Cuộc sống đau đớn của những ‘công chúa tóc mây’ ngoài đời thực
Được đặt theo tên của “ nàng công chúa tóc mây” trong truyện cổ tích, hội chứng Rapunzel là tình trạng rất hiếm gặp. Người bệnh thường có biểu hiện thích nhổ và ăn tóc của mình.
Trong truyện cổ tích Grim, “công chúa tóc mây” Rapunzel bị mắc kẹt trên ngọn tháp đã thả mái tóc dài của mình qua cửa sổ để hoàng tử có thể leo lên giải cứu cô.
Được đặt tên theo cảm hứng của câu chuyện này, hội chứng Rapunzel lại không có kết thúc tốt đẹp. Đây là tình trạng bệnh lý rất hiếm gặp. Người mắc bệnh thường nuốt tóc, khiến chúng bị rối và mắc kẹt trong dạ dày của họ. Điều này tạo thành búi tóc, có phần đuôi kéo dài đến ruột non.
Tử vong vì thói quen ngậm và nuốt tóc
Theo Fox News, khi đang ngồi học trong lớp, Jasmine Beever, 16 tuổi, có biểu hiện mệt mỏi và không tỉnh táo. Cô bé ngay lập tức được đưa đến bệnh viện và cấp cứu thành công trong 15 phút. Nhưng không may mắn, cô bé đã qua đời ngay sau đó và khiến mọi người rất sốc.
Các bác sĩ đã tiến hành khám nghiệm tử thi và phát hiện Jasmine bị viêm phúc mạc, xảy ra khi lớp mô mỏng bao phủ quanh ổ bụng, thường do nhiễm nấm hoặc vi khuẩn. Trường hợp của Jasmine là do có búi tóc bị nhiễm trùng trong dạ dày cô bé, dẫn đến vỡ vết loét, khiến các cơ quan nội tạng ngừng hoạt động.
Jasmine Beever (trái) chụp ảnh với một người bạn. Ảnh: Independent.
Bạn thân của Jasmine chia sẻ cô bé thường xuyên ngậm và nhai tóc của mình trong nhiều năm. Các chuyên gia cho biết bệnh nhân mắc phải hội chứng Rapunzel, nguyên nhân gây ra bởi rối loạn tâm thần gọi là trichophagia.
Theo Live Science, bác sĩ Cathy Burnweit, Trưởng khoa Nhi tại Bệnh viện Nicklaus (Mỹ), cho biết búi tóc trong bụng có thể dẫn đến loét hoặc vết thương hở. “Nếu vết loét làm thủng dạ dày, vi khuẩn từ búi tóc có thể tràn vào khoang bụng, gây nhiễm trùng và viêm”, bác sĩ Cathy nói.
Theo bác sĩ Cathy, mọi người thường nghĩ rằng búi tóc sẽ xốp, nhưng thực chất chúng cứng như đá và có hình dạng giống dạ dày. Búi tóc lớn có thể chặn đường tiêu hóa của người bệnh, gây khó ăn, dẫn đến suy dinh dưỡng và hôi miệng.
Tiến sĩ Suzanne Mouton-Odum, giáo sư trợ lý lâm sàng tại Đại học Y Baylor (Mỹ), cũng từng gặp trường hợp mắc hội chứng này. Bệnh nhân nữ, 16 tuổi, thường xuyên nhổ và ăn tóc vào ban đêm. Cha mẹ cô bé nhận thấy mái tóc của cô đã biến mất nhưng không thể tìm thấy sợi nào ở bất cứ đâu.
Sau đó, gia đình đã đưa cô bé tới bệnh viện để xét nghiệm tiêu hóa. Tiến sĩ Suzanne khẳng định cô bé đã nhổ và ăn tóc như một cách để thư giãn, ngủ ngon hơn.
