Cuộc sống khốn khổ của những đứa trẻ bị bỏ lại ở Trung Quốc
Cuộc sống đầy rẫy khó khăn của trẻ em nông thôn Trung Quốc là hình ảnh thu nhỏ cho cái giá phải trả của tốc độ tăng trưởng chóng mặt tại đất nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Một bé gái đang uống nước từ vòi tại trường học ở vùng nông thôn thuộc tỉnh Quảng Tây. Ảnh: AFP.
Bố của Liang Yuxiu và Zhaolu đã qua đời, còn mẹ của chúng cũng rời Xianghe, một trong những khu vực nghèo nhất ở tỉnh Quảng Tây, để tìm việc làm từ hai năm trước. Ở độ tuổi 10 và 12, hai đứa trẻ sống cùng ông bà, đi học nội trú ở trường và phụ giúp người lớn công việc đồng áng vào cuối tuần.
Thứ hai hàng tuần, Yuxiu và anh trai mất 30 phút băng qua những lối đi nhỏ và lầy lội để ra đường lớn, từ đó bắt chuyến xe buýt dài hàng tiếng nữa đến trường. Trường học của chúng là một khu nhà tồi tàn với cánh cổng gỉ sắt, lọt thỏm trong ngôi làng bao quanh bởi những ngọn đồi xanh ngắt và vách đá vôi. 400 học sinh ở đây đều là những đứa trẻ bị cha mẹ bỏ lại.
Zhaolu và Yuxiu là hai trong số 61 triệu trẻ em nông thôn Trung Quốc phải ở cùng ông bà vì cha mẹ qua đời hay lên thành phố kiếm sống. Nguồn lao động với hàng trăm triệu người nhập cư là nhân tố thúc đẩy sự chuyển mình của Trung Quốc thành nền kinh tế lớn thế hai thế giới. Tuy nhiên, hệ thống hành chính nhà nước lại hạn chế quyền đi học hay chăm sóc y tế cho con cái họ.
Theo thống kê của Liên đoàn Phụ nữ toàn Trung Quốc, những đứa trẻ chủ yếu được ông bà hoặc người thân nuôi dưỡng, và 3% tự nuôi sống bản thân. Cách đây một tháng, truyền thông nước này đưa tin bốn anh em tuổi từ 5 đến 14 tử vong sau khi uống thuốc sâu, sau nhiều tháng bị cha mẹ bỏ rơi ở nhà.
Video đang HOT
Trong căn nhà nhỏ ở tỉnh Quý Châu, người ta tìm thấy mảnh giấy nhỏ với dòng chữ: “Cảm ơn lòng tốt của mọi người nhưng đã đến lúc chúng cháu ra đi”. Vụ việc gây bàng hoàng cho dư luận Trung Quốc và khiến Thủ tướng Lý Khắc Cường phải kêu gọi “chấm dứt những thảm kịch tương tự”.
Li Dandan mất cả cha lẫn mẹ sau một vụ tai nạn giao thông tháng 12 năm ngoái và sống cùng bà. Hai bà cháu Dandan sống nhờ khoản lương hưu chỉ 300 nhân dân tệ (46 USD) mỗi tháng. Để tiết kiệm 4 nhân dân tệ tiền vé xe buýt, cô bé 11 tuổi phải đi bộ hơn một tiếng qua những con đường núi để đi học.
“Dandan rất biết suy nghĩ. Mỗi tuần, bà ngoại cho con bé ba nhân dân tệ, nhưng khi được tăng lên 5 nhân dân tệ, cô bé bướng bỉnh từ chối và nói chỉ ba nhân dân tệ là đủ”, bác của Dandan kể.
Không riêng gia đình Dandan, đến cuối năm 2013, hơn 82 triệu người Trung Quốc vẫn phải sống với số tiền chưa đến 1 USD một ngày.
Wei Jixue, giáo viên ở làng Chongshan, tỉnh Quảng Tây, cho biết hầu hết các trường học ở vùng nông thôn đều nghèo nàn và thiếu trang thiết bị. 70 học sinh của trường được xếp vào một lớp duy nhất và các lớp ngồi cùng nhau.
