Cuộc săn lùng Snowden ở sân bay Nga
Ai cũng muốn tìm kiếm Snowden: Mỹ muốn tóm gọn; nữ điêp viên sexy muốn kêt hôn, trong khi các phóng viên khát khao được phỏng vấn. Nhưng tại sân bay Sheremetyevo, nơi Snowden được cho là đang ẩn náu, không có dấu vết của anh.
Sảnh làm thủ tục xuất cảnh ở sân bay Sheremetyevo. Ảnh: Wikipedia
Sân bay Sheremetyevo ở Moscow mỗi năm đón khoảng 25 triệu khách, hiện đang trở nên nổi danh là nơi trú ẩn bí mật của Edward Snowden, kẻ tội đồ của nước Mỹ. Hàng chục triệu người vào sân bay rồi lại đi ra, còn Snowden cứ ở trong đó hai tuần nay.
Không rõ bằng cách nào Snowden có thể giấu được mình tại nơi này trong từng ấy thời gian. Khu vực quá cảnh ở Terminal F là một hành lang dài hơn cây số, với 6 phòng nghỉ dành cho khách VIP cách quãng nhau, một khách sạn nhỏ 66 phòng và một shop café hạng sang, một cửa hàng Burger King và khoảng 20 cửa hiệu miễn thuế bán đồ của Jack Daniel, rượu rum Cuba, rượu vodka Nga và trứng cá đỏ đắt gấp 4 lần giá bán trong thành phố.
Liệu anh ta có mặt trong khu quá cảnh này không? Hay anh ta đã di chuyển qua cổng A dành cho VIP dưới con mắt giám sát của các quan chức Nga?
Ana Chapman, cựu điệp viên Nga hoạt động ở Mỹ và từng nổi danh toàn thế giới sau khi bị phát hiện và trục xuất, mới đây đã ngỏ lời cầu hôn với chàng thanh niên Mỹ 30 tuổi, người tiết lộ bí mật của Washington.
“Snowden, kết hôn với em nhé?!” ChapmanAnna ghi trên trang Twitter hôm thứ tư vừa qua. Nhưng vì bản thân Chapman từng là điệp viên, nhiêu người nghi ngờ cho rằng cô nàng tóc đỏ quyến rũ này đang giăng một cãi bẫy tình.
4/7 là một ngày yên tĩnh ở Sheremetyevo nhưng chỉ là với những người bình thường. Còn với hàng tá phóng viên thì họ quá mệt mỏi vì cuộc săn tìm vô vọng. Anastasia Shodieva đang trông quầy hàng quần áo, trang sức và thú nhồi bông ở gần nơi trưng bày xe hơi Skoda, nơi các nhà báo “đóng đô” từ tuần trước. Khi được hỏi về Snowden, cô tỏ ra không quan tâm. “Ồ, anh chàng đặc vụ đó hả”, rồi nói vụ việc chẳng khiến cô quan tâm.
Khu vực quá cảnh
Khi Mỹ công khai buộc tội Snowden đánh cắp và tiết lộ thông tin bí mật, vi phạm Đạo luật Chống gián điệp, rất nhiều nhà báo chờ đợi khi chuyến bay của Snowden từ Hong Kong hạ cánh xuống Sheremetyevo hôm 23/6. Họ chưng hửng vì ở Terminal F, không hề có bóng dáng anh này tại cửa đến.
Ngày hôm sau, các hành khách khác lên chuyến bay nối của hãng Aeroflot tới Havana, chuyến bay mà Snowden có vé. Hàng chục phóng viên leo lên máy bay này, cố tìm cho được chỗ gần ghế ố 17C mang tên ông Edward Snowden, nhưng phi cơ khởi hành mà không hề có bóng dáng anh ta. Họ chỉ còn có việc chụp ảnh cái ghế trống.
Sân bay Sheremetyevo có 6-7 tòa nhà trải rộng trên diện tích rộng tương đương 100 sân bóng, điểm khởi đầu của con đường đông đúc dài gần 30 km nối về trung tâm thành phố. Khu vực quá cảnh, dài khoảng 1,6 km, liên kết các terminal D, E và F bằng một con đường cho khách bộ hành. Hành khách quá cảnh có thể qua khu này mà lên các chuyến bay quốc tế, không phải qua bàn kiểm tra hộ chiếu và hải quan – các điểm có yêu cầu xuất trình hộ chiếu và visa.