Tạp chí BMJ từng công bố trường hợp Katie Koppel, 38 tuổi, có một búi tóc 15×10 cm được phẫu thuật lấy ra từ dạ dày và một búi tóc 4×3 cm ở đầu ruột non. Khi tới bệnh viện, người phụ nữ cho biết cô thấy đau bụng, buồn nôn, ói mửa, táo bón, bụng phình to. Các triệu chứng này giống với hầu hết trường hợp mắc Rapunzel khác.
Video đang HOT
Katie cho biết cô đã nhổ tóc từ năm 8 tuổi, bắt đầu bằng việc nhổ lông mày. “Tôi giống như bị thôi miên, không thể kiểm soát được hành vi của mình. Ban đầu, việc nhổ tóc khiến tôi thấy nhẹ nhàng, sau đó là kích thích quá mức. Tôi dành tới 5 giờ mỗi ngày để nhổ tóc, thậm chí việc này khiến các ngón tay bị phồng rộp”, Katie chia sẻ.
Katie gần như bị hói hoàn toàn và thường xuyên phải đội tóc giả. May mắn, người phụ nữ này đã được điều trị thành công.
Katie Koppel bắt đầu nhổ tóc từ khi cô 8 tuổi. Ảnh: Wbur.
Hội chứng Rapunzel là gì?
Hội chứng Rapunzel là tình trạng rất hiếm gặp, người bệnh thường có biểu hiện ăn chính tóc của mình. Những nhúm tóc bị rối, mắc kẹt trong dạ dày sẽ dần tạo thành một búi to và mắc kẹt vào tận ruột non.
85-95% bệnh nhân bị mắc hội chứng này thường có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, sưng tấy dạ dày, giảm cân nhanh, táo bón, tiêu chảy. Một số trường hợp còn bị thủng ruột dẫn đến nhiễm trùng máu và tử vong.
Đặc biệt, tóc không thể phân rã sinh học. Tiến sĩ Runjhun Misra, bác sĩ nội khoa ở California (Mỹ), lấy ví dụ khi xác ướp Ai Cập được phát hiện, các nhà khảo cổ phát hiện tóc của họ thường vẫn còn nguyên vẹn.
Hội chứng thường xuất hiện ở nữ giới dưới 20 tuổi (70%). Thế giới ghi nhận bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là một bé gái mới biết đi chập chững và trường hợp lớn tuổi nhất là người đàn ông trung niên khoảng 55 tuổi. Người mắc bệnh hầu như là nữ giới vì tóc của họ dài và dễ dàng tạo ra búi tóc gây mắc kẹt ở dạ dày.
Các chuyên gia cho biết việc nhổ tóc tương tự các hành vi lặp đi lặp lại tập trung trên cơ thể như mút môi và cắn móng tay. Với phiên bản nhổ tóc, người bệnh có thể nhổ hết lông trên khắp cơ thể.
Đây là một phần của chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Người bệnh không biết rằng họ đang ăn tóc. Hội chứng này có thể tác động đến cuộc sống hàng ngày. Những người mắc bệnh thường xấu hổ vì họ không thể ngừng nhổ tóc, hoặc họ cảm thấy cần phải giấu đi mái tóc bị hói do hội chứng này gây ra.
Những búi tóc mắc kẹt trong dạ dày rất cứng và khó phân rã. Ảnh: Livescience.
Tại sao nhiều người ăn tóc?
Một số người bị thiểu năng trí tuệ và rối loạn tâm lý đã ăn tóc của chính mình. Hành vi này gọi là trichophagia. Những nhóm này được cho là có nguy cơ cao phát triển hội chứng Rapunzel.
Những người mắc bệnh này cảm thấy họ buộc phải nhổ tóc để cảm thấy thư giãn hơn. Nghiên cứu đã phát hiện 20% số người mắc bệnh thực hiện các hành vi này hàng ngày, bao gồm cả việc nuốt tóc.
