Cuộc sống của người tị nạn ở miền đất hứa
Khi chờ đợi chuyến tàu đến Đức, người tị nạn hô vang tên quốc gia này, nhưng họ đâu biết cuộc sống lâu dài tại đây chưa chắc đã dễ dàng như họ tưởng tượng.
Ghaith al Kalla, người tị nạn Syria đang sống ở Đức. Ảnh: WSJ
Hành trình 4 tháng của Ghaith al Kalla từ Syria kết thúc vào một ngày tháng hai lạnh lẽo, khi anh đứng trong một hàng dài với hàng trăm người di cư khác tại một trung tâm đăng ký tị nạn ở Berlin.
6 tháng sau đó, chàng kỹ sư hóa học 27 tuổi đến từ Damascus đã có việc làm và sống trong một căn hộ cùng với một người Đức tại Schneberg, quận trung lưu ở thủ đô Đức.
“Tôi thậm chí chẳng quan tâm tôi kiếm được bao nhiêu tiền vì hiện tại tôi rất vui. Tất cả những gì tôi mong muốn bây giờ là gia đình tôi được an toàn”, Kalla nói tiếng Anh trôi chảy khi đưa những suất cơm cho người đồng hương ở một trại tị nạn khẩn cấp, nơi anh bắt đầu làm việc vào tuần trước. Kalla là một trong những người tị nạn may mắn.
Đức trở thành “miền đất hứa” trong con mắt của hàng nghìn người đang tìm cách thoát khỏi Syria, đất nước bị chiến tranh tàn phá. Những người di cư cuối tuần trước mắc kẹt tại nhà ga trung tâm Budapest hy vọng sẽ bắt được tàu để rời khỏi Hungary. Họ hô vang “Đức, Đức…”.
Người tị nạn đến được Đức sau những chuyến đi dài và nguy hiểm sẽ được xếp vào những trại tị nạn khẩn cấp và đáp ứng những nhu cầu cần thiết. Berlin mong muốn sự trợ giúp như thế này sẽ được thực hiện trên toàn châu Âu.
Mục đích của những việc này là hướng tới hỗ trợ nhân đạo. Tuy nhiên, người di cư và các nhân viên cứu trợ cho biết cả hệ thống đang phải gồng mình để đáp ứng nhu cầu của người nhập cư, trong khi số người đến đang tăng lên nhanh chóng.
Video đang HOT
Ngay cả khi người tị nạn được chào đón ở nhiều nơi trên nước Đức, vẫn có sự phản đối từ một số nhóm người, đặc biệt là ở đông Đức. Những người tị nạn phải đối mặt với sự thù địch và các cuộc biểu tình đôi khi dẫn tới bạo lực. Nhiều vụ phóng hỏa xảy ra vào đêm trong mùa hè này, chủ yếu tại các tòa nhà được trưng dụng để chuyển thành nơi trú ẩn. Cảnh sát tuần trước cho biết có 5 người bị thương trong một vụ cháy tại toà nhà dành cho người tị nạn ở thị trấn Heppenheim, tây Đức.
“Chúng tôi đang đứng trước một thách thức quốc gia rất lớn”, Thủ tướng Angela Merkel tuần trước nói. “Không chỉ vài ngày hoặc vài tháng, mà sẽ là một khoảng thời gian rất dài”.
Đức nhận được khoảng 40% trong số 334.080 đơn xin tị nạn ở Liên minh châu Âu (EU) trong 5 tháng đầu tiên của năm. Có đến 800.000 người dự kiến sẽ xin tị nạn ở nước này năm nay, chiếm gần 1% dân số Đức.
Người tị nạn được chấp nhận đơn xin sẽ được sắp xếp chỗ ở trên khắp 16 tiểu bang, từ làng Alpine, Bavaria đến hòn đảo nghỉ mát sang trọng Sylt trên Biển Bắc. Việc sắp xếp dựa theo tiền thuế và dân số của từng bang, theo công thức đưa ra năm 1949. Berlin đang thúc đẩy EU áp dụng một hệ thống hạn ngạch tương tự.
Người tị nạn có đăng ký sẽ được cung cấp chỗ ở và thực phẩm. Trẻ em được chăm sóc hoặc đi học trong khi đơn xin việc của cha mẹ chúng được xem xét. Một người trưởng thành cần có 159 USD/tháng để tiêu vặt và khoảng 240 USD để trang trải nhu cầu cơ bản. Chi phí y tế được chính quyền trả.
Hệ thống này được áp dụng tại Munich vào tuần trước, khi chỉ trong hai ngày đã có gần 4.000 di dân đến đây bằng tàu, biến nhà ga trung tâm thành một trung tâm tị nạn tạm thời. Người dân địa phương đến ga tặng họ đồ ăn và đồ chơi, tuy nhiên, cảnh sát yêu cầu họ không làm vậy.
Khó khăn
Farhan Yassin, một người Somalia 18 tuổi, trùm kín chiếc áo của mình để tránh mưa bên ngoài một ngôi nhà tại Munich, nơi từng là doanh trại của Đức Quốc xã.
Sau khi gãy hai chân trong một tai nạn và suốt ba tháng trời ngủ trên đường phố ở Italy, Yassin đến Munich khoảng 6 tháng trước. Giới chức ngay lập tức đưa anh đến bệnh viện. Tại trại tị nạn, anh được phát thức ăn và vé xe buýt để có thể đi xung quanh thị trấn.
“Họ bó bột chân cho tôi và còn cho tôi một đôi nạng”, anh nói. “Bây giờ, tôi lại có thể chơi bóng đá. Tôi thậm chí còn đang học tiếng Đức”.
