Cuộc sống hãi hùng dưới sự kiểm soát tàn bạo của IS
Những hình ảnh video duy nhất BBC có được quay tại thành phố lớn thứ hai của Iraq, Mosul, cho thấy cách thức tàn bạo mà Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) kiểm soát cuộc sống hàng hàng ngày của người dân một năm sau khi chiếm thành phố này.
Video được Ghadi Sary của BBC bí mật quay cho thấy cảnh các đền thờ Hồi giáo nổ tung, trường học bị bỏ hoang và phụ nữ bị buộc phải mặc trang phục che kín mít từ đầu tới chân.
Người dân cho biết họ đang sống trong nỗi sợ hãi bị trừng phạt theo cách giải thích cực đoan của IS về luật Hồi giáo. Họ cũng mô tả những chuẩn bị của IS trước một cuộc tấn công từ phía chính phủ.
1. Kiểm soát phụ nữ
Các hình ảnh video này, được quay trong vài tháng hồi năm ngoái, cho thấy sự thật cuộc sống dưới sự kiểm soát của IS. Phụ nữ bị buộc phải che kín người và cả mặt mũi, thậm chí một phụ nữ đã bị chất vấn, thách thức vì không che cả bàn tay mình.
Một phụ nữ có tên Hanaa nói: “IS rất nghiêm khắc về trang phục của phụ nữ. Phụ nữ phải che kín bằng vải đen từ đầu tới chân. Tôi đã không ra khỏi nhà từ khi IS chiếm thành phố này”.
Bà kể được chồng đưa đi ăn nhà hàng và dặn phải đeo khăn che mặt. Khi tới hàng, ông nói bà có thể bỏ ra vì không có IS, và vì nhà hàng là nơi dành cho các gia đình. Nhưng ngay lập tức chủ hàng tới xin bà che mặt lại, vì các chiến binh IS có thể kiểm tra đột xuất và ông sẽ bị đánh bằng roi nếu họ nhìn thấy có phụ nữ không che mặt.
2. Khủng bố người thiểu số
Video cũng cho thấy các ngôi nhà của cộng đồng người sắc tộc và tôn giáo thiểu số ở Mosul bị IS tịch thu. Nhiều khu dân cư từng một thời được các sắc dân thiểu số ưa chuộng nay bị bỏ hoang.
Mariam, một bác sĩ phụ khoa và là một người Kitô giáo: “Tôi đã phải bỏ chạy khỏi Mosul khi thành phố này bị thất thủ. Người tôi đã thoát được nhưng tâm hồn tôi vẫn ở nơi tôi bỏ đi: đó là căn nhà với những cuốn sách của tôi.
“Sau khi chuyển đến Irbil (trong khu vực Kurdistan của Iraq) tôi được tin choáng váng: IS đã bị tịch thu nhà tôi và đánh dấu nó bằng chữ “N” (viết tắt của Nasrani – một từ được IS dùng để chỉ các tín đồ Kitô giáo)”.
3. Đe dọa, trừng phạt và tra tấn
Video đang HOT
Video cũng cho thấy các đền thờ Hồi giáo bị phá hủy. Người dân nói về những hình phạt tàn bạo đối với bất cứ ai làm trái cách giải thích “thánh chiến của luật Hồi giáo, được áp đặt trên khắp “Caliphate” mà họ lập ra vài tuần sau khi chiếm được Mosul.
Zaid nói: “Kể từ khi IS chiếm được thành phố, họ đã áp dụng &’Luật Caliphate’, theo cách gọi của họ. Hình phạt tối thiểu là đánh đòn và được áp dụng cho những thứ như hút thuốc lá.
Trộm cắp bị trừng phạt bằng chặt một bàn tay, nam giới ngoại tình bị ném từ một tòa nhà cao tầng, còn phụ nữ ngoại tình bị ném đá đến chết. Các vụ trừng phạt được thực hiện ở nơi công cộng để khiến người dân sợ hãi”.
Fouad kể: “Tôi đã bị IS bắt. Họ tới nhà chúng tôi để tìm bắt anh trai tôi. Khi họ không tìm được anh ấy, họ quyết định đưa tôi vào nhà tù thay thế. Sau đó, họ tra tấn tôi.
Người tra tấn tôi chỉ ngừng tay khi anh ta đã mệt. Anh đánh tôi bằng một dây cáp điện và tra tấn tôi cả về tâm lý. Họ đánh tôi tàn bạo bằng dây cáp tới mức vẫn có thể thấy những dấu vết trên lưng”.