Các nhà khoa học đã đưa ra rất nhiều giả thuyết gây ra hội chứng Rapunzel như bị bỏ đói trong một khoảng thời gian dài, chấn động tâm lý từ thơ ấu, căng thẳng quá mức…
Tuy nhiên, tất cả bệnh nhân đều có một điểm chung là thiếu sắt hoặc mắc bệnh celiac. Nhiều trường hợp ghi lại sau khi được điều trị thiếu sắt và celiac, bệnh nhân đã trở về bình thường.
Điều trị hội chứng Rapunzel như thế nào?
Trong hầu hết trường hợp, phẫu thuật là điều cần thiết để loại bỏ các búi tóc. Ngoài ra, các bác sĩ có thể hòa tan búi tóc bằng hóa chất, phá vỡ chúng thành nhiều mảnh nhỏ hơn bằng tia laser hoặc loại bỏ bằng nội soi. Tuy nhiên, những phương pháp này thường ít thành công hơn so với phẫu thuật.
Điều trị tâm lý sau phẫu thuật rất quan trọng để phòng ngừa việc ăn tóc tái phát trong tương lai. Điều này đặc biệt cần thiết đối với những người mắc bệnh do căng thẳng vì họ có nguy cơ tái phát rất cao.
Sự tham gia của cha mẹ, vợ hoặc chồng trong điều trị tâm lý cũng rất quan trọng để bệnh nhân cảm thấy được hỗ trợ ngăn chặn các hành vi tiêu cực và giảm khó chịu do bệnh.
Theo Zing
Cô gái Việt Nam xinh đẹp có đôi mắt hai màu: Căn bệnh hiếm gặp trên thế giới
Cô gái Thạch Thị Sa Pa gây sự chú ý của nhiều người, cô trở thành nhân vật trong nhiều bộ ảnh tuyệt đẹp của nhiếp ảnh gia vì cô sở hữu đôi mắt 2 màu xanh và đen. Bác sĩ Hoàng Cương cho biết, đôi mắt hai màu của Sa Pa là do chứng loạn sắc tố mống mắt hiếm gặp...
Tân sinh viên Thạch Thị Sa Pa nổi tiếng với đôi mắt có hai màu xanh- đen
Thạch Thị Sa Pa là con gái thứ 6 trong một gia đình có 7 người ở làng gốm Bàu Trúc, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận. Ở quê của Sa Pa, duy nhất cô sở hữu đôi mắt hai màu như vậy. Cha Sa Pa có đôi mắt xanh, ông làm thợ mộc, mẹ Sa Pa sở hữu đôi mắt màu đen.
Mắt 2 màu là một hiện tượng hiếm trên thế giới. Tại Mỹ, một cô gái tên Sarah McDaniel cũng sở hữu đôi mắt 2 màu gây chú ý. Theo đó Sarah Mcdaniel có mắt trái màu nâu nhạt và mắt phải xanh thẫm. Được biết mắt 2 màu là hiện tượng "loạn sắc tố mống mắt" - một căn bệnh hiếm gặp trong xã hội loài người. Tên khoa học đầy đủ của nó là Heterochromia iridis hay Heterochromia iridum.
Chia sẻ về hiện tượng mắt 2 màu này, BS Hoàng Cương, Bệnh viện Mắt Trung ương cho rằng, bản thân tôi cũng đã từng gặp một bệnh nhân như vậy trong quãng đời gần 20 năm làm việc trong chuyên khoa Mắt.
Sau này do làm việc trong phòng khám nhãn khoa- thần kinh, được tiếp xúc với các tài liệu tiếng Anh và trao đổi với các chuyên gia nước ngoài nhiều cho nên theo ông "những bác sĩ mắt như tôi không thấy lạ lẫm lắm với những đôi mắt như vậy".
BS. Hoàng Cương cho biết: "Chứng loạn sắc tố mống mắt - xuất hiện sự khác biệt về màu sắc thường là của mống mắt nhưng cũng có thể gặp trên tóc hay da. Hội chứng loạn sắc tố mống mắt là một căn bệnh hiếm gặp ở người nhưng phổ biến ở động vật.
