Cuộc sống bế tắc, bà bầu dắt con đến tòa xin ly hôn
Chiều cuối năm, cán bộ toà án bất ngờ thấy mẹ con người phụ nữ ngoài 30 tuổi đến khẩn khoản xin toà giải quyết cho ly hôn chồng, vì cuộc hôn nhân quá bế tắc kéo dài hơn 4 năm qua.
Đơn côi giữa cuộc đời
Người phụ nữ còn khá trẻ nghẹn ngào kể về cuộc đời đầy bi thương của mình. “Em chỉ muốn chết thôi, nhưng nhìn con nhỏ bơ vơ thế này, lại thêm bé trong bụng chẳng có tội tình gì, làm sao em có thể huỷ hoại cuộc sống của 2 con vì em? Mà nếu sống tiếp, em không muốn sống nữa. Xin toà giúp em ly hôn để bớt khổ nhục”.
Nguyễn Bình Thụy là người Bắc, nhưng nay đang sinh sống ở miền Nam. Thuỵ kể: “Em là con một, ba me chia tay nhau khi em mơi 5 tuôi. Ba cũng đã bo rơi em gần 30 năm qua. Cho đến bây giờ, em không cảm nhận được tình thương cua cha như thế nào. Me đơn thân nuôi em 5 năm thì cũng lập gia đình mới. Từ ngày mẹ đi lấy chồng, em về sống cùng ông bà ngoại, dù vậy, lúc nào mẹ cũng dành tât ca tình thương, quan tâm đên em”.
Thụy vừa nuôi con nhỏ, vừa bán hàng online kiếm tiền sinh sống. Ảnh minh hoạ
Nhờ mẹ và ông bà ngoại, Thụy đươc ăn hoc, day dỗ nên ngươi. Nhưng khi Thụy còn đầy lo âu với cuộc sống, thì mẹ cô mất, sau cơn nhồi máu cơ tim đột ngột.
Vì không có mẹ nương tựa tinh thần, nghe bạn bè dụ dỗ, Thụy hùn tiền với bạn làm ăn, nhưng bị đổ bể hết. Để cứu Thụy, dì ruột cô phai bán nhà của ông bà ngoại trả nợ cho Thụy, dì cũng đưa ông bà ngoai vào viện dương lão, vì không thể nuôi dưỡng. Vào đó vài tháng thì ông ngoai mât, dì đành đón bà ngoại về nhà.
Thụy buồn bã kể: “Giận dữ vì gia cảnh tan nát, khiến ông ngoại mất vì buồn, dì đã đuổi em ra khỏi nhà, bắt em tự lập cuộc sống. Mất mẹ, em thành ngươi vô gia cư, không nhà cửa, không ngươi thân”. Đươc hàng xóm thương tình, chỉ giúp cô vào Đông Nai làm công nhân để được bao ăn, ở. Thụy găp và quen ngươi chông hiên tai làm cùng công ty. Hơn 1 năm sau đó, đám cưới chỉ có nhà trai diễn ra.
Gia cảnh của chồng Thụy rất nghèo, cô cũng không để tâm, bởi cô chỉ cần tình thương yêu mà anh hứa sẽ bù đắp cho cô. Ai ngơ khi về làm vợ, cô mới biết anh là ngươi chông nóng tính, cục căn, hung dữ và vũ phu.
Video đang HOT
Sau khi cươi, anh bỏ công ty vê huyện Cu Chi bốc xêp hàng ơ cưa hàng vât liêu xây dưng, đê tiện gân cha me. Thuỵ đành bỏ việc theo chồng, vợ chông phai thuê trọ ơ riêng, vì cha me chông làm thuê và ơ nhơ luôn nhà chủ. Bố mẹ chồng cô còn phai lo thêm cho vơ chông cậu út. Cậu út có hai con nhỏ, nhưng vơ chông không đi làm, chi ở nhà ăn bám cha me.
“Khi vợ chồng em có bầu bé trai đâu tiên, anh rất tu chí làm ăn, em cũng có ít tiền tiết kiệm được từ trước khi cưới, nên bỏ ra làm vốn bán hàng online, dự tính sau khi sinh con, gửi con đi lớp mầm thì em đi làm lại. Khi con được hơn 1 tuổi, anh băt đâu sa đà vào ăn chơi cơ bac, rươu chè, bây giơ còn nghiên game năng, cuộc sống của em rơi vào địa ngục từ đó”, Thụy nghẹn ngào kể.
