Cuộc sống chậm lại của người dân “phố vỉa hè” Trúc Bạch ngày cách ly
Vốn là một khu phố luôn đông đúc vì tập trung nhiều quán ăn vỉa hè, phố Trúc Bạch khi thực hiện cách ly vì phát hiện ca bệnh covid-19, hàng quán đã đóng cửa, người dân hạn chế ra đường…
Chiều ngày 7/3, nhiều người dân trong khu cách ly Trúc Bạch được lực lượng y tế đo thân nhiệt, kiểm tra sức khoẻ.
Chiều ngày 7/3, lực lượng chức năng vẫn duy trì rào chắn một phần khu phố Trúc Bạch (quận Ba Đình, Hà Nội). Trong sáng cùng ngày, đoàn xe của binh chủng hoá học gồm 5 xe chuyên dụng thuộc Trung tâm ứng cứu sự cố hoá chất, phóng xạ hạt nhân đã đi kiểm tra, phun chất tiêu độc, khử trùng toàn bộ khu cách ly trên phố Trúc Bạch và các khu phố lân cận.
Đứng cạnh khu vực cách ly trên phố Trúc Bạch, chốc chốc ông Thắng (63 tuổi, sống cạnh khu cách ly) lại thấp thỏm, hòi dò mọi người thông tin về tình hình sức khoẻ nữ bệnh nhân dương tính với Covid-19 (nữ bệnh nhân N.H.N. cư trú tại số 125 Trúc Bạch – PV).
Ông Thắng cho biết, kể từ khi lực lượng chức năng phát hiện ca nhiễm covid-19 thứ 17 và tiến hành rào chắn khu vực phố Trúc Bạch, thì người dân đi ra đường rất ít, hạn chế các hoạt động ngoài trời.
“Bản thân tôi cảm thấy bình thường, không lo lắng lắm vì trước khi phát hiện ra ca nhiễm mới này, chính quyền địa phương cũng đã cảnh báo người dân về dịch bệnh. Tổ trưởng tổ dân phố cũng đi phát tờ rơi cảnh báo đến từng nhà”, ông Thắng nói.
Phố Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội đang trong tình trạng “nội bất xuất, ngoại bất nhập”.
Cũng giống như ông Thắng, chị Tạ Thanh Hà (49 tuổi, sống trên phố Trúc Bạch, giáp khu cách ly) cho biết, sau khi một phần khu vực phố bị cách ly, cuộc sống của gia đình chị cùng nhiều hộ dân nơi đây bị xáo trộn.
“Khác với hình ảnh thường ngày, khu phố này luôn luôn đông đúc vì tại đây tập trung nhiều quán ăn vỉa hè. Từ đợt phát hiện ra ca nhiễm covid-19, người dân cũng hạn chế ra đường hẳn, một số hàng quán thì phải tạm đóng cửa hoạt động theo chỉ thị của phường.
Mọi người trong khu phố vẫn thấy bình thường, vì công tác tuyên truyền, phòng tránh dịch, các lực lượng chức năng đã làm tốt. Nếu lo lắng quá về dịch bệnh này, có khi còn chết trước cả lúc nhiễm bệnh”, chị Hà cười nói.
Chiều ngày 7/3, ông Nguyễn Dương Huy – Chủ tịch UBND phường Trúc Bạch, quận Ba Đình (Hà Nội) cho biết, sau khi nhận được thông tin chính thức về ca nhiễm vi rút SARS-CoV-2 (covid-19) trên địa bàn, ngay trong đêm 6/3, UBND phường đã thành lập 2 tổ công tác đến từng hộ dân để thông tin đầy đủ tình hình dịch cũng như các biện pháp phòng, chống.
Theo ông Huy, tại phố Trúc Bạch, sau khi rà soát, phân loại, thống kê, có 60 hộ và 195 người dân thuộc diện cách ly tại khu phố.
