Cuộc sống bận rộn khiến tổ ấm lạnh lẽo
Vợ chồng đi làm, con cái đi học, hiếm khi gặp nhau. Kể cả khi đầy đủ gia đình, có những lúc chẳng biết nói gì thành ra cả nhà vừa ăn vừa xem điện thoại, iPad.
Gia đình tôi giờ không còn ấm áp như trước. Từ lúc các con lớn lên, hiện cháu lớn 16 tuổi, nhỏ 12 tuổi, chúng đi học suốt ngày. Vợ chồng tôi công việc cũng bận rộn nên ít có thời gian gặp gỡ nhau, họa chăng một tuần được khoảng 2-3 buổi tối là có đủ cả gia đình, không thì có hôm anh bận đi nhậu nhẹt gặp gỡ đối tác, các con đi học thêm… Hiếm khi chúng tôi ăn uống cùng nhau.
Trước đây bận rộn nhưng gia đình tôi luôn quây quần, còn giờ thì mỗi người một phương bởi ông xã luôn bảo tôi nói lắm, hết kể lể chuyện cơ quan rồi chuyện hàng xóm. Nếu tôi không kể với ông ấy thì biết nói với ai? Không những thế, con cái càng lớn càng lắm khoản phải chi tiêu, nhiều lúc tôi than phiền việc này thì chồng bảo “em muốn làm gì thì làm”. Nhiều khi tôi buồn lắm, chẳng biết làm sao cho cuộc sống gia đình được trở lại êm ấm vui vẻ như trước. Mong nhận được lời khuyên từ nhà tư vấn. (Huyền)
Ảnh minh họa: 4.bp.blogspot.com.
Trả lời
Chào chị,
Gia đình được ví là nơi bình yên nhất sau mỗi ngày làm việc mệt mỏi, là nơi nghỉ ngơi thư giãn quây quần bên người thân. Tôi hiểu phần nào cảm giác của chị khi trở về ngôi nhà vốn trước đây rất vui vẻ ấm cúng nhưng bây giờ đã trở nên lạnh lẽo hơn mặc dù số lượng thành viên trong gia đình vẫn không thay đổi. Cuộc sống hiện đại đã kéo theo nhiều hệ lụy, trong đó đáng kể nhất là mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình dần lỏng lẻo bởi sự bận rộn và phụ thuộc vào công nghệ quá nhiều.
Vì vậy, lúc này với vai trò là cầu nối giữa các thành viên với nhau, chị thật sáng suốt để tỉnh táo nhận ra những hiểm họa khi tổ ấm đang dần biến thành “tổ lạnh” bởi những thói quen xấu và sự bận rộn quá mức của mỗi thành viên. Để khắc phục tất cả những điều kể trên và giúp gia đình trở lại vui vẻ như xưa thật không dễ dàng. Chị hãy kiên nhẫn và đừng vội chán nản, bởi thay đổi thói quen cũng cần thời gian.
Tôi có thể gợi ý vài điều để chị chú ý và nhắc nhở các thành viên khác tránh những việc sau khi ở nhà:
Video đang HOT
Vừa ăn vừa xem tivi
Với thời gian bận rộn, thông thường các gia đình chỉ có thể tập hợp được đầy đủ thành viên trong bữa ăn. Với gia đình chị thì thời gian này cũng rất hiếm hoi, vì vậy nó càng quý giá để mọi người trò chuyện chia sẻ với nhau. Xem tivi trong lúc ăn sẽ làm cho việc ăn uống mất tập trung, hơn nữa việc trao đổi thông tin với nhau sẽ bị hạn chế. Vì vậy, chị hãy yêu cầu mọi người tắt tivi hoặc bất cứ âm thanh ồn ào nào để cả gia đình tập trung vào ăn uống.
Lệ thuộc vào điện thoại
Tương tự như việc sử dụng tivi trong bữa ăn, nếu về nhà mà mỗi người lại dán mắt vào điện thoại, iPad hay laptop sẽ làm giảm đi sự giao tiếp trong gia đình. Sức hấp dẫn của điện thoại là vô cùng lớn nhưng không nên vì thế mà mọi người lại phụ thuộc vào nó. Giao tiếp ảo không thể làm cho mối quan hệ gia đình cải thiện hơn. Chị hãy gương mẫu bỏ điện thoại xuống và yêu cầu các thành viên khác cũng làm như vậy. Mỗi giây phút nói chuyện trực tiếp với nhau sẽ giúp gia đình thêm gần gũi và gắn kết hơn.