Video đang HOT
Sân bay Sheremetyevo: Vòng tròn đỏ to: Khu vực quá cảnh cho hành khách, gồm các Terminal D, E và F. Vòng tròn đỏ nhỏ: Terminal A, nơi đến của các quan chức hoặc máy bay riêng. Đồ họa: WP
Không có một dấu vết nào của Snowden. Có những thông tin cho rằng anh ta không thể mua vé máy bay bởi không có hộ chiếu. Các phóng viên săn tìm anh ta ở khắp mọi nơi. Cửa hàng Burger Kinh trở thành tổng hành dinh bất đắc dĩ của các phóng viên đang săn tin Snowden. Họ mua những vé giá rẻ tới Kiev hoặc Minsk để lọt vào khu quá cảnh, rồi ở ì ra đó phục kích cựu nhân viên CIA. Chẳng hạn, riêng hôm 27/6, có tới hơn 20 hành khách “chôn chân” ở giữa cửa kiểm soát hộ chiếu và cửa khởi hành, trong tay vẫn cầm vé lên máy bay, theo Bloomberg.
Terminal D là khu vực hiện đại nhất và có trần cao vút. Tatyana Yudina, một người ở khu dành cho khách xem hàng lưu niệm thủ công sơn mài truyền thống, nhún vai khi được hỏi tới cái tên “Snowden”.
Các nhà báo chầu chực ở khu gọi là Shokoladnitsa, với hy vọng họ sẽ thấy Snowden uống loại cappuccino 7 USD hoặc mojito không cồn 11 USD, dùng với bánh blini giá 9 USD và trứng cá đỏ. Nhưng không thấy.
Khu khách sạn capsule (chỉ có các ngăn ngủ với tiện nghi tối thiểu) giá 15 USD một giờ, với mỗi lần thuê tối thiểu 4 giờ. Suốt cả ngày thứ năm, các phóng viên chầu chực bên ngoài nhưng không thấy ai ra vào. Cô nhân viên tiếp tân lạnh nhạt cho biết cô không được phép nói chuyện với các nhà báo.
Hành khách dùng bữa tại khu nhà ăn của khách sạn quá cảnh của sân bay. Ảnh: Reuters
Sự lựa chọn kỳ quặc
Người Nga ít bị sửng sốt trước những việc các bê bối liên quan đến theo dõi giám sát. Nhiều người tin rằng các nhà chức trách có thể đọc mail của họ, nghe các cuộc gọi và đặt máy ghi âm khi họ muốn.
“Nghe lén là khá phổ biến, vì thế điều này không phải tin gì mới”, Alina Gorchakova, một quản lý khách hàng, 48 tuổi, cho biết khi đang đi trên phố và nói chuyện.
Nhưng điều khó hiểu với nhiều người là tại sao ban đầu Snowden quyết định đến Ecuador qua Nga. Khi anh ta đến đây, hộ chiếu bị chính phủ Mỹ hủy bỏ, Ecuador đã giảm độ nhiệt tình. Nga tuyên bố Snowden có thể đến bất kỳ nơi nào muốn, anh ta chỉ cần một điểm đến và được giấy tờ hợp pháp để đi lại. Vậy tại sao anh ta không đi? Tại sao anh ta không xuất đầu lộ diện?
Svetlana Chibisova, một quản lý công ty tổ chức tour, 45 tuổi, cảm thấy lạ là một người Mỹ mang theo bí mật của Mỹ lại có thể di chuyển qua các tuyến đường của Nga, nơi các cơ quan an ninh kiểm soát rất chặt chẽ.
“Tôi không hiểu anh ta đang nghĩ gì, liệu anh ta có phải là một cậu bé không biết về hậu quả mình gây ra không?”, bà băn khoăn.
