Cuộc sống của người phụ nữ có đôi chân hình chữ V
Khi chị gái mất đi, hàng ngày chị sống côi cút trên con thuyền rách nát. Công việc của chị là đi thả đó trên sông, hy vọng kiếm con tôm con tép, đã bao nhiêu năm nay chị sống được là nhờ vào dòng sông và những chiếc đó.
Không như người bình thường khác, đôi chân của chị lúc nào cũng quặt quẹo theo kiểu hình chữ V. Mọi hoạt động hàng ngày chị đều dùng bằng tay, ngần ấy năm chị lấy chiếc thuyền rách nát làm nơi chui ra chui vào mỗi ngày, kể cả khi trời nắng cũng như trời mưa bão.
Chị tên Phan Thị Sen, xóm 1, xã Văn Khê, Mê Linh, Hà Nội. 48 năm kể từ ngày được ba mẹ sinh ra với đôi chân hình chữ V khiến chị không thể đi lại như người bình thường khác.
Không như người bình thường khác, đôi chân của chị lúc nào cũng quặt quẹo theo kiểu hình chữ V.
Khi ba mẹ chị mất đi, họ để lại trên dòng sông một chiếc thuyền cũ kỹ và hai người con gái tật nguyền, suốt ngày ốm đau bệnh tật. Người chị gái của chị Sen đã mất cách đây không lâu vì bệnh tật hành hạ. Trong hai chị em thì chị Sen về phần sức khỏe có khá hơn chút ít.
Video đang HOT
Khi chị gái mất đi, hàng ngày chị sống côi cút trên con thuyền rách nát. Công việc của chị là đi thả đó quanh quẩn bên dòng sông hy vọng kiếm con tôm con tép, đã bao nhiêu năm nay chị sống được là nhờ vào dòng sông và những chiếc đó.
Hàng ngày để có củi nấu ăn chị phải bơi thuyền vào ven bờ nhặt nhạnh từng chiếc củi khô, hay vớt vát những que củi trôi trên sông. Những lúc không có củi đun chị dùng ngay những chiếc đó đã hỏng để nhóm lửa nấu cơm…
Theo Dantri
Người khiến chúa Trịnh thiệt mạng là ai?
Vì tin vào một người học trò cũ mà làm lỡ việc của chúa Trịnh Tông, khiến chúa phải thiệt mạng, Lý Trần Quán đã chọn cái chết để tỏ lòng mình.
Năm 1786, họ Trịnh mất nghiệp Chúa
Trận đánh khiến Trịnh Tông chạy trốn
Đoan Nam Vương Trịnh Tông hay Trịnh Khải (1782 - 1786) là con đầu của Trịnh Sâm và cung tần Dương Thị Ngọc Hoan người làng Long Phúc, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh.
Tháng 6 năm Bính Ngọ (1786) nghĩa quân Tây Sơn của Nguyễn Huệ với danh nghĩa "diệt Trịnh phò Lê" kéo quân ra Bắc Hà. Thủy quân Tây Sơn tiến đến bến Tây Luông (nay là bờ sông Hồng, chỗ đầu bến Hàng Than, Hà Nội). Quận Thạc (tướng của Trịnh Khải) đem quân bản bộ đóng ở bến hồ Vạn Xuân (thuộc địa phận huyện Thanh Trì), thủy quân Tứ thị đến dàn thuyền ở đầu bến Thuý Ái.
Trịnh Tông dốc quân trong thành ra bày trận ở dưới lầu Ngũ Long (nằm ở phía đông thành Thăng Long, vị trí ở khoảng giữa Hồ Hoàn Kiếm và bến Tây Luông). Chính chúa tự mình làm tướng, chia quân làm 5 đạo: Hiệu Tả bộ giữ mặt Đông Long; hiệu Hữu bộ giữ mặt Tây Hổ; hiệu Tiền bộ giữa mặt thành Tiền Lâu; hiệu Hậu bộ giữ mặt Hậu Lâu cạnh bờ hồ Thủy Quân (hồ Hoàn Kiếm). Còn hai hiệu Nhưng, Kiện ở trung quân để hộ giá.