Bế tắc khi chồng sa đà ăn chơi cờ bạc, vũ phu với vợ
“Không biêt bao lần em khuyên chồng, nhưng đêu bi chưi măng, thâm chí anh còn đánh em rất nhiều lần. Cứ hễ em giải thích chuyện gì, anh đều dùng năm đâm, bạt tai để nhuc ma vợ. Nhiều khi em muốn ôm con bỏ đi, mà thân cô thế cô, mồ côi me, không nhà cưa, không ngươi thân, em sẽ đi vê đâu?”, Thụy vừa lau nước mắt vừa kể.
Cô đưa tay sờ xuống bụng mình nói: “Em vỡ kế hoach, lúc phát hiên có thai, em đã đến bệnh viện định giải quyết, nhưng số tiền trong túi không đủ nộp làm thủ tục, em lại đi về”.
“Bé lớn đã hơn 3 tuổi, nhiều lần em muốn gửi bé đi lớp, để đi làm kiếm tiền sinh sống, nhưng chồng không đồng ý, bắt em phải ở nhà nuôi con. Em mà trái ý, lại bị chồng đánh, em thấy bất lưc quá, giờ lại có bầu, em không thể làm gì được. May mà tiền thuê nhà, chồng vẫn trả cho bằng tiền lương ít ỏi anh làm được”, Thụy nói.
Ảnh minh họa
“Em chỉ muốn chết theo me, nhưng nghi đến con trai nhỏ và bé trong bung vài tháng nưa sẽ ra đơi, em không thể để các con mồ côi mẹ như em được. Em đã cố găng chiu nhịn chồng suốt 4 năm qua, giờ không thể cố nữa, em xin toà cứu giúp mẹ con em”, Thụy khẩn khoản nói.
Những ngày cuối năm, cái Tết đang cận kề, nhiều gia đình chỉ chờ ngày xum họp, đoàn tụ, cán bộ toà chợt se sắt lòng với hoàn cảnh bẽ bàng của mẹ con Thuỵ. Cán bộ toà hỏi, nếu ly hôn xong, mẹ con Thuỵ định về đâu? Thuỵ cúi đầu nói: “Em đã hỏi một mái ấm cưu mang bà bầu cơ nhỡ, nên sẽ vào đó để nương tựa tạm thời. Sinh xong em sẽ tính đi làm để nuôi con…”.
Trong hoàn cảnh này, cán bộ toà vẫn động viên cô quay về, cố gắng chia sẻ thêm với bố mẹ chồng, để nhờ giúp đỡ. Vẫn biết, con đường mà mẹ con Thuỵ đang đi qua quá chông chênh, cán bộ toà mong Tết này, mẹ con cô cho người chồng thêm cơ hội, khi có cả gia đình chồng vào cuộc. Chỉ khi không thể thay đổi được tâm tính của người chồng, lúc đó Thuỵ có lẽ cũng sinh con thứ 2 tròn vẹn, cô sẽ quyết định mọi thứ chưa muộn.
Theo phunuvietnam.vn
Tết là để vui
Tết là để cùng con tìm về văn hóa truyền thống của dân tộc, hà cớ gì cho con thấy sự lo âu, mệt mỏi? Mà không chỉ có tết, tôi sẽ cùng con cảm nhận niềm vui trong cuộc đời một cách đơn giản nhất.
Đi làm về, tôi nghe con gái hơn hai tuổi của mình với cái giọng chưa tròn vành rõ chữ, hát líu lo "tết tết tết tết đến rồi". Thấy con được bà ngoại diện cho bộ áo dài, tung tăng chạy nhảy, chợt ngẩn người... tết của mình đã về trong câu hát của con.
Hai mươi mấy năm trước, khi tôi ở tuổi con, tết của tôi như bà tiên, ông bụt, như những gì huyền bí nhất mà tuổi thơ tôi có thể nghĩ đến và mong đợi.
Tết của tôi lúc ấy là tấm áo mới ba mẹ đi chợ huyện mua cho để con xúng xính mặc đầu năm. Hồi ấy, gia đình tôi nghèo lắm. Có năm, ba mẹ không đủ tiền mua cho tôi bộ quần áo mới. Ngày đầu năm, ba bế tôi trong nước mắt, còn tôi vẫn vô tư cười, hát véo von. Chỉ đến khi lớn lên, nghe kể lại, mới thấy xót xa, thương ba mẹ quá đỗi.
