ dễ tiếp tục trở thành mục tiêu của những kẻ buôn người. Vấn đề tái hòa nhập cộng đồng cũng là một thách thức lớn.
“Những kẻ buôn người thường lần theo dấu các nạn nhân, ngay cả khi họ đã về nhà. Chúng đặc biệt lưu ý đến những cô gái không có việc làm để tiếp tục lừa bán sang nước ngoài”, nguồn tin nói.
Video đang HOT
Thủ tục rườm rà khiến các nạn nhân không bao giờ mới được hồi hương.
Hàng nghìn người Bangladesh bị bán sang Ấn Độ mỗi năm để làm nô lệ tình dục hoặc lao động ép buộc. 8 năm qua, Bangladesh đã đưa về nước 1.750 người, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em gái ở Tây Bengal và bang phía tây Maharashtra, Ấn Độ. Hầu hết họ phải sống ở trại tập trung trong nhiều năm trước khi được hồi hương.
“Phải mất từ 18-22 tháng để hoàn tất thủ tục hồi hương”, bà Ferdousi Akhter, Bộ trưởng Nội vụ Bangladesh, nói. Tuy nhiên, các tổ chức hoạt động nói rằng, nhiều người phải chờ đợi tới 6 năm.
Trong ngôi nhà nhỏ ở ngoại ô thủ đô Dhaka, Bangladesh, bà mẹ 2 con tên Basiron vẫn nhớ như in cuộc gọi thông báo hai cô con gái mất tích của bà được tìm thấy trong nhà thổ ở Ấn Độ.
“Khi tôi nghe tin, tôi đã hét lên. Tôi cảm thấy như trái tim mình sắp vỡ tung”, bà mẹ đơn thân 47 tuổi, nói.
Hai cô con gái của bà, 16 và 17 tuổi, đã được giải cứu khỏi một nhà thổ ở Tây Bengal vào năm 2017. Họ bị giam giữ, đánh đập, ép uống rượu và dùng ma túy và nhiều lần bị hãm hiếp. Hai năm trôi qua, hai thiếu nữ này vẫn đang đợi để được về nhà.
Các cáo buộc đối với 16 người bị bắt trong vụ buôn người của hai chị em trên thậm chí chưa được trình lên tòa án nên không biết bao giờ họ mới được về nhà.
Tại nơi trú ẩn dành cho nạn nhân buôn người ở một ngôi làng ở Tây Bengal, hai chị em đã vẽ về nơi họ ở với túp lều nằm lọt thỏm giữa hàng cây bao quanh và một con sông. Họ chưa bao giờ ngừng nhớ nhà.
Người em tên Neela nói mình muốn vay tiền và mở một tiệm làm đẹp khi về nhà. “Những bạn gái Ấn Độ được giải cứu cùng đợt được trở về nhà ngay lập tức”, Neela chia sẻ. “Họ thật hạnh phúc. Có lẽ chúng tôi cũng sẽ trở về nhà vào một ngày nào đó”.
Basiron và hai cô con gái duy trì liên lạc qua điện thoại. Người mẹ chưa bao giờ ngừng hi vọng về việc sẽ gặp lại các con. “Tôi đã không gặp chúng suốt 3 năm qua. Không nhìn thấy dù chỉ một bức ảnh. Không biết chúng giờ trông thế nào”.
Câu chuyện của Priya thì đã có kết thúc có hậu. Vài tuần sau bài phóng sự của Reuters, cô gái 24 tuổi đã trở về Bangladesh và sẽ sớm đoàn tụ cùng gia đình. “Thật tốt khi cuối cùng cũng được trở về”, Priya nói. “Tôi đã không còn nhớ căn nhà mình trông như nào, nhưng tôi sẽ nhận ra khi nhìn thấy nó. Tôi chỉ muốn về nhà và gặp lại người thân”.
Theo danviet
Mỹ có xuống tay trừng phạt Ấn Độ như tuyên bố?
Mỹ lại dùng quân bài áp Đạo luật CAATSA với Ấn Độ nếu không từ bỏ thương vụ S-400 với Nga. Vậy Mỹ có dám trừng phạt nếu Ấn vẫn quyết mua?
Theo RT, Mỹ và tiếp tục đe dọa dùng Đạo luật "Chống lại những đối thủ của Mỹ thông qua các biện pháp trừng phạt" (CAATSA) nếu Ấn Độ vẫn quyết định theo đuổi thương vụ hệ thống phòng thủ S-400 với Nga.
"Chúng tôi đang thúc giục các đồng minh và các đối tác của Mỹ bao gồm cả Ấn Độ từ bỏ các giao dịch quân sự với Nga, bởi nếu không họ sẽ phải đối mặt với Đạo luật CAATSA", một quan chức giấu tên thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố.
Hệ thống S-400.
