Cuộc sống của bé gái mang biệt danh ‘Nữ thần rắn’
Tuy mới 11 tuổi nhưng một nữ sinh Ấn Độ đã có khả năng chinh phục và chơi với những con rắn hổ mang chúa. “Nữ thần rắn” là biệt danh mà người dân địa phương dành cho em.
Phần lớn trẻ em sợ rắn, nhưng Kajol Khan, một cô bé 11 tuổi ở thành phố Ghatampur, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ, lại có thể chơi, vuốt ve những con rắn hổ mang chúa.
Kajjol cùng cha, ông Taj Mohammad (bên trái) và anh trai Gulaab Mohammad (bên phải). Ông Taj kiếm sống bằng nghề bắt rắn trong suốt 45 năm qua và hai con của ông cũng có khả năng bắt rắn.
Đảo Rắn: Nơi tử thần ẩn náu trong thiên đường
Hàng vạn con rắn đang tung hoành trên một hòn đảo có vẻ đẹp tựa thiên đường ở phía nam Đại Tây Dương. Chúng lặng lẽ theo dõi và sẵn sàng tấn công những người dám bước lên đảo.
Taj tiết lộ rằng ông có thuốc gia truyền để trị vết cắn của rắn. Đó là những loại lá trong rừng. Ông nghiền nhuyễn lá và trộn với bơ, hạt tiêu đen, sau đó ăn và đắp lên vết cắn.
Có lẽ công việc của bố khiến cô bé cảm thấy rắn là những con vật gần gũi. Giáo viên từng đuổi học Kajol một lần vì em để một con hổ mang chúa vào cặp sách và mang nó tới lớp khiến các bạn hoảng sợ.
Video đang HOT
Nhưng Kajol đối mặt tử thần nhiều lần do chơi với những con hổ mang chúa. Chúng từng cắn tay, bụng và má của em. Salma Bano, mẹ của Kajol, không muốn con chơi với rắn nhưng không thể ngăn cản đam mê của con. Bà thừa nhận con gái mê rắn đến nỗi hứng thú học tập của em giảm.
Người đàn ông sống cùng sư tử, hổ, báo
9 năm trước, một người đàn ông Mỹ bắt đầu nuôi hai hổ con. Hiện nay anh sống cùng 14 con mãnh thú họ Mèo – bao gồm sư tử, báo, hổ và linh miêu.
Cảnh tượng Kajol nằm trong tình trạng hôn mê vì rắn cắn vào ngày 22/2/2011. Cô từng rơi vào tình huống tương tự vài lần, song đều hồi phục.
Bất chấp những lần hôn mê vì rắn cắn, nữ sinh vẫn tiếp tục ăn, ngủ và chơi cùng chúng.
“Cháu không thích tới trường mà chỉ thích chơi với rắn”, Kajol tâm sự. Trên thực tế, rất ít người tới nhà Kajol vì sợ lũ rắn. Em cũng có rất ít bạn bè.
Một nhóm người dân địa phương tỏ ra hiếu kỳ khi Kajol bước trên phố với hai con rắn hổ mang. Người dân địa phương gọi em là “Nữ thần rắn”.
Theo Zing
Lễ hội món ăn côn trùng ở Trung Quốc
Hàng nghìn người dân Trung Quốc mua, bán và thưởng thức côn trùng và nhiều loài động vật bò sát trong lễ hội ẩm thực côn trùng ở tỉnh Triết Giang hôm 18/10.
Lễ hội ẩm thực côn trùng diễn ra tại thành phố Nghĩa Ô, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc vào ngày 18/10. Tại đây người tham gia có thể mua rất nhiều loại côn trùng như châu chấu, dế mèn, bọ cạp, nhộng tằm, cà cuống.
Một người đàn ông nhìn những con bọ cạp tại một quầy.
Đây là sự kiện diễn ra hàng năm ở Nghĩa Ô.
Ngoài côn trùng, người ta còn bán nhiều loài động vật khác như rắn, tắc kè, thằn lằ, nhện, rết.
Vào năm 2013, Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO), cơ quan công bố báo cáo, khẳng định rằng ăn côn trùng là cách để con người tăng cường dinh dưỡng và giảm ô nhiễm môi trường.
Theo tính toán của FAO, hơn hai tỷ người trên thế giới đang bổ sung dưỡng chất bằng cách ăn côn trùng trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, cảm giác ghê tởm côn trùng của người dân các nước phương Tây vẫn là một rào cản đối với nỗ lực biến côn trùng thành thực phẩm.
Côn trùng là loại thức ăn giàu dinh dưỡng do chứa nhiều protein, chất béo và chất khoáng. Nhộng ong, bọ xít, nhộng tằm, châu chấu, dế mèn, cà cuống, bọ cạp và nhiều loài côn trùng khác là thực phẩm khá phổ biến tại các đang phát triển.
Nuôi côn trùng trong trang trại là một trong những cách để con người chống nạn đói. Côn trùng sống khắp nơi. Chúng sinh sản nhanh và tăng trưởng cũng nhanh.
Để tạo ra một lượng protein như nhau, một con bò sẽ cần khoảng thời gian gấp 12 lần so với một con dế. Phần lớn côn trùng thải ra ít khí thải nhà kính hơn so với gia súc.
Theo Zing
Sốc: Cô bé "mang thai" 3 con rắn suốt 5 năm Một chuyện hy hữu đã xảy ra với một bé gái sống ở một ngôi làng nhỏ ở Tứ Xuyên, Trung Quốc. Năm cô bé 10 tuổi, cô bé đột nhiên cảm thấy đau bụng dữ dội, do điều kiện y tế khi đó của ngôi làng khá thô sơ nên chứng đau bụng đó của cô bé đã không được chữa lành....