Cuộc sống khốn cùng của 3 cha con người cựu chiến binh cùng mắc bệnh teo não
Nghèo đói, bệnh tật bủa vây, hiện cuộc sống của gia đình người cựu binh này rơi vào cảnh cùng quẫn không lối thoát.
Theo địa chỉ trên lá đơn kêu cứu, chúng tôi tìm đến xóm Nam Cường, xã Trực Tuấn, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định thăm gia đình người cựu binh khốn khó. Quả thật có đến tận nơi tôi mới thấy hết được cái sự cơ cực mà bao năm qua gia đình ông Chức phải gánh chịu. Chia sẻ với chúng tôi về gia cảnh đặc biệt này, ông Trần Thế Minh, chủ tịch Hội cựu chiến binh xã Trực Tuấn ái ngại cho biết: “Xuất ngũ từ Lào trở về, anh Chức chỉ làm nông nên kinh tế gia đinh luôn trong cảnh khó khăn. Nay cả 3 bố con tự dưng đổ bệnh giống nhau, biến họ thành người tàn phế. 10 năm trời vừa lo ăn vừa lo chữa bệnh, nhà anh Chức đã kiệt quệ rồi!…”
Ông Trần Văn Chức (59 tuổi), là cựu chiến binh từng làm nghĩa vụ quân sự ở nước bạn Lào.
Năm 2012, tự dưng ông mắc căn bệnh teo não, đang là trụ cột gia đình ông Chức trở thành người tàn phế.
Tai họa bắt đầu giáng xuống gia đình ông Chức từ năm 2008. Khi ấy, đứa con trai út Trần Văn Trung mới 16 tuổi đang khỏe mạnh bình thường thì hay bị chuột rút, nói ngọng… đi khám thì được kết luận là em mắc bệnh teo não. Căn bệnh phát triển nhanh, khiến Trung liệt toàn thân, mọi sinh hoạt đều phải phụ thuộc vào người khác. Ròng rã suốt hơn 3 năm trời, ông Chức đưa con đi khắp các bệnh viện chạy chữa nhưng bệnh tình của con vẫn không thuyên giảm. Tiền hết, các khoản nợ đã ngập đầu, vợ chồng ông Chức đành đau đớn đưa con về nhà chăm sóc.
Trước đó, năm 2008 đứa con trai Trần Văn Trung, khi ấy 16 tuổi phát bệnh teo não khiến em liệt toàn thân.
Nhìn đứa con trai khôi ngô khỏe mạnh, bỗng dưng vô thức nằm một chỗ, trái tim người cựu binh tan nát… Nhưng sự bất hạnh của gia đình ông vẫn chưa dừng lại, năm 2012, ông Chức tự dưng nhớ nhớ, quên quên và có các triệu chứng giống con trai. Đi khám, căn bệnh mà ông mắc phải cũng là teo não. Đang là người gánh vác gia đình, bỗng chốc ông trở thành tàn phế. Gia cảnh vốn đã kiệt quệ không có khả năng chữa trị, ông đành ở nhà phó mặc mạng sống của mình cho sự may rủi…
Năm 2014, đứa con trai thứ 2 Trần Văn Trang (32 tuổi), cũng phát bệnh giống bố và em, đang là người đem lại thu nhập chính cho cả nhà, bỗng chốc anh lại trở thành gánh nặng cho gia đình.
Video đang HOT
Một lần nữa, sự nghiệt ngã của của số phận đã đẩy gia đình này đến tận cùng của nỗi đau. Năm 2014, người con thứ 2 của ông Chức là Trần Văn Trang (năm nay 32 tuổi) cũng bỗng nhiên phát bệnh giống bố và em. Đang đi làm công nhân đem lại thu nhập chính cho cả nhà, anh Trang trở thành gánh nặng cho gia đình. Từ ngày đổ bệnh, đứa con gái nhỏ anh phải gửi bên ngoại nuôi dưỡng hộ.
Nỗi đau hiện rõ trên gương mặt người đàn bà tội nghiệp này. Có những lúc tưởng chừng bà đã không vượt qua nổi
Vậy là đã hơn 10 năm, kể từ ngày con trai phát bệnh, bất hạnh liên tiếp giáng xuống gia đình, 3 người đàn ông trong nhà lần lượt trở thành người tàn phế. Gánh nặng cuộc sống đè nặng lên vai bà Nguyễn Thị Đào (vợ ông Chức), đã có lúc tưởng như bà Đào đã không thể vượt qua nổi… Đưa vạt áo lau nước mắt, bà Đào trải lòng trong nỗi đau đớn khôn cùng: “Con nằm một chỗ, chồng cũng lại bệnh như thế, trong nhà nhiều lúc không còn cái gì để ăn. Có lúc tôi nghĩ quẩn muốn cho liều thuốc để cả nhà cùng chết cho đỡ khổ. Nhưng cứ nhìn thấy ánh mắt ngơ ngác tội nghiệp của thằng Trung tôi lại không thể nào… Sống thế này thì khổ quá, gia đình tôi cùng đường rồi!…”
“Đã bao năm nay, cả nhà tôi chủ yếu sống bằng số tiền trợ cấp của 3 bố con, nên phải dè sẻn, khi nào được bà con cô bác hàng xóm cho mớ rau con cá, thì cả gia đình mới có được bữa cơm tươm tất. Còn lại thì cứ hôm cơm muối mắm, hôm thì cháo trắng qua ngày, miễn sao cứ có cái cho vào bụng bố con nó là được…”, bà Đào tiếp lời trong nước mắt chứa chan.