Video đang HOT
Là một trong số những hộ kinh doanh nằm trên phố Trúc Bạch, ông Phan Anh Tiến, 57 tuổi (ở số 71 Trúc Bạch) cho biết, sau khi một phần con phố bị cách ly, gia đình của ông cũng phải tạm ngưng hoạt động kinh doanh từ 5-10 ngày để tránh lây lan dịch bệnh.
Ông Tiến cho rằng, sau khi một phần phố Trúc Bạch bị cách ly, cuộc sống có “chậm” lại, song đây là việc cần làm để hạn chế lây lan dịch bệnh.
“Bản thân tôi tự ý thức được việc phải hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh nguy hiểm này nên ngay trong tối ngày hôm qua 6/3, cửa hàng của gia đình đã đóng cửa sớm. Chúng tôi dự định sẽ đóng cửa từ 5-10 ngày để phòng chống dịch bệnh. Các thành viên trong gia đình rất ủng hộ việc này”, ông Tiến chia sẻ.
Nói về việc nếp sống của người dân thay đổi sau 1 ngày khu phố Trúc Bạch bị cách ly, ông Tiến cho rằng, cuộc sống có “chậm” lại, song đây là việc cần làm để hạn chế lây lan dịch bệnh, người dân tại đây cũng ý thức cao trong việc đảm bảo sức khoẻ của cả cộng đồng.
17h chiều 7/3, Bộ Y tế thông báo hai người tiếp xúc gần với ca mắc Covid – 19 tại Hà Nội (bệnh nhân N.H.N, trú tại 125 Trúc Bạch) đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona. Đây là lái xe riêng của gia đình và bác ruột bệnh nhân.
Cụ thể, theo Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương thông báo, đó là bà L.T.H., sinh năm 1956 và anh D.Đ.P., sinh năm 1993. Hai người này đã được Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hà Nội cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, sau khi phát hiện ra ca bệnh N.H.N.
Như vậy, Việt Nam đã ghi nhận 20 ca mắc Covid – 19, trong đó 16 trường hợp đã xuất viện. 4 trường hợp được ghi nhận mới là cô gái Hà Nội ở phố Trúc Bạch, 2 người tiếp xúc gần với bệnh nhân và nam thanh niên trở về Việt Nam từ vùng dịch Deagu Hàn Quốc, hiện đang được cách ly, điều trị tại Ninh Bình.
Trần Thanh
Theo Dân trí
Phản ứng nhanh với các ca nhiễm corona mới
Chỉ trong ngày hôm qua 7-3, Bộ Y tế xác nhận thêm 3 bệnh nhân mới và sáng nay thêm 1 ca. Tổng cộng cho đến nay có 21 bệnh nhân COVID-19 ở Việt Nam (16/21 bệnh nhân đã khỏi bệnh).
Lực lượng chức năng phun khử trùng trên phố Trúc Bạch (Hà Nội) - nơi đang được cách ly do bệnh nhân thứ 17 từng cư ngụ - Ảnh: HÀ THANH
Theo cơ quan chức năng, việc có thêm bệnh nhân mới đã nằm trong kịch bản được dự báo trước. Thế nhưng cũng có ý kiến cho rằng đã xuất hiện những lỗ hổng trong phòng dịch bệnh trong thời gian qua và nếu không "lấp" sớm, sẽ có thêm bệnh nhân được ghi nhận và dễ lây lan ra cộng đồng.
Hai bệnh nhân mới tiếp xúc với N.H.N.
Ba bệnh nhân COVID-19 mới nhất ở VN bao gồm N.V.T. (27 tuổi, quê ở Thái Bình) vừa từ Hàn Quốc trở về VN ngày 4-3. Theo Bộ Y tế, tháng 2 vừa qua T. ở Daegu, vùng tâm dịch của Hàn Quốc, cùng với em gái.