Tuy nhiên, ở những nơi khác, hệ thống hỗ trợ nhân đạo cho người tị nạn đang có dấu hiệu căng thẳng.
Một buổi tối trong tuần qua tại Trung tâm Đăng ký Tị nạn Berlin, hàng chục người đổ về đây khi trung tâm đóng cửa trong một ngày. Nhiều đàn ông và một số phụ nữ chen chúc trên mặt đất, che chở cho con em họ khỏi cơn mưa. Hy vọng có được vị trí đầu trong dòng người vào buổi sáng, họ quyết định chờ đợi trên đường phố.
“Tôi đã đợi ở đây 10 ngày, tôi đã kiệt sức”, Mohamed Naus, 50 tuổi đến từ Aleppo, Syria, trả lời khi ông lấy điện thoại ra để xem ảnh con trai, bị thương trong một vụ đánh bom.
Những nơi khác ở Berlin, khoảng 250 người tị nạn đã tìm được nơi trú ẩn trong một trường học cũ của Pháp tại quận Reinickendorf. “Nơi này dưới chuẩn của trại tị nạn, nhưng khó có thể làm tốt hơn”, Armin Wegner, người đứng đầu tổ chức giúp thiết lập trại tị nạn cho biết. “Chúng tôi cố gắng kiếm thêm giường tầng và vòi hoa sen nhưng nhu cầu hiện giờ quá cao. Các nhà cung cấp thậm chí không còn hàng”.
Ông Wegner thuê Kalla có thể nói được tiếng Anh, Arab, và tiếng Đức khá trôi chảy, để làm việc tại trại. Ông Wegner hy vọng Kalla sẽ kiếm được việc trong ngành hóa chất, đúng với chuyên môn của anh.
Tìm việc làm cho người tị nạn là một thách thức rất lớn. Năm 2013, chỉ có khoảng 27% người di cư có thể tìm được công việc phù hợp, theo số liệu của Cơ quan Lao động Đức. Rào cản ngôn ngữ, không được đào tạo bài bản và hệ thống hành chính là những yếu tố khiến người tị nạn khó có thể kiếm được việc.
Đức đang cố gắng thích ứng, tăng tốc quá trình trục xuất những người di cư bị từ chối, tăng chi tiêu cho người tị nạn được chấp nhận và mở lớp học tiếng Đức phù hợp với các ngành nghề trên nước này.
Nhưng ngay cả đối với những người tị nạn thành công như Kalla, bắt đầu một cuộc sống mới không bao giờ là điều dễ dàng.
“Mọi người cứ nghĩ đến được đây là mọi thứ khắc tốt đẹp, sẽ được tôn trọng và khẳng định được giá trị bản thân”, Kalla nói. “Nhưng đến khi sống tại nơi này, bạn mới biết cuộc sống ở đây cũng khó khăn như ở những nơi khác”.
Trọng Nghĩa
Theo WSJ
Israel xây hàng rào biên giới ngăn người tị nạn
Chính phủ Israel bắt đầu xây hàng rào dọc biên giới với Jordan nhằm ngăn dòng người tị nạn; Thủ tướng Benjamin Netanyahu tuyên bố sẽ không để Israel bị chìm trong làn sóng nhập cư lậu và hoạt động khủng bố.
Thủ tướng Israel đã thông báo bắt đầu cho xây thêm hàng rào dọc biên giới Jordan ngăn người di cư - Ảnh: Reuters
Hàng rào mới dự kiến dài 30 km, nối theo 240 km hàng rào đã có sẵn dọc biên giới với Ai Cập. Israel cũng có một hàng rào dọc biên giới với Syria. Thủ tướng Israel, ông Benjamin Netanyahu ngày 5.9 nói sẽ làm tất cả những gì có thể để bảo vệ biên giới bằng một hàng rào an ninh tinh vi, theo hãng tin Al Jazeera (Qatar) ngày 6.9.
"Không phải Israel thờ ơ với thảm kịch nhân đạo của Syria và người tị nạn châu Phi, nhưng Israel là một nước rất nhỏ, vì vậy chúng tôi phải kiểm soát biên giới", ông Netanyahu nói trong cuộc họp nội các tuần.
Lãnh đạo đảng đối lập Israel, ông Isaac Herzog hôm 5.9 nói rằng Israel nên tiếp nhận người tị nạn Syria vì trước kia người Do Thái cũng ở trong hoàn cảnh tương tự, phải đi xin tị nạn do các cuộc xung đột. Tổng thống Palestine, ông Mahmoud Abbas cũng kêu gọi Israel cho phép người Palestine từ trại tị nạn của Syria đi vào lãnh thổ Palestine. Hiện biên giới vòng ngoài của Palestine do Israel kiểm soát.
Các số liệu chính thức cho thấy có 45.000 người tị nạn đang ở Israel, hầu hết từ Eritrea và Sudan, theo Al Jazeera.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Những cú sốc trong khủng hoảng di cư ở châu Âu Vụ việc 71 người nhập cư chết trong xe chở gà ở Áo chưa lắng xuống thì bức ảnh chụp thi thể bé trai Syria trôi dạt vào bờ biển lại xuất hiện, khiến thế giới thêm bàng hoàng về mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng di cư ở châu Âu. Nhà điều tra đang tìm kiếm dấu vết trên chiếc...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