Ảnh minh hoạ
Tết là nồi bánh tét của ông bà ngoại, mấy đứa cháu quây quần thổi lửa rồi ngủ lăn quay. Sáng hôm sau đã thấy bánh chín, cùng nhau tìm những chiếc bánh tét tí hon mà ông bà, cậu mợ đã gói riêng cho cháu.
Tết là những bao lì xì, là con heo đất được nâng niu, là hũ dưa món mẹ làm, là chiếc bánh ít nhân dừa, nhân đậu thơm lừng và vị ngọt còn đọng mãi trên đầu lưỡi. Tết của tôi còn là niềm háo hức đón mấy đứa em con cô chú ở xa về. Cùng ăn, cùng ngủ, cùng nức nở khóc mỗi khi hết tết, các em lại rời quê.
Rồi tôi lớn lên, lấy chồng, sinh con. Tết không còn huyền bí nữa mà đôi khi nặng trĩu những lo âu. Tết này mua gì cho hai bên nội ngoại? Tết này sửa soạn gì để cúng ông Công, ông Táo, tất niên? Tết này mua cho con, cho cháu cái gì? Tết này không biết chồng có trực ở đơn vị không hay được về nhà ăn tết? Bao nhiêu "cái gì", "làm thế nào" quấn lấy chân. Tuổi thơ xa dần, những ngây thơ xa dần, niềm vui ngày tết cũng xa dần. Không phải vì tết nay đã nhạt, mà vì vai trò của tôi giờ đã khác. Khi đã nhuốm những bộn bề lo âu, khó có thể cảm nhận trọn vẹn niềm vui. Nhiều khi tôi tự hỏi, không biết những ngày tôi còn bé, ba mẹ có lo âu như tôi lúc này, mỗi khi tết đến...
Hôm nay, nhìn con gái nhún nhảy trong bộ áo dài, hát vang khúc ca rộn ràng ngày tết với khuôn mặt bừng sáng, vô tư, tôi chợt thấy như tết ngày xưa của mình trở về trước mặt. Những nỗi lo cũng nhẹ tênh như bong bóng xà phòng.
Tôi tự nhủ sẽ dành thời gian cùng con gái gói bánh tét tí hon, để con được cùng mẹ nấu bánh và xách tòng teng như tôi ngày xưa. Tôi sẽ cùng con lau chùi bàn ghế, dọn nhà. Dù bàn tay bé bỏng chắc sẽ làm hỏng nhiều hơn làm được nhưng hai mẹ con sẽ có những giây phút vui vẻ bên nhau. Tôi sẽ bật những bản nhạc xuân và mời con cùng nhảy, để niềm vui của con bừng lên thêm trong mắt.
Tết là nồi bánh tét của ngoại... (Ảnh minh hoạ)
Tôi sẽ chuẩn bị những món quà nhỏ và rủ con đi thăm các bạn ở mái ấm trẻ em đường phố, để con biết chia sẻ. Tôi sẽ lì xì cho mình và con những cuốn sách hay về tết và cuộc sống.
Tôi sẽ dắt con đi chợ hoa để xem muôn hoa rực rỡ và cùng con cảm nhận sự nhộn nhịp của phố phường.
Nhiều người thường than thở rằng tết nhạt, tết mệt. Cũng phải thôi, bởi khi qua cánh cổng tuổi thơ, chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều thay đổi trong đời, gồm cả những cảm nhận về tết. Nhưng tôi tin, với những đứa trẻ, niềm vui tết của chúng vẫn như ta ngày xưa, hồn nhiên, vô lo. Trong dòng chảy hối hả và bộn bề của cuộc sống, tôi đã học được cách tối giản những nhu cầu và bằng lòng với hiện tại.
Tết là để đoàn viên, để nạp năng lượng cho năm mới, hà cớ phải đọa đày mình trong tầng tầng lớp lớp nhiêu khê? Tết là để cùng con tìm về văn hóa truyền thống của dân tộc, hà cớ gì cho con thấy sự lo âu, mệt mỏi? Mà không chỉ có tết, tôi sẽ cùng con cảm nhận niềm vui trong cuộc đời một cách đơn giản nhất.
Cao Hải Vân
Theo phunuonline.com.vn
Hợp đồng ân oán (Phần 1) Ba năm trước, Nguyệt là một cô nàng tùy hứng, luôn làm những gì mình thích. Nhưng từ sau khi lấy chồng, cô nhận ra mình chẳng thể nào cứ lông bông như thế được nữa. Ba năm trước, Nguyệt là một cô nàng tùy hứng, luôn làm những gì mình thích. Nhưng từ sau khi lấy chồng, cô nhận ra mình chẳng...