Hiện tượng này do gen di truyền từ cha mẹ, hoặc một bệnh liên quan đến mắt xảy ra trong quá trình mắt đang được hình thành, do di truyền thể khảm, bệnh lý bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa hay chấn thương. Theo tôi được biết có gần 200.000 người Mỹ mắc chứng này."
"Loạn sắc tố mống mắt là do có sự dư thừa hoặc thiếu hụt melanin (chất tạo nên sắc tố). Melanin có thể tập trung quá đáng trên mống mắt- chứng hyperchromic hay giảm đậm độ trên đó- chứng hypochromic. Xét về phạm vi biểu hiện có những người có hai vùng sắc tố khác nhau trên một mống mắt hoặc mỗi con mắt có một màu mống mắt khác nhau.
Hội nhãn khoa Hoa kỳ cũng nhấn mạnh tật mống mắt dị sắc hay loạn sắc tố mống mắt có thể có ngay sau khi sinh gọi là tật mống mắt dị sắc bẩm sinh. Với nhóm trẻ này trẻ không hề có biểu hiện bất thường gì về phát triển thị giác cũng như toàn thân, không than phiền về bất kỳ khó chịu nào."
"Tuy nhiên, khi không phải bẩm sinh, đột nhiên phát hiện mắt hai màu thì có nhiều nguyên nhân có thể là: Chấn thương mắt; Xuất huyết nội nhãn; Phù viêm do viêm màng bồ đào, viêm mống mắt... Khi có biểu hiện lạ thì nên đi kiểm tra", BS Hoàng Cương nhận định.
Theo bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương, một loạt các nguyên nhân khiến người bệnh mắc chứng loạn sắc tố mống mắt có thể do hội chứng Hornet bẩm sinh; loạn sắc mống mắt lành tính;hội chứng Sturge Weber; hội chứng Waardenburg; bệnh bạch biến; bệnh Hischsprung...
Ngược lại với loạn sắc tố mống mắt bẩm sinh, khi mắc chứng này ở người trưởng thành thường gặp ở người bị chấn thương mắt, xuất huyết nội nhãn, phù viêm do viêm màng bồ đào, viêm mống mắt, u lành và ác của mống mắt, bệnh đái tháo đường, tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc. Cũng có thể do mắc bệnh Glaucoma có dùng thuốc tra nhỏ kéo dài, hoặc dùng thuốc điều trị glocom có prostaglandine hay thuốc làm dày lông mi...
"Nếu ai đó bị ngay từ lúc thiếu nhi thì cần khám bác sĩ mắt ít ra là một lần. Các bác sĩ mắt sẽ khẳng định xem chúng ta có mắc dị tật này hay không và truy tìm nguyên nhân đằng sau biểu hiện bề ngoài này.
Trong đa phần các trường hợp người ta không phát hiện thêm được bất kỳ dị thường nào khác. Nếu ai đó bị bệnh ở tuổi trưởng thành thì nên khám bác sĩ mắt ngay để tìm nguyên nhân khả dĩ cũng như có hướng điều trị sớm.
Cần nói rõ là, điều trị dị sắc mống mắt phải là điều trị căn nguyên gây ra nó chứ không phải là trả lại màu sắc bình thường cho mống mắt hay mục đích thẩm mỹ", BS Hoàng Cương nhấn mạnh.
Theo infonet
Bệnh nhân không ngờ mắc bệnh hiếm gặp sau khi mệt và ngất nhiều lần Ngày 19-8, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ cho biết vừa phẫu thuật thành công nam bệnh nhân u nhầy nhĩ trái hiếm gặp. Bệnh nhân tên N.V.N. (53 tuổi; ngụ quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ). Trước đó 2 tháng, bệnh nhân N. bị tai biến mạch máu não, ngất. Ca phẫu thuật tiến hành trong 4...