'Chảo lửa' thương chiến Mỹ - Trung

Quê nhà ông Zelensky bị không kích, ít nhất 19 người chết

Trung Quốc phóng thử nghiệm 16 tên lửa đạn đạo

Tiền rial của Iran mất giá kỷ lục so với USD giữa căng thẳng Tehran-Washington

Manila phản ứng vụ Trung Quốc bắt 3 công dân Philippines bị nghi làm gián điệp

Tổng thống Ai Cập, Pháp kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức ở Gaza

Ông Zelensky nói sắp đạt thỏa thuận về lực lượng gìn giữ hòa bình tại Ukraine

Cách Mỹ - Anh liên thủ hỗ trợ quân đội Ukraine đối phó Nga

Nga thử nghiệm UAV chuyên săn diệt phương tiện mặt nước không người lái

Tiếp viên bị cắn, trễ chuyến bay vì cãi cọ mùi cơ thể

Thái Lan cử phái đoàn đàm phán thương mại tới Mỹ

Động đất tại Myanmar: Sân bay quốc tế Mandalay hoạt động trở lại
Có thể bạn quan tâm

Nữ sinh rơi tầng 16 ký túc xá Đại học Quốc gia TPHCM tử vong
Tin nổi bật
23:39:21 06/04/2025
'When Life Gives You Tangerines' phá kỷ lục của 'The Glory'
Hậu trường phim
22:52:53 06/04/2025
Hoa hậu Thanh Hà nói lý do muốn đồng hành cùng Cúp xe đạp truyền hình TP.HCM
Sao việt
22:43:32 06/04/2025
Ca sĩ Quang Linh 'lột xác' ở tuổi 60
Nhạc việt
22:40:16 06/04/2025
Tài xế, thợ cắt tóc lập sòng đánh bạc giữa hoa viên TP Buôn Ma Thuột
Pháp luật
22:38:26 06/04/2025
Muller chia tay Bayern Munich sau 25 năm cống hiến
Sao thể thao
22:14:07 06/04/2025
"Streamer phú bà" không vui, dân tình lầy lội réo gọi tình cũ
Netizen
21:58:43 06/04/2025
Rùa khổng lồ lần đầu làm mẹ ở tuổi 100
Lạ vui
21:01:23 06/04/2025
Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 nghỉ 3 ngày, không thể bỏ qua những món ăn này nếu gia đình bạn đang 'bám trụ Thủ đô'
Ẩm thực
20:41:17 06/04/2025
Động đất tại Myanmar: Số người thiệt mạng lên tới hơn 3.470
