Trung Quốc sớm không còn là quốc gia đông dân nhất thế giới
Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia có dân số lớn nhất thế giới trong vòng chưa đến một thập kỉ nữa, theo một báo cáo mới của Liên Hợp Quốc.
Trung Quốc và Ấn Độ hiện chiếm 37% dân số thế giới, nay đang ở mức khoảng 7,7 tỉ người. Trung Quốc đang có khoảng 1,4 tỉ người, trong khi dân số của Ấn Độ là 1,3 tỉ.
Tuy nhiên, đến năm 2027, Ấn Độ sẽ có dân số đông hơn Trung Quốc, theo báo cáo Dự đoán Dân số Thế giới của Liên Hợp Quốc được công bố hôm 17/6 vừa qua, và đến năm 2050, khoảng cách dân số hai nước sẽ còn cách xa hơn nữa.
“Từ năm 2019 đến 2050, 55 quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ có dân số giảm ít nhất 1%”, báo cáo này cho biết, phần lớn do tỉ lệ sinh đẻ thấp và trong vài trường hợp là do lượng người di dân tăng cao.
“Trong số này, dân số Trung Quốc được dự đoán sẽ có tỉ lệ giảm lớn nhất ở mức 2,2%, tương đương với 31,4 triệu người”.
Điều đó đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ có dân số 1,1 tỉ người, so với con số dự đoán 1,5 tỉ của Ấn Độ.
Đến năm 2050, báo cáo này dự đoán dân số thế giới sẽ là 9,7 tỉ người, một mức tăng vô cùng lớn chỉ trong vòng một thế kỉ.
Video đang HOT
5 năm sau khi Liên Hợp Quốc được thành lập năm 1950, dân số thế giới chỉ vỏn vẹn 2,6 tỉ người.
Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đang nỗ lực đẩy lùi hiện tượng dân số già đi và tỉ lệ sinh giảm sút, dẫn đến dân số tụt giảm đột biến. Bắc Kinh thậm chí đã đảo ngược lại chính sách Một Con đầy tai tiếng và khuyến khích các cặp vợ chồng có thêm con.
Tuy nhiên, với dân số đô thị hóa chóng mặt đang phải đối mặt với chi phí sống ngày một tăng cao, các nỗ lực đẩy cao tỉ lệ sinh sản đã không đạt hiệu quả.
Ngoài việc Ấn Độ vượt qua Trung Quốc, báo cáo của Liên Hợp Quốc còn cho biết Nigeria sẽ là quốc gia đông dân thứ ba thế giới vào năm 2050, với khoảng 733 triệu người, vượt qua Mỹ – quốc gia sẽ tụt xuống vị trí thứ tư với dân số 434 triệu người. Pakistan sẽ giữ nguyên vị trí thứ 5 về dân số.
“Nhiều nước có dân số tăng nhanh nhất nằm trong nhóm các quốc gia nghèo nhất thế giới, nơi mà việc tăng trưởng dân số sẽ tạo ra thêm những khó khăn”, ông Liu Zhenmin, Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc phụ trách Kinh tế và Xã hội cho biết.
Hơn một nửa dân số thế giới trong năm 2050 sẽ tập trung ở chỉ 9 quốc gia: Ấn Độ, Nigeria, Pakistan, Cộng hòa Congo, Ethiopia, Tanzania, Indonesia, Ai Cập, và Mỹ.
Ngoài ra, các xu hướng chung của thế giới được dự đoán bao gồm tụt giảm dân số, dân số lớn và già nhất từ trước đến nay vì tuổi thọ trung bình tăng cao, và sự thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia.
Anh Thư
Theo VNN
Khỉ đột "đưa tang", tỏ lòng tiếc thương với đồng loại chết
Các nhà khoa học phát hiện loài khỉ đột cũng biết tiếc thương cái chết của đồng loại, giống như con người.
Khỉ đột là một trong những loài vượn gần với con người nhất.
Theo Daily Star, con người được coi là loài duy nhất trên Trái đất biết tiếc thương người thân quá cố, nhưng một nghiên cứu mới đã bác bỏ điều này.
Khỉ đột được phát hiện cũng có những hành động tiếc thương đồng loại, theo nghiên cứu của các nhà khoa học ở Rwanda và Cộng hòa Congo, châu Phi.
Các nhà khoa học quan sát thấy khỉ đột tập trung quanh xác đồng loại, bày tỏ sự tiếc thương. Con khỉ đột ở bên xác chết đồng loại lâu nhất chính là con có mối quan hệ gần gũi nhất.
Loài vượn là một trong những họ hàng gần nhất của con người, với chuỗi ADN giống con người từ 95 đến 99%.
Tác giả nghiên cứu, Amy Porter, nói: "Trong cả 3 trường hợp, những con khỉ đột ngồi im lặng quanh xác chết đồng loại. Nhiều con còn đánh hơi, chải chuốt và trêu đùa với xác đồng loại".
Khỉ đột biết tiếc thương trước cái chết của đồng loại giống như con người.
"Đây là bằng chứng thuyết phục cho thấy khỉ đột cũng nhận biết được cái chết của đồng loại và tỏ lòng tiếc thương".
"Một con khỉ đột đực còn ngủ bên xác đồng loại suốt cả đêm. Điều đó chứng tỏ chúng có mối quan hệ thân thiết với nhau", nhà nghiên cứu nói thêm.
Nghiên cứu được công bố chỉ vài ngày sau khi các bức ảnh khỉ đột chụp selfie với người ở công viên quốc gia Virunga, Congo, thu hút sự chú ý đặc biệt.
Khỉ đột nuôi trong vườn thú ở Mỹ cũng biết chạy vào nhà trú mưa và có biểu lộ cử chỉ không muốn bị ướt như con người.
Theo Danviet
Cựu Tổng thống Burundi hối thúc quốc tế can thiệp hiệp định Arusha Cựu Tổng thống Burundi Pierre Buyoya cho rằng lệnh bắt giữ ông chính là một hành vi vi phạm hiệp định Arusha năm 2000. Cựu Tổng thống Burundi Pierre Buyoya. (Nguồn: Liên hợp quốc) Cựu Tổng thống Burundi Pierre Buyoya, một trong những đối tượng nằm trong lệnh bắt giữ của chính phủ nước này, đã hối thúc cộng đồng quốc tế can...