4. Cuộc sống hàng ngày bị ảnh hưởng
Cuộc sống của người dân thành phố đã thay đổi tới mức không còn nhận ra được nữa. Những thước phim tiết lộ tình trạng thiếu nhiên liệu, ô nhiễm lan tràn trên diện rộng, các công trình xây dựng bị tạm dừng và nhiều trường học đóng cửa.
Hisham: “Cuộc sống hàng ngày đã thay đổi tới mức không thể tả được. Những người trong quân đội và công nhân làm việc theo ngày không còn có bất kỳ thu nhập nào vì không còn công ăn việc làm nữa.
Người giàu có thì dựa vào tiền tiết kiệm của họ, những người có lương thì chỉ đủ sống, còn người nghèo thì hoàn toàn phó mặc cho lòng thương của Chúa. Tôi bị mất việc và bị buộc phải bỏ dở việc học của mình.
Giống như mọi người khác, tôi bị từ chối các quyền cơ bản của mình. Theo IS, tất cả mọi thứ là “haram” (bị cấm) và vì vậy tôi chỉ còn biết ngồi nhà suốt ngày. Ngay cả các hđộngoạt giải trí đơn giản như những buổi dã ngoại cũng bị cấm tại Mosul, với lý do rằng đó là một sự lãng phí thời gian và tiền bạc.
5. Tuyên truyền và giám sát
Những hình ảnh video cho thấy IS sử dụng các biện pháp ngày càng tinh vi để kiểm soát người dân thành phố và để phổ biến các thông điệp của họ.
Mahmoud: “Em trai 12 tuổi của tôi vẫn tới trường mặc dù thực tế nó đã do IS điều hành. Chúng tôi nghĩ rằng không có lựa chọn nào khác, ít nhất nó có thể tiếp tục một hình thức giáo dục nào đó, và rằng có còn hơn không.
Nhưng một hôm tôi về nhà và thấy em trai tôi vẽ lá cờ của IS và ngâm nga một trong những bài hát nổi tiếng nhất của IS. Tôi kết luận rằng mục tiêu của tổ chức này là gieo trồng những hạt giống bạo lực, hận thù và chủ nghĩa bè phái vào tâm trí của trẻ em”.
6. Chiến thuật và hậu cần của IS
Người ta có thể nhìn thấy các chiến binh di chuyển pháo hạng nặng – một số thu được từ tay lực lượng Iraq đã bỏ chạy – và bắn trả lại các cuộc tấn công bằng súng phòng không.
Zaid: “IS biết quân đội chính phủ sẽ cố chiếm lại thành phố Mosul, vì vậy họ đang có những biện pháp đề phòng. Họ đã tàn phá thành phố bằng việc đào đường hầm, xây dựng rào chắn, gài mìn và bom, và cài cắm các tay bắn tỉa điền trên khắp thành phố.
Nó sẽ gây khó khăn cho quân đội. Chính phủ nên trang bị súng ống cho người dân địa phương để họ có thể tự bảo vệ thành phố mình. Với sự giúp đỡ của Chúa, chúng tôi sẽ đánh bại IS”.
Theo_Giáo dục thời đại
IS thiêu sống cô gái 20 tuổi vì không thỏa mãn yêu cầu tình dục
Các cô gái bị lột hết quần áo, kiểm tra màng trinh, xem ngực to hay nhỏ, thân thể đẹp hay xấu. Những trinh nữ trẻ nhất và đẹp nhất bị tách riêng ra, đưa tới Raqqa (Syria) - cứ địa của tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo.
Raqqa - cứ địa của IS tại Syria tan hoang vì xung đột - Ảnh: Reuters
Thảm sát dân lành, chặt đầu con tin, cướp bóc cổ vật... sự tàn bạo của tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) khiến thế giới đi từ cú sốc này đến cú sốc nọ. Nhưng IS vẫn cứ tiếp tục khiến người ta phải choáng váng. Câu chuyện của những phụ nữ thoát khỏi bàn tay IS ở Syria và Iraq, vừa được đăng trên báo The Washington Post (Mỹ), lại một nữa làm rúng động dư luận về sự dã man của IS.
Sự bạo hành của IS được kể qua lời Zainab Bangura, một đại diện của Liên Hiệp Quốc về vấn đề bạo hành tình dục ở các vùng xung đột. Bà kể lại những câu chuyện kinh hoàng nghe được từ những phụ nữ đã thoát khỏi các vùng đất do IS kiểm soát.