Còn Olga Prokopenko, 40 tuổi, phó giám đốc công ty dược phẩm cho rằng, vụ việc của Snowden nghe giống một câu chuyện bịa đặt. “Anh ta sẽ ở khu vực quá cảnh trong bao lâu, anh ta ăn gì, và ngủ ở đâu, có ai thấy anh ta không? Thật kỳ lạ!”.
“Tôi thực sự mong anh ta trú ở một khu quá cảnh khác, vì bạn không bao giờ biết các nhà chức trách của chúng tôi sẽ làm gì đâu”, Prokopenko nói.
Yuri Artemiev, một kỹ sư hàng không 73 tuổi, đã nghỉ hưu thì cho hay: “Thường thì, tin tức truyền hình chẳng thêm được gì. Tôi không thích tình trạng này”.
“Snowden đã trở thành cái gì đó như bóng ma”, Igor Pavlenko, một quản lý bán hàng 37 tuổi nhận định.
“Tôi cho là chúng tôi không biết hết được toàn bộ câu chuyện. Theo như tôi được biết thì anh ta đang ở Sheremetyevo. OK, cứ cho đó là một giải thuyết đi. Nhưng chúng ta có thấy video hay cái ảnh nào của anh ta ở sân bay đó không? Không hề”.
Theo VNE
Nơi ẩn náu của 'kẻ phản bội nước Mỹ'
Căn phòng nhỏ bé chỉ đủ kê chiếc giường ở khu quá cảnh của sân bay Sheremetyevo, Moscow, có thể là nơi trú chân lâu dài cho "kẻ làm lộ bí mật" của Mỹ.
Khách sạn Capsule Hotel "Air Express" được cho là nơi trú chân của "kẻ phản bội" nước Mỹ Edward Snowden khi đặt chân tới Nga. Các nhân viên ở đây xác nhận Snowden đã ở đây một thời gian nhưng "đã rời đi".
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Snowden vẫn đang ở trong khu quá cảnh ở sân bay Sheremetyevo, Moscow, và chưa hề đi vào lãnh thổ nước Nga.
Ecuador vẫn chưa quyết định về đơn xin tị nạn của Snowden do đó cựu nhân viên CIA có thể phải ở lại khu quá cảnh này một thời gian dài. Julian Assange, chủ của WikiLeaks, cũng phải chờ đợi 2 tháng để được Ecuador cấp quyền tị nạn.
Về lý thuyết, khách đi máy bay không được ở lại khu quá cảnh quá 24 giờ, nhưng Snowden đã ở lại đây nhiều ngày. WikiLeaks nói rằng Snowden có thể phải ở lại Nga vĩnh viễn vì Mỹ đang gây sức ép lên các nước trung gian có ý định tiếp nhận Snowden.
Nhân viên khách sạn đang hút bụi phòng ngủ của khách quá cảnh tại sân bay.
Một nhà báo nghỉ tại căn phòng quá cảnh tương tự như Snowden từng ở. Có phòng có 2 giường, có phòng chỉ có 1 giường trong một cabin nhỏ.
Khu vực trung chuyển của sân bay Sheremetyevo có ba tòa nhà D, E, F, quy mô rất lớn và được bảo vệ nghiêm ngặt.
TV trên tường quầy làm thủ tục tại khách sạn quá cảnh đưa tin về Snowden.
Hành khách dùng bữa tại khu nhà ăn của khách sạn.
Câu chuyện của Snowden gần giống các tình tiết trong bộ phim "The Terminal" của Hollywood do Tom Hanks thủ vai chính. Phim dựa theo câu chuyện có thật một người tị nạn không có hộ chiếu và cũng bị mất giấy tờ cấp cho người tị nạn rồi bị bắt tại sân bay Charles de Gaulle, Paris, và phải ở lại đây suốt 16 năm.
Theo VNE
Snowden sống ra sao ở khu quá cảnh sân bay? Trong khi Nhà Trắng tuyệt vọng tìm kiếm cách nào đó để buộc Edward Snowden trở lại Mỹ, thì cựu nhân viên kỹ thuật CIA vẫn "cố thủ" trong khu quá cảnh của sân bay Sheremetyevo. Từ khả năng nghi binh "bay hay ở", wifi miễn phí, nước cam tươi cho tới khách sạn 2 sao và hệ thống cửa hàng miễn thuế,...