Chu Sư của đội quân Tây Sơn thuận chiều gió thẳng tiến đến bến Đông Dư (thuộc địa giới huyện Gia Lâm), rời khỏi thuyền đổ bộ, đánh úp quân thủy của chúa Trịnh Tông ở cửa sông Thuý Ái. Quân tiền bộ của Đoan Nam Vương Trịnh Tông nổ súng bắn, quân của Nguyễn Huệ cúi mình xuống tránh đạn, rồi xông vào giao chiến. Chúa Trịnh mình mặc áo chiến bào, xuống lầu, lên voi, tay cầm cờ lệnh chỉ huy các quân theo lệnh để đánh. Quân Tây Sơn bắn hoả hổ (ống phun lửa đốt bằng thuốc súng). Quân của Đoan Nam Vương kinh hãi chống cự yếu ớt rồi tan rã.
Chúa ở trên mình voi ngoái nhìn lại, thấy quân sĩ hy sinh, số còn lại đang tìm đường chạy trốn. Chúa Trịnh ngoắt đầu voi quay về phủ, quân Tây Sơn không biết đó là chúa Trịnh Tông, cứ hối hả tranh nhau xông vào phủ chúa. Chúa vội cởi áo trận lấy khăn quấn lên đầu, ngồi ra phía sau bành voi, ruổi nhanh đến cửa Tuyên Vũ thì thấy cờ xí của nghĩa quân Tây Sơn ở ngoài cổng phủ rồi. Chúa bèn quay đầu voi chạy ra cửa Yên Hoa (nay là ô Yên Phụ) đi về phía Chèm. Trên đường có Nguyễn Thưởng là gia thần của Chúa đón Chúa cùng đi.
Nguyễn Trang phản thầy nộp Chúa
Đi theo Chúa lúc này chỉ có một toán lính nhỏ và Lý Trần Quán. Toán lính đưa Chúa qua bến đò Chèm sang làng Hạ Lôi thuộc huyện An Lãng (nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc). Đến đây Lý Trần Quán có người học trò cũ tên là Nguyễn Trang, là người Hạ Lôi, vốn là tên đầu trộm đuôi cướp, hiện đang làm tuần huyện. Quán khi đi mộ quân thường dựa vào Trang.
Bây giờ Quán nói dối Trang rằng: "Nay có quan tham tụng Bùi Huy Bích chạy loạn sang nhờ ta đây. Phiền anh bảo vệ và đưa ông ấy đi qua địa giới huyện này". Trang xin vâng, Quán dẫn Trang đến yết kiến Tông. Quán chỉ vào Trang và nói với Trịnh Tông: "Tôi có người này là môn hạ, có thể dùng kế sai bảo được". Rồi Quán lại bảo Trang: "Anh nên bảo vệ quan lớn đi qua địa phận huyện nhà cho tốt nhé". Trang đáp "vâng", Quán bèn từ giã Trang.
Trang vốn là kẻ đầu sỏ nghịch đảng hám công danh địa vị, khi Quán đã ra về Trang bèn đem 50 người dân binh là thủ hạ mình hộ vệ Trịnh Tông đi về phía Bắc. Khi đi đến chỗ nhà vắng của một thôn khác, Trang đã biết rõ đây không phải là Tham tụng Bùi Huy Bích như thầy Quán nói mà chính là Trịnh Tông mà Tây Sơn đang truy lùng. Trang dẫn Tông về nhà mình và sai người phi báo cho tiết chế Huệ nhà Tây Sơn biết, những người đi theo Tông đều bị giam.
Còn nữa...
Theo xahoi
2 học sinh chết đuối ở sông Hồng vì lấy thân chuối làm thuyền Khi chúng tôi tìm đến nhà học sinh xấu số Nguyễn Văn Trọng, không cầm được nước mắt, anh Nguyễn Văn Xuân (37 tuổi, bố Trọng) nghẹn ngào nói: "Mới hôm qua, nó bảo, bố ơi con nhổ tóc trắng cho bố nhé". Trò chơi dại dột Liên quan đến vụ việc nhóm học sinh lớp 8A, trường THCS Văn Khê, Mê Linh,...