Cược mạng sống với nghề lau kính nhà cao tầng ở Sài Gòn
Để có thu nhập 5-9 triệu đồng mỗi tháng, những “người nhện” lau kính suốt ngày phải lơ lửng trên không trung, đối mặt với nguy hiểm.
Vào dịp cuối năm, nhiều tòa nhà cao tầng ở TP HCM phải được lau chùi lớp kính để giữ được vẻ sạch sẽ bóng bẩy. Đây cũng là dịp để những người thợ lau kính “vào mùa” kiếm tiền.
Các công nhân đu mình trên các cửa sổ được gọi vui là “người nhện”. Đu mình ở độ cao cả trăm mét, họ làm việc hết sức vất vả, nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu công việc thường xuyên cũng giúp họ có thu nhập từ 300.000-500.000 đồng mỗi ngày.
Anh Tô Văn Huynh (27 tuổi, quê Đăk Nông) có kinh nghiệm 8 năm “lơ lửng trên không”. Chừng ấy thời gian, anh Huynh không chỉ làm nghề mà còn đi kiếm “thầu” cho anh em. “Công việc này không cần bằng cấp nhưng người thợ phải có chuyên môn, không sợ độ cao, tập trung và thần kinh vững chắc”, anh Huynh chia sẻ.
Bộ dụng cụ nghề này khá đơn giản, bao gồm dây, ghé đu, đồ hít kính, khóa an toàn, đai bảo vệ toàn thân và dụng cụ lau rửa.
Để bắt đầu công việc này, từ trên những nóc nhà cao tầng, công nhân sẽ đi hệ thống dây tuột và dây an toàn. Họ phải chọn điểm cố định dây vững chắc chịu được sức tải lớn để đảm bảo an toàn. “Thoạt nhìn dây có vẻ không vững chắc, tuy nhiên sức tải của dây lên đến 1,7 tấn. Chỉ cần làm đúng thao tác chuyên môn là rất an toàn”, anh Huynh cho biết.
Điều quan trong với công nhân lau kính ngoài rành về chuyên môn còn phải học với cách thích nghi độ cao. “Lính mới vào nghề được cho đi làm những tòa nhà thấp, chỉ 3-4 tầng rồi từ từ nâng dần độ cao lên. Sau hơn một năm làm việc này, tôi mới có thể lau ở tòa nhà cao hơn 10 tầng thôi. Dù vậy, từ trên cao nhìn xuống, lúc đầu tôi rất hay bị choáng”, anh Trương văn Thành (25 tuổi, quê Đăk Nông) cho biết.
Video đang HOT
Lơ lửng ở độ cao cả trăm mét nhưng có nhiều nhóm lau kính được công ty trang bị dụng cụ bảo hộ khá sơ sài, chỉ có đai an toàn, thiếu mũ bảo hiểm, giày… Và để có điểm tựa ở trên không trung, “người nhện” cần xài đến dụng cụ hít kính, tựa chân vào đó cho dễ lau chùi.
Thời tiết lý tưởng cho công việc này phải là những hôm trời râm mát, lặng gió nhưng số lượng ngày làm việc lý tưởng ấy rất hiếm hoi. “Gặp hôm nắng gắt thì làm một xíu là mỏi vì say nắng. Có lần, tôi lau ở tòa nhà 40 tầng mà không có chỗ bám, gió quá mạnh nên bị thổi bạt ngang gần chục mét. Nắng gió là những sự cố hay gặp nhất của nghề này”, anh Huynh cho biết.
Mỗi ngày công nhân lau kính cũng làm việc 8 tiếng như những công việc khác nhưng mệt mỏi hơn rất nhiều. “Chỉ cần tưởng tượng ngồi im trên ghế đu cả mấy tiếng liền giữa cái nắng gió là thấy mệt rồi. Hơn nữa nếu giữa chừng khát nước hay muốn đi vệ sinh, chúng tôi cũng ráng nhịn”, anh Phan Văn Út (24 tuổi, quê Đồng Nai) chia sẻ.
Anh Út cho biết, với những công trình được ốp hoàn toàn bằng kính thì việc lau chùi khá đơn giản. Độ nhanh chậm tùy thuộc vào tay nghề mỗi công nhân. Những tòa nhà xây có gờ thì lau dọn khó khăn hơn.
Những công nhân lau kính chia sẻ, họ chỉ thực sự cảm thấy an toàn khi chân chạm mặt đất. “Chúng tôi đánh cược cả mạng sống nên rất kỵ những từ như tai nạn, sự cố…”, anh Huynh nói.
Giờ nghỉ trưa, ai cũng nhanh chóng uống nước, ăn cơm để ngả lưng sớm trước khi bắt đầu lại công việc.