Kể lể về các mối quan hệ xung quanh
Những câu chuyện về hàng xóm, đồng nghiệp dường như dài bất tận. Đôi khi chị rất muốn nói điều đó với chồng con nhưng cứ mãi nói chuyện về những đề tài này có thể chị thấy thú vị nhưng những thành viên trong gia đình lại cảm thấy ngán ngẩm và cho rằng chị là người “ngồi lê đôi mách”. Dừng lại sớm chị nhé, hãy chú ý đến những người thân thiết bên cạnh nhiều hơn vì họ đang rất cần sự quan tâm của mình.
Luôn đề cập đến chuyện tiền bạc
Nếu không đề cập đến chuyện tài chính gia đình mà luôn theo kiểu mạnh ai nấy tiêu tất nhiên cũng không phải là vấn đề hay ho. Lúc nào gặp nhau cũng nói về việc đồ ăn tăng giá, học phí phải đóng nhiều hơn hoặc bất cứ vấn đề gì liên quan đến tài chính thì cũng dễ khiến người khác mệt mỏi, ngán ngẩm. Phải chăng chị bị ám ảnh về tài chính gia đình? Nếu không thì đừng mang nó ra hằng ngày, chỉ nên đề cập vào thời gian hợp lý thôi. Còn nhiều điều thú vị khác, như chuyện học tập bạn bè của con hay những câu chuyện vui khác.
Giận dữ và la hét
Bất cứ điều gì xảy ra cũng dễ làm cho mình nổi điên. Tất nhiên là ai cũng có thể cáu giận nhưng không nên mang tâm trạng quá mệt mỏi từ công sở trở về nhà và lại tiếp tục bị căng thẳng bởi các công việc nhà. Chị có rất nhiều người thân và họ có thể hỗ trợ chị. Quan trọng là chị có sẵn sàng để giao việc lại cho họ hay không.
Không quan tâm đến nhau
Vì quá bận rộn nên các thành viên sẽ tự lo cuộc sống cho mình kể cả chuyện ăn uống hay mua sắm và chăm sóc bản thân. Sự thờ ơ đó sẽ làm cho các thành viên xa nhau hơn. Chị hãy thỏa thuận lại với mọi người: Cho dù bận rộn nhưng vẫn cần thiết có một bữa ăn chung trong ngày. Tất cả mọi người cần sắp xếp thời gian cho ổn thỏa và học cách yêu thương, thể hiện sự trân trọng dành cho nhau.
Có được gia đình đã khó, giữ được gia đình vui vẻ đầm ấm còn khó hơn rất nhiều lần. Tất nhiên một mình chị không thể làm được điều gì nếu thiếu đi sự đồng lòng của những người yêu thương bên chị. Tôi tin rằng với cuộc sống hiện tại, hẳn không ai muốn gia đình mình sẽ giống như một quán trọ. Bận rộn không có nghĩa là xa cách, mỗi người giống như một bộ máy và chị là người liên kết những bộ máy ấy để tạo thành guồng hoàn chỉnh.
Chuyên viên tư vấn Vũ Ánh Tuyết
Trung tâm tư vấn tình cảm Linh Tâm
Theo VNE
Gặp lại thần đồng suýt rơi vào bi kịch
Cậu bé Lâm Chí Hiếu được mệnh danh là thần đồng Cà Mau bởi khả năng biết đọc trôi chảy khi mới 3 tuổi. Song con đường học tập của em phải đứt đoạn ngay khi mới bắt đầu
Thần đồng Lâm Chí Hiếu tính tình trầm lặng, giao tiếp chậm chạp, rụt rè.
Gia đình thần đồng Cà Mau vẫn sống trong ngôi nhà cấp 4 cũ kỹ ở kênh Thầy Tư, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời. Dường như mọi thứ trong nhà không có gì thay đổi so với 10 năm trước, ngoại trừ các bức tường phòng khách lấp đầy giấy khen của Hiếu.
