Cuộc khủng hoảng tị nạn và số phận của những đứa trẻ
Một người đàn ông Đức bị buộc tội lạm dụng tình dục và giết chết một cậu bé người tị nạn 4 tuổi đã thừa nhận giết một bé 6 tuổi khác, AFP dẫn lời cảnh sát Đức cho biết.
Cậu bé 4 tuổi người Bosnia, Mohamed Januzi bị mất tích. Cảnh sát cáo buộc người đàn ông Đức đã bắt cóc và giết hại Mohamed – Ảnh: AFP
Cậu bé Mohamed Januzi người Bosnia năm nay 4 tuổi, là con của một người tị nạn tại Đức. Ngày 29.10, cảnh sát đã bắt Silvio S. sau khi mẹ của bé Mohamed Januzi tố cáo con mình đã bị nghi phạm này bắt cóc và giết hại.
Cảnh sát sau đó tìm thấy xác một đứa trẻ trong xe của Silvio S., và xác định đó là Mohamed sau khi khám nghiệm tử thi, AFP dẫn lời công tố viên nói hôm 30.10.
Cùng ngày, Silvio S. cũng thừa nhận đã giết chết một đứa bé khác. Cảnh sát đang nghi ngờ Silvio S. là người đứng sau hàng loạt vụ mất tích trẻ em gần đây.
Video đang HOT
“Người đàn ông này thú nhận đêm đó ông ta cũng giết Elias”, phát ngôn viên cảnh sát ở Berlin, Stefan Redlich nói.
Elias là một cậu bé 6 tuổi người Đức, đã mất tích từ tháng 7 năm nay. Các nhà điều tra tìm thấy một thi thể tại Luckenwalde, cách Berlin 50 km về phía nam. Silvio S. hôm 30.10 cũng khai đã chôn Elias tại đó, mặc dù cảnh sát vẫn cần kiểm tra để xác định danh tính.
Silvio S. làm nghề bảo vệ tại Berlin, thừa nhận đã bắt cóc Mohamed từ trung tâm tị nạn về nhà mình để lạm dụng tình dục và y đã bóp cổ để ngăn đứa trẻ la hét, theo AFP.
Cái chết thương tâm của cậu bé người Syria gióng lên hồi chuông cảnh báo về số phận của những đứa trẻ trong cuộc khủng hoảng người tị nạn Syria – Ảnh: Reuters
Các vụ bắt cóc này, đặc biệt trường hợp của chú bé người Bosnia Mohamed, một lần nữa tô đậm sự bi đát của cuộc khủng hoảng về nhiều vấn đề xung quanh người tị nạn ở châu Âu.
Hồi tháng 9 năm nay, thế giới đã bị sốc vì hình ảnh xác một cậu bé tị nạn người Syria chết trôi vào bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ. Kể từ sự kiện ấy đến nay, đã có thểm 77 đứa trẻ thiệt mạng trên đường vượt qua Địa Trung Hải trong làn sóng người tị nạn thoát khỏi Syria, AP ngày 30.10 dẫn thống kê của Tổ chức Quốc tế về Người tị nạn cho biết.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Nga tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ Tổng thống Syria Bashar al-Assad
Các cuộc đàm phán về giải quyết cuộc khủng hoảng Syria và quyết định số phận Tổng thống Bashar al-Assad đã không đạt được như mong đợi của các nước phương Tây và Arab khi Nga vẫn kiên quyết bảo vệ ông al-Assad.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (bên trái) và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.
Theo tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Iraq Ibrahim Jaafari, các bên tham gia đàm phán ở Vienna, Áo đã thống nhất về sự cần thiết phải tiến hành cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố và tìm ra giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Syria. Tuy nhiên, các bên lại không thể đạt được sự đồng thuận trong vấn đề vai trò của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Trong các cuộc đàm phán diễn ra ngày thứ 5 (29/10), các bên tham gia đàm phán gồm có Ngoại trưởng Nga, Mỹ, Arab Saudi và Thổ Nhĩ Kỳ. Đến ngày 30/10, theo sáng kiến của Nga, tham gia đàm phán còn có ngoại trưởng các nước đang có những đóng góp nhất định đối với việc giải quyết cuộc khủng hoảng Syria như Ngoại trưởng Iran, Ai Cập, Iraq và Lebanon.
Trong khi Mỹ, Arab Saudi và Thổ Nhĩ Kỳ lên tiếng yêu cầu ông Al-Assad phải từ chức như là một điều kiện để giải quyết cuộc khủng hoảng Syria, Nga và các nước còn lại lại lên tiếng bác bỏ yêu cầu này. Theo quan điểm của Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, số phận của ông Al-Assad phải do chính người Syria quyết định chứ không phải do các thế lực bên ngoài.
Mặc dù vẫn còn bất đồng xung quanh sinh mệnh chính trị của ông al-Assad nhưng các bên đều thống nhất quan điểm về việc cần thiết phải chấm dứt đổ máu và tìm kiếm giải pháp để tất cả các bên trong cuộc xung đột, ngoại trừ lực lượng khủng bố, đều có thể tham gia.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Ria-Novosti, một trong những hãng thông tấn lớn và uy tín nhất tại Nga cũng như trên thế giới.
Đức Dũng (lược dịch)
Theo Vietnam
Dự trữ tiền tệ Nga có thể cạn kiệt vào năm 2016 Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov vào hôm 27.10 cho hay nguồn dự trữ tiền tệ của nước này có nguy cơ bị cạn kiệt hoàn toàn vào năm 2016 nếu giá dầu cứ nằm ở mức quá thấp như hiện tại. Nhân viên tại một cửa hàng bán đồ gia dụng ở Nga đang đếm các tờ tiền rúp - Anh:...