Lo ăn còn chẳng đủ, không có tiền chữa trị, nên 3 bố con đành chấp nhận ở nhà phó mặc tính mạng cho số phận!
Trời đông đã về trưa, chợt nhớ ra bố con ông Chức vẫn chưa có cái gì vào bụng, bà Đào lật đật, vội vã xuống bếp. Bữa trưa hôm nay của cả nhà chỉ có cơm trắng với bát rau muống cuối mùa. Lấy ra một bát cơm nguội ngắt đặt vào tay chồng, rồi bà bưng 1 bát qua giường bên xúc bón cho Trung. Rưng rưng đôi mắt, hai tay run rẩy gảy từng hạt cơm khô khốc mà ông Chức thấy lòng mình đắng ngắt… Lại thêm một bữa ăn chan đầy nước mắt của người cựu chiến binh!…
Theo VTV.VN
Tương lai mờ mịt của bé trai 10 tuổi mồ côi cả bố lẫn mẹ
Một tháng trước ngày bố lập gia đình mới, tai ương ập xuống, cướp đi sinh mạng của người thân còn lại của em.
Căn nhà gỗ lụp xụp của Nguyễn Duy Quang (SN 2009) nằm ở cuối thôn Thắng Lợi, xã Đắk Gằn, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. Nếu không có sự chỉ dẫn của người dân, thì khó có thể nhận ra đó là căn nhà có người ở. Xung quanh cây cối um tùm, nhiều chỗ cỏ đã mọc cao cả mét, khiến không gian càng thảm hại, não nề.
Ngôi nhà lâu nay thiếu bàn tay của người chăm sóc nên đơn sơ và hoang toàn, nhiều tấm ván đã xô lệch, lộ ra những khoảng trống lớn ngay trên tường. Trong nhà, ngoài chiếc giường kê đơn độc chỉ còn hai bàn thờ dành cho người đã khuất, lạnh lẽo và thê lương. Chiếc nồi cơm điện và bộ chén bát sau bao ngày không được sử dựng cũng hoen rỉ, bám đầy bụi.
Căn nhà của Quang lâu nay thiếu vắng bàn tay của người chăm sóc
Chú Nguyễn Ngọc Tuấn, bác ruột của Quang mời khách ngồi đất nói chuyện. Kể từ ngày bố Quang mất, chú Tuấn là người chăm sóc cho cậu bé, cũng là người nhang khói cho đôi vợ chồng trẻ đoản mệnh.
Chú Tuấn cho biết, cuối những năm 90, gia đình chú và người em trai từ Phú Thọ vào Đắk Nông khai hoang làm kinh tế. Năm 2009, khi vừa sinh Quang được mấy ngày thì người mẹ em phát hiện bị ung thư. Vốn liếng bao nhiêu năm hai vợ chồng gây dựng đều mang hết ra chạy chữa, nhưng không mang lại kết quả gì. Ngày Quang vừa tròn 9 tháng tuổi thì mẹ qua đời, để lại một khoản nợ lớn cho cả hai bố con.
Bố đột ngột qua đời khiến Quang trở thành đứa trẻ mồ côi cả bố lẫn mẹ
Cảnh gà trống nuôi con, đằng đẵng 8 năm trời, anh Nguyễn Ngọc Sửu, không tính đến chuyện đi thêm bước nữa. Cuối năm 2017, thương cảnh ngộ của ngặt nghèo của anh Sửu, một người phụ nữ đồng ý về sống chung, với hy vọng đỡ đần, chăm sóc hai bố con.
"Chỉ còn gần một tháng nữa, hai đứa nó tổ chức đám cưới thì tai nạn ập xuống. Ngày đó, nó vay ngân hàng 30 triệu, mua lại chiếc xe máy cũ của người ta để đi làm, nhưng do xe bị hỏng một vài chỗ nên nó phải mang ra huyện sửa. Thế nhưng, đang đi trên đường thì bị một chiếc xe máy khác bất ngờ tông phải khiến cả hai đều bị thương nặng. Gia đình cũng hy vọng cứu sống để còn chăm sóc con cái, nhưng vào viện được mấy tiếng thì bác sĩ trả về. Thằng bé mồ côi bố từ đó", chú Quang xót xa.
