Cuộc sống của người vợ ôm chồng liệt đi trốn, chăm sóc như con mọn giữa mùa dịch COVID-19
Dù còn nhiều khó khăn nhưng chị Trang từ chối nhận những món đồ ủng hộ, vợ chồng chị nhường lại cho những người có cuộc sống khó khăn hơn mình trong mùa dịch.
Vài tháng trước, câu chuyện về người vợ cõng chồng bị liệt “đi trốn” suốt 10 năm trời khiến nhiều người cảm động. Người vợ là chị Nguyễn Thị Thu Trang (SN 1981, quê Phú Thọ) cùng người chồng là anh Nguyễn Đăng Trung (quê Yên Bái), hiện đang sống ở Hoàng Ma, Hà Nội.
Trong khi người người, nhà nhà quay cuồng vì dịch bệnh COVID-19 thì cuộc sống của vợ chồng chị vẫn chẳng có gì thay đổi. Có chăng chỉ là thêm chiếc khẩu trang khi di chuyển ra đường.
“Cuộc sống tôi vẫn vậy, ngày đi làm nửa ca còn chồng ở nhà một mình. Trước khi đi làm, tôi cho chồng ăn uống đầy đủ rồi tối về mới vệ sinh, cho anh ấy ăn uống”, chị Trang nói.
Mỗi khi đi làm chị Trang phải để chồng ở nhà nên rất lo lắng.
Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, nhất là thời điểm cả nước cách ly toàn xã hội, cả xóm trọ nơi chị Trang ở người về quê, người trả phòng trọ… Vì thế nhiều lúc khó khăn hoặc những lúc đi làm không có ai ở cạnh, chị Trang rất lo lắng cho chồng.
“Trước có đông người qua lại, tôi mở cửa phòng để mọi người thỉnh thoảng chạy qua nhà lấy cho chồng cốc nước hay xem có gì bất trắc xảy ra. Giờ mọi người về hết, đi làm tôi phải khóa chặt cửa vì ở đây an ninh không tốt lắm, sợ kẻ gian đột nhập vào nhà trộm đồ.
Video đang HOT
Phải khóa chồng trong nhà tôi cũng lo lắm nhưng mình phải đi làm kiếm tiền duy trì cuộc sống nên chẳng còn cách nào khác”, chị Trang chia sẻ.
Cứ mỗi buổi chiều hàng ngày chị Trang lại đạp xe hơn 6km đi làm tại công ty bao bì, dù tiền công không cao nhưng đó là nguồn thu chính để nuôi sống hai vợ chồng trong thời điểm dịch bệnh này. “Đi làm tôi phòng bị cẩn thận lắm, đến nơi làm việc cũng không dám nói chuyện với ai. Nhỡ nhiễm COVID-19 về lây cho chồng thì nguy hiểm lắm, vốn anh ấy đã yếu rồi”, chị Trang lo lắng.
Cuộc sống của 2 vợ chồng trong mùa dịch vẫn không có gì thay đổi.
Điều đặc biệt trong những ngày gần đây, rất nhiều người biết hoàn cảnh 2 vợ chồng khó khăn nên đã gọi điện để ủng hộ đồ ăn gồm gạo, mỳ tôm, dầu ăn…Tuy nhiên, chị đã từ chối khéo vì theo chị, ngoài xã hội vẫn còn nhiều người khó khăn hơn mình.
“Đợt Tết, vợ chồng tôi có nhận được sự ủng hộ của mọi người, mỳ tôm và gạo vẫn còn đủ dùng. Hơn nữa, hàng ngày tôi vẫn đi làm thuê ở công ty nên vẫn có thu nhập, trong khi rất nhiều người không có việc làm, thời điểm này họ khó khăn hơn chúng tôi. Vì thế tôi nhường lại những suất mọi người định ủng hộ vợ chồng tôi cho người khác”, chị Trang tâm sự.
Mong muốn lớn nhất của chị Trang giờ đây là mong dịch bệnh COVID-19 sớm qua đi, để xóm trọ nơi chị ở lại đông vui, mọi người cùng nhau chia sẻ những chuyện vui buồn.
Như bao người khác, chị Trang mong dịch bệnh sớm qua đi để mọi thứ trở lại bình thường.