Đến cuối tháng 2, T. bắt đầu có ho, rát họng nhưng không sốt. Đến ngày 4-3, T. đáp chuyến bay VJ981 từ Busan về Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh). Ngay sau đó T. được cách ly cùng toàn bộ những người trên chuyến bay tại Trường quân sự của Quân đoàn 1 ở phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
Hai bệnh nhân tiếp theo có một phụ nữ 64 tuổi, là bác ruột của bệnh nhân N.H.N. (bệnh nhân thứ 17 đang gây xôn xao từ đêm 6-3 đến nay) và D.Đ.P., lái xe của gia đình N.. Trong ba bệnh nhân mới, có hai người đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2. Riêng N.V.T. đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình.
Sau 22 ngày không ghi nhận bệnh nhân mới, việc ngày 6 và 7-3 lại xuất hiện thêm 4 bệnh nhân corona liên tiếp trở lại làm dấy lên sự lo lắng với nhiều người. Trước tình hình lo lắng của người dân, trong cuộc họp của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam với lãnh đạo Bộ Y tế, các chuyên gia trong ngành đã khuyến cáo người dân không nên hoang mang.
Ông Lê Quang Cường - nguyên thứ trưởng Bộ Y tế và ông Trần Đắc Phu - nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng - cùng các chuyên gia đã phân tích những cơ sở cho thấy tình hình "đang trong tầm kiểm soát". Ông Phu cho rằng ca bệnh thứ 17 đã làm lây lan ra cộng đồng (2 bệnh nhân mới ở Hà Nội) nhưng đây là ca bệnh xâm nhập, những người có liên quan đã được đưa đi cách ly ngay.
Ngoài ra cũng theo ông Phu, cô N. về Việt Nam bằng máy bay, có thể xảy ra việc lây lan trên máy bay. Tuy nhiên việc lây lan ấy (nếu có) thì hạn chế tác động xấu hơn là lây lan trong phòng kín hoặc tiếp xúc gần. Trong khi đó, ca bệnh số 18 ở Ninh Bình đã được cách ly ngay sau khi về Việt Nam, cũng hạn chế bớt nguy cơ lây lan hơn.
Bộ Y tế bác bỏ nhiều tin đồn
Bệnh nhân thứ 17 đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2 - Ảnh: BVCC
Do việc công bố ca bệnh thứ 17 diễn ra lúc gần nửa đêm, nên liên tiếp có những tin đồn xung quanh ca bệnh này. Trong đó ngày 7-3 xuất hiện hình ảnh một bệnh nhân nữ đang phải lọc máu, xung quanh có nhiều loại dây nhợ và được cho đó là bệnh nhân N..
Tuy nhiên ông Nguyễn Đình Anh - vụ trưởng Vụ truyền thông và thi đua khen thưởng, Bộ Y tế - cho biết hiện sức khỏe của bệnh nhân N. cũng như 3 bệnh nhân mới ghi nhận đều nằm trong tầm kiểm soát.
Tại cuộc họp ngày 7-3 của Ban chỉ đạo chống dịch của Hà Nội, lãnh đạo Hà Nội cho biết đã có tổng số 123 người có tiếp xúc gần với bệnh nhân N.H.N. - ca nhiễm thứ 17 - đã được đưa đi cách ly.
Tối cùng ngày, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết sau một ngày phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, TP.HCM đã xác định, đưa vào cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm tổng cộng 20 trường hợp liên quan bệnh nhân N.H.N. (T.DƯƠNG - X.MAI)
Hà Nội nâng bậc cách ly, cho nghỉ học thêm
Trong tổng số 123 người có tiếp xúc gần với cô N. đã được đưa đi cách ly ở Hà Nội, có một số người được cách ly tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2, bao gồm 18 bác sĩ và nhân viên y tế của Bệnh viện Hồng Ngọc. Bệnh viện Hồng Ngọc chính là nơi đã tiếp nhận và thăm khám cho bệnh nhân thứ 17 trong chiều 5-3, trước khi bệnh nhân này được đưa đi cách ly.
Việc có tới 3 người bệnh cùng lúc và đã có lây lan trong cộng đồng cho thấy Hà Nội hiện là khu vực có nhiều bệnh nhân COVID-19 nhất. Hiện những người tiếp xúc gần với cô N., người sống lân cận gia đình bệnh nhân này đều đã được cách ly.
