Cuộc quyết chiến, phun nọc độc đáng sợ giữa hai con rồng komodo
Hai con rồng Komodo to lớn đã có màn vật lộn quyết liệt, phun nọc độc vào nhau trong suốt 30 phút.
Trong đoạn video này, hai con rồng Komodo to lớn, mỗi con nặng đến gần 100kg, đã đứng lên bằng hai chân để vật lộn, xô đẩy nhau, cố gắng đánh bại đối thủ.
Theo người chứng kiến và ghi lại những hình ảnh này, cuộc chiến giữa những con rồng Komodo kéo dài hơn nửa giờ và bất phân thắng bại do chúng đều ngang tài ngang sức.
Cuộc quyết đấu diễn ra rất đáng sợ, bởi không chỉ vật lộn mà hai con rồng Komodo còn phun nọc độc vào đối thủ.
Những hình ảnh này được nhiếp ảnh gia người Australia Chris Bray ghi lại tại Vườn quốc gia Komodo trên đảo Rina, Indonesia.
Theo ông Chris Bray thì trong những cuộc đấu giữa những kẻ vụng về này, đôi khi sẽ có con bị gãy chân, thậm chí chết, nhưng phần lớn là chúng đều sống bởi sẽ có một con thua cuộc bỏ chạy.
Video đang HOT
Theo Lao Động
Kỳ lạ hàng ngàn con tôm phát sáng như kim cương trên bờ biển
Với dự án mang tên "Hòn đá rơi lệ", công ty Tdub Photo đã đem đến cho độc giả những bức hình ghi lại một trong những hiện tượng kì thú và hiếm gặp trong tự nhiên khi có đến hàng ngàn chú tôm tự phát sáng leo lên một mỏm đá thuộc bãi biển Seto.
Những thành viên của Tdub Photo đã tình cờ được chứng kiến hiện tượng thú vị này vào năm 2015. Vào lúc đó, kế hoạch của họ là chụp ảnh đom đóm ở bãi biển khi về đêm. Trevor Williams và Johnathan Galione - hai nhiếp ảnh gia thuộc Tdub Photo đã nhìn thấy hiện tượng sinh học thú vị trên và nhanh chóng tác nghiệp để ghi lại một trong những khoảnh khắc hiếm có trong sự nghiệp của mình.
Hàng ngàn chú tôm phát sáng trên mỏm đá thuộc bãi biển Seto.
"Những tấm hình có chất lượng rất ổn, nhưng thực lòng tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể làm tốt hơn. Điều đó đã thúc đẩy chúng tôi trong việc thực hiện những tác phẩm trong ấn bản mới nhất của nhóm. Lần này, chúng tôi đã ghi lại khoảnh khắc những sinh vật ấy leo lên một mỏm đá ở bãi biển và điều đó làm chúng tôi cảm thấy hòn đá giống như đang khóc", hai nhiếp ảnh gia chia sẻ trên blog của mình.
Tên khoa học của loài tôm kì lạ trên là Vargula Hilgendorfii, nhưng nhiều cư dân địa phương lại thích gọi chúng là "umihotaru" - đom đóm biển. Chúng sinh sống chủ yếu tại khu vực nước nông gần bờ biển và kiếm ăn bằng cách bơi xung quanh bờ biển mỗi khi thủy triều lên hay rút. Loài tôm này có khả năng phát sáng khoảng 20-30 phút và chúng có thể lặp lại quá trình phát quang sinh học khi tiếp xúc với nước biển.
Hai nhiếp ảnh gia Trevor Williams và Johnathan Galione đã ghi lại khoảnh khắc kỳ thú những sinh vật ấy leo lên một mỏm đá ở bãi biển.
Tên khoa học của loài tôm trên là Vargula Hilgendorfii, nhưng nhiều cư dân địa phương lại thích gọi là đom đóm biển.
Loài tôm này có khả năng phát sáng khoảng 20-30 phút.
Những tác phẩm của Tbud Photo đã cung cấp một cái nhìn chi tiết về cách thức họ chụp những bức hình và kèm theo đó là những chỉ dẫn để có thể bắt và thả những con tôm đặc biệt đó về với đại dương. Với kích thước nhỏ bé vào khoảng 3mm, những chú tôm này trông giống hệt như những viên kim cương màu xanh đang di chuyển trên mặt cát.
Để có thể bắt chúng, bạn cần sử dụng một số vật chứa có nắp đậy. Trong chuyến đi này, 2 nhiếp ảnh gia đã sử dụng một chiếc bình có dung tích 8l, đục lỗ ở hai đầu và sau đó thả mồi nhử vào bên trong.
Với kích thước nhỏ bé vào khoảng 3mm, những chú tôm này trông giống hệt như những viên kim cương màu xanh.
Hai nhiếp ảnh gia đã dùng bình chứa nước bắt tôm và nhẹ nhàng thả chúng dọc theo bờ biển mới có thể ghi hình đẹp được.
Tiếp theo, họ buộc những chiếc bình này với dây thừng và thả chúng dọc theo bờ biển. Bạn sẽ cần đợi khoảng 40 phút để những chú tôm kia di chuyển vào trong bình. Sau đó, bạn có thể đổ một cách nhẹ nhàng những chú tôm từ trong bình ra bãi cát và thành quả là những bức hình tuyệt đẹp trên bãi biển. Bạn có thể đổ thêm nước biển lên tôm để chúng tỏa sáng thêm phần rực rỡ.
Sau khi đã tác nghiệp, 2 nhiếp ảnh gia đã thu dọn toàn bộ những công cụ của mình để tránh việc làm hại đến việc sinh sống của tôm. Việc đổ nước để giúp tôm dễ dàng trôi ra biển cũng là một hành động khá thiết thực để giúp chúng trở lại với môi trường biển quen thuộc. Dù sao thì bạn cũng cần phải là một nhiếp ảnh gia có trách nhiệm!
Loài tôm phát sang trên mỏm đá trông như thể hòn đá đang rơi lệ.
Loài tôm này cần đổ thêm nước biển để chúng có thể phát sáng lâu và rực rỡ hơn.
Sau khi đã tác nghiệp, 2 nhiếp ảnh gia đã thu dọn toàn bộ những công cụ của mình.
Theo Lao Động
Cụ rùa 100 tuổi này cứu cả phân loài chỉ bằng cách... giao phối Bạn có tin không, cá thể rùa này là cha của gần 1.000 cá thể rùa con trong 5 thập kỷ qua. Mặc dù được mệnh danh là chậm chạp nhưng sự thật là trong chuyện tình cảm hay "yêu", mọi chuyện lại hoàn toàn khác. Và bạn tin không, một chú rùa 100 tuổi lại trở thành vị cứu tinh khi cứu...