Cuộc khủng hoảng thiếu thịt đe dọa toàn cầu sau đại dịch Covid-19
Việc đóng cửa các nhà máy khiến Mỹ rơi vào tình trạng thiếu thịt trầm trọng và đang lan mạnh hơn tới các nhà cung cấp trên khắp châu Mỹ.
Gần 1/3 sản lượng thịt lợn của Mỹ đã bị cắt giảm. Các nhà máy chế biến gia cầm lớn cũng đã bị đóng cửa và các chuyên gia cảnh báo rằng nước Mỹ chỉ còn cách cuộc khủng hoảng thịt chỉ vài tuần.
Brazil, quốc gia xuất khẩu gà và bò số 1 thế giới, cũng đang phải đóng cửa hàng loạt các nhà máy vì dịch. Hàng loạt nhà máy chế biến thuộc sở hữu của JBS SA, công ty thịt lớn nhất thế giới, cũng đã bị đóng cửa tại Brazil. Điều tương tự cũng đang xảy ra ở Canada.
Trong khi hàng trăm nhà máy ở châu Mỹ đang hoạt động, sự gia tăng đáng kinh ngạc với sự gián đoạn nguồn cung tiếp tục reo rắc quan ngại với tình trạng thiếu hụt toàn cầu. Mỹ, Brazil và Canada chiếm khoảng 65% tổng số giao dịch thịt trên thế giới.
Brett Stuart, chủ tịch của công ty tư vấn Global AgriTrends có trụ sở tại Denver, Colorado, Mỹ, cho biết: “Đây thực sự là một tình huống không thể đoán định. Nó là sự kiện mà khiến cả các nhà sản xuất và khách hàng đều chịu thiệt. Nhà sản xuất có nguy cơ trắng tay trong khi khách hàng sẽ phải chịu giá cao vì khan hiếm nguồn cung. Các nhà hàng có thể hết sạch thịt bò tươi chỉ trong 1 tuần”.
Video đang HOT
Hiện tại, việc đóng cửa các nhà máy ở Mỹ đang diễn ra với tốc độ chóng mặt. Smithfield Food Inc., nhà sản xuất thịt lợn số 1 thế giới, cho biết họ sẽ đóng cửa thêm nhà máy ở Illinois. Thông tin này đến chỉ chưa đầy một giờ sau khi Hormel Food Corp cho biết 2 nhà máy của họ ở Minnesota đang ngừng hoạt động. Những thông tin tương tự xuất hiện ngày một nhiều ở Mỹ.
Trong khi đó, giá đang tăng mạnh. Thịt bò bán buôn của Mỹ đã chạm mức kỷ lục trong tuần này và thịt lợn bán buôn tăng vọt 29%, mức tăng hàng tuần lớn nhất từ năm 2020.
Jersey Mike’s Franchise Systems Inc., có 1.750 cửa hàng trên khắp nước Mỹ. Họ đang hợp tác với nhà cung cấp giăm bông Clemens Food Group để đảm bảo nguồn cung thịt lợn, một thứ rất quan trọng với sản phẩm sandwich của họ. Peter Cancro, CEO công ty, nói rằng: “Chúng tôi phải có phương án dự phòng bởi chúng tôi cảm thấy sự thiếu hụt sắp xảy ra”.
Bên cạnh sự hoành hành của Covid-19 khiến các nhà máy thịt trên toàn cầu bị đóng cửa, một yếu tố khác khiến vấn đề trầm trọng hơn. Trung Quốc, nhà sản xuất thịt lợn hàng đầu thế giới, đã điêu đứng vì đại dịch tả lợn châu Phi, khiến số lượng khổng lồ lợn bị tiêu hủy. Virus bùng lên ở Trung Quốc khiến sản lượng thịt lợn chưa thể phục hồi, làm nghiêm trong hơn cuộc khủng hoảng thiếu có thể sắp xảy ra.
Hiện tại hàng tồn kho có thể là cứu cánh. Tổng nguồn cung thịt lợn của Mỹ tại các kho lạnh tương đương với 2 tuần sản xuất Hầu hết các nhà máy ngừng hoạt động trong 14 ngày vì lý do an toàn, lượng dự phòng này không còn quá nhiều ý nghĩa.
Khi các lò mổ đóng cửa, người nông dân chẳng có nơi nào để bán gia súc, gia cầm. Thậm chí, một số người phải vứt bỏ chúng. Điều này giáng một đòn tàn độc vào chuỗi cung ứng khi thực phẩm bị lãng phí nhưng kệ hàng trong các siêu thị lại trống trơn.