Điều đặc biệt là trong khi Nhà Trắng, Lầu Năm Góc và cả Bộ Ngoại giao Mỹ đều đe dọa dùng Đạo luật CAATSA với Ấn Độ vì S-400 thì cựu Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis lại có tuyên bố khá mềm mỏng với vấn đề này.
"Nhiều quốc gia trên thế giới đang tìm cách đa dạng hóa kho vũ khí để cải thiện năng lực quốc phòng, nhưng họ vẫn phải dựa vào Nga để nâng cấp những hệ thống khí tài sẵn có. Chúng ta chỉ cần nhìn vào Ấn Độ và một số nước khác (muốn mua S-400) để thấy rằng, Mỹ đang tự trừng phạt chính mình", ông Jim Mattis tuyên bố.
Cùng với thông điệp khá bất ngờ, vị cựu Bộ trưởng này còn cho biết, nhiều quan chức quốc phòng Mỹ đang tìm cách căng thẳng với các nước đồng minh khi kêu gọi quốc hội Mỹ áp dụng "điều khoản miễn trừ phục vụ an ninh quốc gia" vào Đạo luật CAATSA.
Điều đó có thể cũng đồng nghĩa với việc sẽ cho phép các đồng minh của Mỹ được phép mua vũ khí từ Nga mà không phải chịu lệnh trừng phạt dù đó là vũ khí tấn công hay phòng thủ.
Việc vị cựu Bộ trưởng Mỹ có những "phản ứng lạ" khi Ấn Độ mua S-400 không khiến giới chuyên gia quá bất ngờ bởi Mỹ luôn nhận thức rõ rằng nước này khó có thể trừng phạt Ấn Độ vì thỏa thuận mua bán S-400 do Mỹ luôn xem Ấn Độ là một đối tác quan trọng và đáng tin cậy mà nước này không muốn đánh mất.
Điều đó được thể hiện qua việc ông James Mattis muốn Thượng viện miễn trừ Ấn Độ khỏi Đạo luật CAATSA. Còn Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM) Mỹ, Đô đốc Harry Harris cho biết, Ấn Độ đang tạo ra một cơ hội chiến lược cho các nhà thầu quốc phòng Mỹ.
Các thỏa thuận quốc phòng giữa Mỹ và Ấn Độ đã tăng từ mức gần bằng 0 tới 15 tỷ USD kể từ năm 2008 đến nay và nhà sản xuất vũ khí Tata Advanced Systems của Ấn Độ được xem là một đối tác chủ chốt của Mỹ. Tên lửa Harpoon, các loại máy bay trực thăng Apache và Chinook của Mỹ đều được sản xuất một phần tại Ấn Độ. Trong khi đó, các tập đoàn Lockheed Martin và Boeing của Mỹ đều không muốn đánh mất Ấn Độ chỉ vì Nga.
Lý do nữa khiến Mỹ khó có thể quay lưng với Ấn Độ là dầu mỏ. Ấn Độ đến nay vẫn là thị trường tiêu thụ dầu mỏ đầy tiềm năng của Mỹ. Hồi tháng 8/2018, lượng xuất khẩu dầu mỏ của Mỹ sang Ấn Độ đã tăng hơn 20%. Mỹ hiện giờ là một trong những nhà sản xuất dầu mỏ và khí đốt lớn nhất thế giới, và là đối thủ chính của Nga-quốc gia không thuộc OPEC.
Trong lĩnh vực xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt, Mỹ có thể đánh bại Nga trên thị trường Châu Âu, nhưng với Ấn Độ đó là một câu chuyện khác. Bởi Ấn Độ là một thị trường đang phát triển và luôn có chỗ cho sự tăng trưởng.
Giới quan sát cho rằng, trong bối cảnh quan hệ hợp tác giữa Ấn Độ và Nga ngày càng trở nên gắn bó thì việc Mỹ phát động cuộc chiến về chính trị và thương mại với Nga trên đất Ấn Độ sẽ là sai lầm. Chính vì vậy, việc Mỹ áp Đạo luật CAATSA với Ấn Độ sau thương vụ hệ thống tên lửa S-400 với Nga gần như không thể xảy ra mà nó chỉ dừng lại ở những tuyên bố.
Tuấn Vũ
Theo Datviet
Vụ tấn công tình dục gây sốc mới nhất ở Ấn Độ: Bé trai 11 tuổi hãm hiếp bé gái 3 tuổi Mới đây dư luận Ấn Độ lại một phen xôn xao trước một vụ tấn công tình dục mà thủ phạm chỉ là một cậu bé 11 tuổi còn nạn nhân là cô bé 3 tuổi. Nạn nhân của vụ cưỡng hiếp này là con của một gia đình nghèo khó tại Ấn Độ. Mẹ cô bé là giúp việc, còn cha của...