Thất học đến 2 năm
Hiếu sinh ngày 14/2/2002, biết đọc trôi chảy khi mới 32 tháng tuổi, được đặc cách vào lớp 1 lúc 5 tuổi. Tuy nhiên, thần đồng nay đã 12 tuổi mà mới học lớp 6 ở trường THCS 2 Sông Đốc (thị trấn Sông Đốc). Giải thích vì sao để con thất học đến 2 năm, anh Lâm Thanh Nhi (cha của Hiếu) phân trần: "Hồi cháu mới vào lớp 1, công việc làm ăn của tôi gặp khó khăn trong khi cháu phải đến lớp bằng đò mỗi ngày rất tốn kém. Vì vậy, gia đình đành cho cháu tạm nghỉ học. Đến năm 2009, được ngành chức năng giúp đỡ tiền đò, học phí nên cháu mới đi học trở lại".
Anh Nhi kể ngày vợ anh sinh Hiếu, không có tiền đưa qua trạm y tế thị trấn, phải mời mụ vườn và cho sinh tại nhà. Hiếu mới ra đời đã yếu ớt và không được lanh lợi. Đến hơn 2 tuổi, Hiếu vẫn ù lì, gần như không nói gì. Có lúc anh tưởng con mình bị câm.
Đến giữa năm 2005, vừa hơn 3 tuổi, Hiếu theo cha qua quầy thuốc tây gần nhà. Bất ngờ, cậu bé đọc chính xác từng chữ ghi trên tấm biển trước cửa hiệu. Không tin vào mắt mình, anh Nhi về nhà lấy sách báo cũ đưa cho con đọc liền một hơi, không sai chữ nào. "Năm đó, hàng chục phóng viên đến phỏng vấn, trắc nghiệm khả năng đọc chữ của cháu. Ai cũng quả quyết khả năng đọc của cháu như một người đã biết chữ" - anh Nhi nhớ lại.
Học ít vẫn giỏi
Thần đồng Cà Mau hiện tại trông gầy gò, yếu ớt, giao tiếp chậm chạp, rụt rè. Đối lập với biểu hiện bên ngoài, thành tích học tập của cậu bé đáng nể với giải nhất Hội thi Olympic tiếng Việt - toán cấp huyện, giải nhì Hội thi Olympic tiếng Việt - toán cấp tỉnh, giải ba Hội thi Olympic tiếng Anh cấp tỉnh...
Cô Phạm Thị Bích Thủy, giáo viên chủ nhiệm của Hiếu, nhận xét cậu bé luôn là học sinh đặc biệt, vượt trội bạn bè cùng trang lứa, học giỏi đều các môn nhưng nổi bật là toán, lý và ngoại ngữ.
Vừa qua, Hiếu còn xuất sắc vượt qua nhiều học sinh khối lớp 7, 8 và 9 để giành giải nhất cờ vua toàn trường. Cậu bé còn khoe từng tự giải được nhiều bài toán trước chương trình mà không hề có người hướng dẫn.
Anh Nhi cho biết Hiếu rất ít nói và ngại giao tiếp. Ngoài giờ học ở trường, cậu bé chỉ đọc sách báo, xem tivi. "Vợ chồng tôi là dân lao động, học hành chẳng được bao nhiêu nên không thể kèm con học. Hơn nữa, thấy cháu học giỏi ở trường, chúng tôi cũng không ép học thêm ở nhà làm gì" - anh Nhi chia sẻ.
Học giỏi nhưng kỹ năng sống là thứ mà một cậu bé 12 tuổi vốn được coi là thần đồng đang thiếu hụt trầm trọng. Trong lúc trò chuyện, anh Nhi bảo Hiếu đi lấy giùm điện thoại. Cậu bé lẳng lặng vào trong mang ra, đứng sau lưng đưa cho cha mà không hề lên tiếng. Anh Nhi không để ý nên cậu bé cứ cầm chiếc điện thoại đứng chờ mãi cho đến khi anh phát hiện.
"Từ nhỏ tới lớn cháu luôn vậy, bảo đứng đâu là y như rằng đứng yên ở đó, không dịch chuyển. Khi bảo đi thì mới đi, bảo ngồi mới dám ngồi. Đôi lúc tôi cũng bực bội nhưng rất khó thay đổi được cháu" - anh Nhi than thở.
Theo Người Lao Động
Chồng ngoại tình, tình nhân đến tận nhà đòi tiền phá thai Có chồng ngoại tình, tôi không những không được đánh ghen còn không được hé môi than thở với ai. Thôi thì tôi quyết dũng cảm lên đây vạch áo cho người xem lưng để bõ tức. Chồng rồi bồ của chồng đang làm tôi điên đảo, trời lộn đất nhào hết đường sống. Chồng tôi: Tốt tính, đẹp mã, công việc ngon...