Linh Anh
Quỹ 1,2 nghìn tỷ USD khuyên bỏ qua báo cáo kết quả kinh doanh, mạnh tay mua cổ phiếu Mỹ
Với kinh nghiệm đầu tư hơn 4 thập kỷ, Jim McDonald, chiến lược gia trưởng tại Northern Trust Corp., khuyên các nhà đầu tư nên để tâm tới chứng khoán Mỹ và bỏ qua những tin tức tiêu cực từ báo cáo kết quả kinh doanh quý 1.
McDonald tin rằng chính sách cứu trợ chưa từng có của Chính quyền Tổng thống Donald Trump là lý do khiến các nhà đầu tư nên chú ý tới chứng khoán Mỹ hơn các nước khác. Theo vị chiến lược gia trưởng của quỹ đầu tư đang quản lý 1,2 nghìn tỷ USD, các nhà đầu tư không nên quá chú ý tới mùa báo cáo kết quả kinh doanh sắp tới. Thay vào đó, họ nên tìm hiểu xem nền kinh tế Mỹ sẽ phục hồi như thế nào sau khi dịch bệnh được kiểm soát.
Manh mối mà McDonald chỉ ra cho các nhà đầu tư là châu Âu, nơi dịch bệnh đang dần được kiểm soát và các nền kinh tế từng bước được mở cửa trở lại sau thời gian dài phong tỏa vì Covid-19 bùng phát.
"Kết quả kinh doanh sắp được công bố không thể cho chúng ta biết kinh tế sẽ phục hồi thế nào. Nó cũng không cung cấp đủ thông tin để chúng ta có thể dự báo trước được tình hình kinh doanh trong tương lai", ông McDonald cho biết.
Theo ông McDonald, việc Mỹ có những chính sách mạnh mẽ, tức thì và lớn chưa từng có chính là điều giúp bản thân ông và Northern Trust bày tỏ sử ủng hộ chới chứng khoán Mỹ. Hiện tại, S&P 500 đã tăng 28% kể từ mức thấp nhất trong tháng 3 và sự phục hồi của các đại gia công nghệ đảm bảo Nasdaq 100 không còn giảm trong năm 2020.
"Mức tăng tài chính sẽ đủ lớn để bù đắp những tổn thất do virus gây ra", ông McDonald đặt cược. "Chúng tôi nghĩ rằng người tiêu dùng sẽ sẵn sàng chi tiêu. Tuy nhiên, trong trường hợp tiêu cực là virus tái bùng phát trên toàn cầu, đó sẽ là một vấn đề".
Ông McDonald tiếp tục khẳng định triển vọng kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào sự kiểm soát dịch bệnh cũng như mở cửa trở lại các thị trường. Chính vì thế, nhìn vào kết quả của các nước châu Âu trong thời gian tới sẽ là chìa khóa để đánh giá cho những gì sẽ diễn ra ở Mỹ trong tương lai.
Hiện tại, Đức là một trong những quốc gia đầu tiên ở châu Âu bước những bước đi thận trọng để tiến tới bình thường. Bắt đầu từ 20/4, Đức đã nới lỏng một số hạn chế đối với giãn cách xã hội. Kể quả của người Đức sẽ giúp các nước khác trong và ngoài khu vực cân nhắc các thủ tục về thời điểm và cách thức đưa cuộc sống trở lại bình thường.
Hiện tại, thế giới có 2.404.818 trường hợp nhiễm Covid-19 với 164.922 ca tử vong. Cho đến nay, dịch bệnh đã ảnh hưởng đến 210 quốc gia và vùng lãnh thổ. Riêng ở Mỹ, trong 24 giờ qua có 24.787 ca nhiễm mới.
Linh Anh
Bài toán khó cho Apple thời Covid-19: Liệu có thể sản xuất iPhone mới? Ai sẽ là người mua? Apple hiện đang phụ thuộc khá lớn vào Trung Quốc cả về nguồn cung lẫn thị trường tiêu thụ. Nhưng liệu tình thế có thay đổi trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang ngày càng diễn biến phức tạp? Đối với Apple Inc., công ty có giá trị lớn nhất nước Mỹ hiện nay, cơn khủng hoảng Covid-19 đặt ra nhiều câu hỏi...