Nhưng thông tin từ UBND TP Hà Nội cho thấy bệnh nhân thứ 20, anh D.Đ.P. (lái xe của gia đình N.) trước khi được cách ly có đi sửa xe ở gara và đã tiếp xúc tổng cộng khoảng 30 người. Trong khi đó hành trình của những người tiếp xúc với P. chưa được kiểm soát đầy đủ (có người đã về quê) cho thấy vẫn còn những khoảng trống nguy cơ.
Trong bối cảnh đó, những hành động khá quyết liệt và nhanh chóng của Hà Nội, trong đó bao gồm cách ly tập trung những trường hợp vốn có thể cách ly tại nơi ở, nơi lưu trú (nâng bậc cách ly so với yêu cầu của Bộ Y tế) đã phần nào hạn chế được nguy cơ lây lan bệnh. Hà Nội cũng đã quyết định cho học sinh - sinh viên các cấp học nghỉ thêm một tuần, thay vì cho phép học sinh THPT trở lên đi học trở lại vào ngày 9-3.
Các điểm có liên quan việc bệnh nhân N. đi lại đều đã được xử lý bằng hóa chất khử khuẩn. Trong ngày hôm qua, Binh chủng hóa học đã khử khuẩn tại toàn bộ khu phố Trúc Bạch, nơi gia đình bệnh nhân COVID-19 thứ 17, 19, 20 sinh sống.
Bệnh viện nơi bệnh nhân đến thăm khám đầu tiên đã được yêu cầu ngưng tiếp nhận bệnh nhân mới. Bệnh viện này cũng đã được khử khuẩn bằng hóa chất, chiếu đèn bằng tia cực tím, lau các tay nắm cửa, tay vịn cầu thang hằng ngày bằng dung dịch khử khuẩn.
Với phản ứng nhanh mà Hà Nội đã triển khai và sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ ngành, cho thấy tình hình đang được kiểm soát như cam kết của Bộ Y tế.
Tâm sự của người đi cách ly
Anh P.Q.L. là một trong khoảng 123 người là hàng xóm lân cận, người tiếp xúc gần với bệnh nhân thứ 17 N.H.N. và được cách ly tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2 từ tối 6-3. Anh L. cho biết do đã được chuẩn bị nên anh có mang theo đồ dùng cá nhân. Tại bệnh viện, anh đã được xét nghiệm âm tính và được xếp vào một phòng có 4 người (gồm em của anh L. và hai anh em người hàng xóm).
"Trước khi đi cách ly tôi cũng lo lắng, nhưng rất bất ngờ là điều kiện của bệnh viện rất tốt, bữa ăn được cung cấp khi còn nóng, rất ngon miệng. Điều đó khác xa với những tưởng tượng về bữa cơm bệnh viện của tôi trước đó. Ban đầu tôi còn tưởng là đồ ăn khó ăn nên có mang theo tiền, nhưng đến giờ thì không tiêu dùng vào việc gì.
Cùng cách ly với chỗ chúng tôi có 18 bác sĩ và nhân viên y tế của Bệnh viện Hồng Ngọc. Tất cả chúng tôi được xếp ở tầng 8, khu vực có 30 - 40 phòng rất to" - anh L. bày tỏ và nói thêm: "Chúng tôi đang hợp tác tốt với nhà chức trách để cách ly, phòng bệnh, chỉ tiếc là Nhà nước phải bỏ nhiều tiền để lo cho chúng tôi trong nhiều ngày".
Theo Tuổi trẻ
19 nhân viên Bệnh viện Hồng Ngọc âm tính nCoV Trong 20 người của bệnh viện Hồng Ngọc, nơi 'bệnh nhân thứ 17' đến khám ban đầu, 19 người có kết quả xét nghiêm âm tính, một người đang chờ. Ảnh minh họa Những người này ở trong diện tiếp xúc gần với "bệnh nhân thứ 17", đang cách ly tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Sở Y tế Hà Nội sáng...