Theo chia sẻ của chị Trang, cách đây 10 năm trước, chồng chị bất ngờ gặp tai nạn giao thông, sau đó, dù đã chữa trị nhiều nơi nhưng vẫn không thể hồi phục được như bình thường. Sợ chồng bị liệt sẽ là gánh nặng cho người khác nên chị Trang đã “cõng” chồng rời nhà xuống Hà Nội vừa kiếm tiền, vừa chăm chồng suốt 10 năm qua chưa một lần về nhà.
10 năm chăm chồng liệt, đã có những lúc chị Trang cùng cực nghĩ đến việc tự giải thoát cho hai vợ chồng, nhưng lương tâm chị lại không nỡ làm việc đó. “Tôi sẵn sàng tự giải thoát cho mình được, nhưng không nỡ làm việc đó với chồng. Cũng có người nói tôi bỏ đi lấy chồng mới, nhưng tôi sao bỏ anh ấy được. Một ngày nên duyên vợ chồng thì sướng khổ phải có nhau”, chị Trang ngậm ngùi tâm sự. Nói về tương lai phía trước, chị Trang nói rằng: “Tương lai tôi gắn với cuộc đời anh ấy rồi”.
Cách ly mùa dịch vẫn sống ảo siêu bá: Chụp chân dung cực nghệ từ xa bằng Facetime, chẳng cần máy ảnh xịn xò
Vì phải cách ly trong nhà, một nhiếp ảnh gia đã tìm cách sử dụng Facetime để chụp ảnh cho khách hàng của mình
Cách ly toàn xã hội đang làm gián đoạn cuộc sống của mọi người ở các mức độ khác nhau. Các nhiếp ảnh gia là một trong những người không may mắn khi dịch bệnh ảnh hưởng đến công việc vì không có sự kiện nào được tổ chức cần đến dịch vụ chụp ảnh.
Tuy nhiên, điều đó không thể làm các người làm nghệ thuật dừng sáng tạo, người thì chụp cover lại loạt ảnh bất hủ, người thì biến những bức chân dùng thành phong cách cổ điển. Và mới đây, một nhiếp ảnh gia ở Anh có tên là Tim Dunk đã tìm ra cách để chụp ảnh chân dung cho khách hàng ngay cả khi bị cách ly bằng cách sử dụng Facetime.
Bức ảnh của một cặp đôi được Dunk chụp qua Facetime
"Tôi đã may mắn vì những bức chân dung được chụp qua FaceTime của tôi đã thu hút nhiều sự chú ý của cộng đồng", Dunk trả lời trên trang web Petapixel. Ngoài ra, Dunk cũng mô tả quy trình chụp ảnh của anh làm việc online với các khách hàng.
Dunk chụp qua FaceTime từ Macbook và Camera thì là từ chiếc iPhone của anh. Anh bảo lúc đầu anh định sử dụng iPad nhưng camera của iPad không tốt cho lắm.
Yêu cầu để có thể chụp ảnh kiểu này là thiết bị phải chạy iOS 11 trở lên. Phải bật FaceTime Live Photos (Cài đặt> FaceTime> Live Photos> bật) để có thể chụp ảnh, và điện thoại phải luôn kết nối trực tiếp với iCloud để lưu trữ ảnh ngay lập tức. Ảnh lưu vào máy, rồi sau đó được chuyển vào ứng dụng Lightroom để chỉnh sửa.
Toàn bộ các bức ảnh đều chỉ chụp trong nhà nhưng cực kì chất
Các buổi chụp được thực hiện ngay trong nhà của người bị cách ly nên anh phải hướng dẫn khách hàng của mình tìm nơi có ánh sáng tốt hoặc background phù hợp nhưng không kém phần độc đáo, ví dụ đơn giản như chỉ là tấm màn treo cửa sổ. Các hình ảnh chụp mọi người trong nhà rất đa dạng và thú vị như bất kỳ buổi chụp chân dung ngoài trời nào khác.
Hiện này Dunk đã chụp ảnh qua Facetime cho gần 50 khách hàng và được họ quyên góp khoảng 12 USD từ mỗi bức ảnh chụp.
Tung Phan
Nhật ký những ngày nghỉ dịch về quê "vui hết sảy" của gia đình Sài Gòn Những tháng ngày này sẽ rất đáng nhớ, nhất là với các gia đình ngày thường bận rộn ít có thời gian dành cho nhau. Chúng ta đang ở trong những tháng ngày chưa từng có - cả đất nước được động viên hãy ở yên trong nhà, ít ra ngoài để giảm bớt khả năng lây lan của đại dịch Covid-19. Với...