Vào dịp cuối năm, công việc của họ đều đặn hơn. Thợ có tay nghề có thể kiếm trung bình 400.000 đồng một ngày. “Thời gian còn lại trong năm, thu nhập của chúng tôi chỉ dao động từ 5-9 triệu đồng một tháng tùy theo tay nghề”, anh Tô Văn Đức (30 tuổi) cho biết.
Quỳnh Trần
Theo VNE
Treo mình lơ lửng trên những tòa nhà chọc trời giữa Thủ đô
Treo mình trên những tòa nhà chọc trời, người thợ phó thác cuộc sống cho sợi dây cáp mỏng đong đưa theo gió. Nghề lau kính hay xây lắp thiết bị cho các cao ốc ngày càng trở lên nguy hiểm, mức độ tỷ lệ thuận với chiều cao công trình.
Nếu không nghiêm ngặt tuân theo quy tắc an toàn lao động, những người thợ mỗi ngày đi làm là mỗi ngày đánh cược mạng sống của chính mình
Hai người thợ đang lau kính phía bên ngoài tầng 16 của một cao ốc năm trên đường Huỳnh Thúc Kháng (Ba Đình - Hà Nội). Đây là một công việc đòi hỏi người thợ phải có thần kinh vững vàng, không sợ độ cao.
Nghề lau kính nhà cao tầng thường được các công ty dịch vụ vệ sinh nhận thầu, sau đó thuê thợ đa phần là những người ngoại tỉnh đã có kinh nghiệm và "dạn" độ cao để thực hiện công việc.
Các thiết bị an toàn của người thợ lau kính thường thô sơ, đơn giản. Khi treo mình ngoài trời lau kính sẽ có 2 dây, một dây đu chịu lực khoảng 1 tấn và một dây cứu sinh cùng vài trang bị bảo hộ như mũ, khẩu trang, dây an toàn toàn thân.
Công việc này thường hoạt động nhiều vào mùa hè hoặc khi trời khô ráo. Những ngày mưa, có gió lớn thì tuyệt đối không ai làm việc. Khi treo mình trên tòa nhà chọc trời bằng sợi dây cáp mỏng manh, tốc độ gió là yếu tố khách quan phải được quan tâm hàng đầu.
Lỉnh kỉnh cùng người thợ là 2 xô đựng các loại dụng cụ như dụng cụ lau kính, hóa chất tẩy rửa, nước uống... Ở độ cao chóng mặt, mọi dụng cụ cần được bảo vệ chắc chắn để phòng tránh gây tai nạn cho người phía dưới và chính bản thân người thợ.
Chốt khóa an toàn và sợi dây có thể chịu lực 1 tấn đưa người thợ lên khắp mọi tầng của tòa nhà. Lau kính là một nghề nguy hiểm và được trả công khá cao dù không cần bằng cấp. Trung bình người làm việc lâu năm có kinh nghiệm được trả 300 nghìn/ngày công. Làm việc tại các tầng nhà càng cao thì càng được trả nhiều tiền.
Phan Văn Đức đã có 2 năm kinh nghiệm trong nghề lắp các bảng đèn LED đang chuẩn bị các thiết bị an toàn trước khi đu mình làm việc ở một tòa nhà cao tầng tại khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính (Thanh Xuân - Hà Nội)
Làm việc ngoài trời ở độ cao hàng chục tầng nhà khi nắng nóng là vô cùng cực nhọc, nếu không uống đủ nước tại chỗ sẽ gây mất nước và chóng mặt bởi ở độ cao này dễ xảy ra tai nạn.
Anh Đức chia sẻ rằng bệnh đau lưng là một dạng bệnh nghề nghiệp bởi người thợ luôn phải gồng mình đu dây gây mỏi lưng thường xuyên.
Một người thợ nhìn qua vệt loang lổ của tấm kính đang lau dở. Đây là một nghề nguy hiểm và kén người làm, rất nhiều lao động đã bỏ việc ngay sau ngày công đầu tiên vì không chịu được "đòn" cân não ở độ cao hàng chục mét.
Hữu Nghị
Theo Dantri
Hà Nội: 12 người tử vong trong vụ cháy quán Karaoke Thông tin từ lãnh đạo quận Cầu Giấy, số lượng nạn nhân tử vong trong vụ cháy quán Karaoke trên phố Trần Thái Tông, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy là 12 người... Phải mất nhiều giờ, lực lượng cứu hỏa mới khống chế được đám cháy rất lớn này. Lúc 13h50 ngày 1/11, lửa bùng lên từ quán Karaoke tại 68...