Bangura kể có lần sau khi tấn công một ngôi làng, IS tách riêng đàn ông và phụ nữ. Những thanh thiếu niên, đàn ông trên 14 tuổi đều bị xử tử hết. Còn lại trong nhóm phụ nữ, con gái bị tách khỏi các bà mẹ. Các cô gái bị lột hết quần áo, kiểm tra màng trinh, xem ngực to hay nhỏ, thân thể đẹp hay xấu. Những trinh nữ trẻ nhất và đẹp nhất bị tách riêng ra, đưa tới Raqqa (Syria) - cứ địa của IS, tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo.
Các tay súng Hồi giáo tại Raqqa - Ảnh: Reuters
Tại đây, các thủ lĩnh cấp cao được chọn "hàng" trước, kế đến là các lãnh đạo cấp thấp hơn và cuối cùng là các tay súng. Mỗi người thường lựa ba hoặc bốn cô gái, đem về "xài" chừng một tháng hoặc cho tới khi nào chán thì tung ra chợ. Tại các buổi đấu giá theo kiểu buôn bán nô lệ như thời xa xưa, những gã đàn ông cò kè ngã giá, cố chê ỏng chê eo rằng cô này ngực lép, cô kia xấu xí để bớt giá từng "món hàng".
Bangura kể có cô gái từng bị mua đi bán lại theo kiểu này đến 22 lần. Cô gái khác kể kẻ bắt cô đã viết tên ông ta lên lưng bàn tay cô để đánh dấu cô thuộc sở hữu của ông.
Không ai có thể thống kê chính xác có bao nhiêu phụ nữ đã bị IS bắt làm nô lệ, nhưng một vài ước tính đưa ra con số từ 3.000 đến 5.000.
IS đang gieo rắc nỗi kinh hoàng ở nhiều nơi - Ảnh: Reuters
Trong số những nạn nhân, Yazidi - một cộng đồng thiểu số bị IS xem là kẻ thù - có số phận thê thảm nhất. Các nạn nhân nữ người Yazidi liên tục bị cưỡng hiếp, bắt làm nô lệ tình dục, làm gái mại dâm và thực hiện các hành vi tình dục cực kỳ bạo lực.
Bangura cho biết bà đã nghe kể về trường hợp một cô gái Yazidi 20 tuổi bị thiêu sống vì không đáp ứng một yêu cầu tình dục cực kỳ bạo lực của kẻ bắt giữ cô.
Bà Bangura kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ về mặt y khoa và tâm lý cho hàng trăm phụ nữ, bé gái đã thoát khỏi tay IS. Họ đã chạy trốn, được chuộc bằng tiền hoặc được gia đình giải cứu. The Washington Post dẫn lời bà: "Tôi từng làm việc ở những nước như Bosnia, Congo, Nam Sudan, Somalia và CH Trung Phi. Nhưng tôi chưa từng nhìn thấy những chuyện như thế này. Tôi không thể nào hiểu nổi sự dã man của IS".
Thống kê của tổ chức nhân quyền Observatory for Human Rights tại Syria cho biết chỉ trong vòng 7 ngày qua, IS đã hành quyết hơn 90 người, trong đó có ít nhất 11 trẻ em. Nhiều nạn nhân thuộc các gia đình có người là binh lính hoặc cảnh sát của chính quyền.
Trong khi đó truyền hình nhà nước Syria đưa tin khoảng 400 nạn nhân tại thành phố Palmyra (Syria) - nơi IS đang kiểm soát - đã bị các tay súng của tổ chức này giết chết. Cơ quan tị nạn Liên hiệp quốc hồi tuần trước cho biết khoảng 11.000 người đã bỏ chạy khỏi Palmyra và các ngôi làng lân cận sau khi khu vực này lọt vào tay IS.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Phiến quân IS đánh chiếm thành phố lớn ở Libya Sau Ramadi và Palmyra, phiến quân IS lại đánh chiếm thành phố lớn ở Libya, quê hương của nhà độc tài bị lật đổ và bị giết chết Muammar Gaddafi. Sau Ramadi và Palmyra, phiến quân IS lại đánh chiếm thành phố lớn ở Libya, quê hương của nhà độc tài bị lật đổ và bị giết chết Muammar Gaddafi. Đây là nỗ...