9 tuổi,cậu bé chịu nỗi đau mất đi cả hai người ruột thịt
Em trai đột ngột qua đời, người vợ sắp cưới cũng xin phép về lại quê, cháu trai sống một thân, một mình trong căn nhà gỗ mà bố để lại. "Ngày ấy, cả vùng này chỉ có một vài nóc nhà, thằng bé thương bố thương mẹ nên nhất định không đi đâu, ngày nào cũng nằng nặc đòi ở nhà để nhang khói cho bố mẹ. Thuơng thằng bé, tôi đành chuyển đến đây ở cùng cho cháu với đi nỗi buồn. May mắn là mặc dù còn nhỏ tuổi, nhưng cháu sớm hiểu chuyện, nên nghe lời bác, không bỏ bê chuyện học hành", chú Tuấn cho biết.
Thương cháu, chú Tuấn nhận chăm sóc, đùm bọc Quang hơn 1 năm nay
Thắp cho bố mẹ nén hương, rồi Quang ngồi sà vào lòng người bác một cách thân thương, gần gũi. Đối với cậu bé 10 tuổi, người đàn ông dáng vẻ khô khan này, vừa là bác, vừa là cha và là gia đình của em. Quang thương bác như bố đẻ của mình nên có chuyện gì, cậu bé cũng kể cho bác nghe, nhất là những lúc nhớ bố, nhớ mẹ.
Đôi mắt cậu bé ngấn lệ khi nội dung cuộc trò chuyện nói về bố mẹ mình. Quang hồn nhiên: "Thấy các bạn có bố, có mẹ em cũng buồn lắm, nhưng bố mẹ mất rồi, bác nuôi em cũng được. Ngày nào bác cũng đưa đón đi học, nấu cơm cho ăn rồi còn về đây ở với em nữa. Hồi trước bố mất đêm nào em cũng khóc, nhưng có bác sang ở cùng, em thấy quen rồi, không khóc nữa".
Quang thương bác như bố đẻ của mình nên có chuyện gì, cậu bé cũng kể cho bác nghe
Nghe chia sẻ thật thà của đứa cháu tội nghiệp, chú Tuấn quay mặt đi lau vội nước mắt rồi khẽ thở dài: "Cháu vào nhà thì cũng biết hoàn cảnh của gia đình như thế nào. Thương cháu Quang côi cút nên tôi nhận cưu mang, đùm bọc cháu. Nhưng gia đình tôi cũng thuộc diện "cùng đinh" nhất xã, quanh năm chỉ trông chờ vào mấy sào đất bạc nên chả dư giả gì. Từ năm ngoái đến nay, cháu Quang thuộc diện mồ côi nên mỗi tháng được hỗ trợ đôi ba trăm, đủ đóng tiền ăn trưa ở trường, còn bữa tối, tôi ăn gì thì cháu ăn đấy. Khổ nỗi, căn nhà này xuống cấp quá rồi, cũng chẳng có tiền mà sửa. Sang năm cháu lại lên cấp 2, đủ mọi thứ tiền phái đóng nên tôi phải lo từ bây giờ".
Hàng ngày, em vẫn về lại căn nhà của bố mẹ để ở
Cũng theo chú Tuấn, sau khi em trai qua đời, mảnh đất rẫy quanh nhà không ai canh tác nên để hoang hóa bấy lâu nay. Quang còn nhỏ, chưa thể lao động, nên chú dự định bán miếng đất đi để cho cháu ăn học. "Đất ở khu này thì rẻ như cho vì bạc màu, đường đi thì chưa có, nên bán cũng chẳng được bao nhiêu. Trước đây tôi tính để lại, sau này cháu lớn thì cháu làm, nhưng bây giờ cũng khó khăn quá...", chú Tuấn thở dài, bỏ dở câu nói.
Ước mơ của cậu bé là có tiền để sửa sang lại căn nhà nơi thờ cúng bố mẹ
Chia tay gia đình Quang cũng là lúc mặt trời khuất núi, cậu bé 10 tuổi khẽ tâm sự rằng: "Em chỉ mong bác Tuấn sống khỏe mạnh, để ở với em thôi, sau này em lớn, đi làm sẽ chăm sóc bác như bố mẹ của mình. Em cũng ước, em có tiền để sửa lại nhà, mấy hôm trước, mưa to quá, chỗ bàn thờ bố mẹ bị dột nhiều lắm !".
Theo dân trí
Rơi nước mắt : Cha nguy kịch vì bỏng điện, bầy con thơ đói khát Đang là lao động chính nuôi 7 miệng ăn, tai nạn ập đến không chỉ biến anh Dưỡng thành phế nhân mà còn đẩy các con anh vào cảnh đói khát. "Trụ cột" gia đình nguy cơ thành phế nhân Người đàn ông nằm co quắp trên giường bệnh khoa Bỏng và Phẫu thuật tạo hình, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM với những...