“Vấn đề lớn nhất với lũ trẻ là nước uống. Chúng tôi uống nước mưa vì không có lựa chọn nào tốt hơn, nhưng điều này sẽ trở nên khó khăn vào những mùa khô”, ông Wei nói và chỉ về phía một nhóm học sinh đang xếp hàng ở bể nước.
Bao quanh sân trường là một bức tường xây bằng những khối bê tông lớn, với khẩu hiệu “Yêu tổ quốc, yêu công việc, làm việc chăm chỉ và sáng tạo” treo ở vị trí mặt tiền. Nhưng đối với những đứa trẻ ở đây, chúng dường như chỉ quan tâm đến việc làm thế nào để giúp đỡ gia đình hơn là học tập và vui chơi.
Mẹ của Liang Yongyao qua đời ba năm trước. Để nuôi con, cha của cậu bé vẫn miệt mài trên cánh đồng ngô dù sức khỏe yếu và gặp khó khăn trong việc đi lại vì bệnh tật.
“Cháu cảm thấy thật có lỗi. Cháu nhìn bố làm việc đến kiệt sức và không biết phải nói gì. Đôi khi, cháu cảm giác mình như một gánh nặng”, Yongyao tâm sự.
Meng Yiping là một trong nhiều đứa trẻ ở Quảng Tây phải sống cùng ông bà vì bố mẹ lên thành phố kiếm sống. Ảnh: AFP.
Thùy Linh
Theo AFP
Liên Hiệp Quốc: Định hướng đúng, làm chưa đủ
Năm nay, Liên Hiệp Quốc sẽ tổng kết việc thực hiện những Mục tiêu thiên niên kỷ đề ra cách đây 15 năm.
Ba hội nghị lớn sẽ được Liên Hiệp Quốc tổ chức để nhìn lại và suy ngẫm, đánh giá thành quả của 15 năm qua và đề ra mục tiêu mới hay lộ trình mới thực hiện những mục tiêu cũ cho thời gian tới.
Không thể nói những thành tựu đã đạt được không phải đáng kể. Trái lại, chúng rất nổi bật và quan trọng. Chính chúng đã xác nhận và khẳng định tính đúng đắn của việc Liên Hiệp Quốc đề ra những mục tiêu phát triển lớn cho nhân loại trong thiên niên kỷ mới.
Xóa đói, giảm nghèo, hạ thấp tỷ lệ tử vong ở trẻ em, đảm bảo cho trẻ em được đến trường, đảm bảo cung cấp nước sạch, chăm sóc y tế... những kết quả đạt được trên những lĩnh vực này trong khuôn khổ quá trình thực hiện những Mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc đã làm thay đổi cơ bản môi trường sống và mở ra tương lai tốt đẹp hơn cho hàng tỉ công dân của trái đất.
Nhưng sau 15 năm, những mục tiêu ấy vẫn chưa được thực hiện đầy đủ như đã được các nước trên thế giới long trọng cam kết.
Lý do chính là Liên Hiệp Quốc đề xướng những mục tiêu này và khởi động quá trình thực hiện chúng nhưng không có thực lực trong tay mà phải dựa cậy vào các chính phủ quốc gia và các tổ chức quốc tế, các nước giàu không thực hiện đầy đủ cam kết tài chính trong khi khả năng tài chính của các nước nghèo và đang phát triển lại rất hạn chế. Lý do là chiến tranh và xung đột vẫn xảy ra. Vì thế, bây giờ Liên Hiệp Quốc cần cách tiếp cận mới về hợp tác phát triển và cách tổ chức thực hiện mới.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Anh sắp thu phụ phí y tế đối với tất cả công dân ngoài châu Âu Bắt đầu từ 6/4/2015, công dân các nước không thuộc châu Âu, kể cả Việt Nam, khi đến sống tại Anh trên 6 tháng sẽ phải trả phụ phí y tế, với mức thanh toán 200 bảng/năm đối với mọi công dân và 150 bảng/năm đối với sinh viên. (Ảnh minh họa: Sundaytimes) Hiện nay, công dân ngoài châu Âu khi đến Anh...