Cuộc khủng hoảng kế nghiệp của giới đại gia Trung Quốc
Nền kinh tế Trung Quốc đang đối diện một cuộc khủng hoảng ngầm khi thế hệ doanh nhân đời đầu bước sang tuổi xế chiều và gặp khó khăn trong việc chuyển giao cơ nghiệp đồ sộ cho thế hệ kế tiếp.
Khi doanh nhân Tông Khánh Hậu, đại gia từng là người giàu nhất Trung Quốc, qua đời vào tháng 2 ở tuổi 79, quý nữ Tông Phức Lỵ (Kelly Zong) của ông kế thừa cơ nghiệp hàng tỉ USD của cha tại tập đoàn Wahaha Hàng Châu và trở thành người phụ nữ giàu nhất Trung Quốc chỉ sau một đêm. Tuy nhiên, những diễn biến hậu trường của cuộc chuyển giao được cho là vô cùng kịch tính.
Chủ tịch Wahaha Hàng Châu Tông Khánh Hậu trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh hồi năm 2013. ẢNH: AFP
Theo tờ South China Morning Post, màn “cung đấu” tại Wahaha Hàng Châu cũng làm nổi bật cuộc khủng hoảng ngầm tại các đế chế kinh doanh của quốc gia tỉ dân, khi thế hệ doanh nhân đời đầu bước sang tuổi xế chiều. Những người này đã tạo dựng nên khối tài sản khổng lồ trong thời kỳ nền kinh tế mở cửa, cải cách và tăng trưởng. Tuy nhiên, khi những “đại gia” này bước vào độ tuổi nghỉ hưu, câu hỏi đặt ra là liệu các con cái của họ, thế hệ kế thừa, có đủ khả năng để tiếp quản và duy trì đế chế kinh doanh gia đình.
‘Cha truyền, con nối’ có nổi?
Cuộc chuyển giao thế hệ tại các tập đoàn lớn đặt ra vô vàn thách thức cho những người kế thừa như bà Kelly Zong. Mặc dù được đào tạo tại Mỹ và trải qua hơn 2 thập niên làm việc tại Wahaha, leo đến chức Phó chủ tịch vào năm 2021, nữ doanh nhân 42 tuổi được mệnh danh “công chúa Wahaha” cũng gặp không ít khó khăn để lèo lái đế chế kinh doanh qua những mâu thuẫn nội bộ cho đến việc sụt giảm doanh số giữa giai đoạn kinh tế suy thoái. Những doanh nhân thế hệ 2.0 như bà Kelly Zong không chỉ phải đối diện với sự nghi ngờ từ các nhà đầu tư và ban lãnh đạo công ty mà còn phải tìm chiến lược dẫn dắt doanh nghiệp qua giai đoạn nhạy cảm của nền kinh tế Trung Quốc.
Ông Tông Khánh Hậu tuy là người xây dựng Wahaha Hàng Châu vào năm 1987, từ một nhà phân phối nước đóng chai địa phương thành tập đoàn khổng lồ, nhưng từ lâu không còn nắm đa số cổ phần. Khi qua đời, số cổ phần của ông chỉ còn 29,4%, trong khi 46% được cho là của các thực thể thuộc sở hữu của nhà nước và 24,6% của một quỹ sở hữu của nhân viên công ty.
Bà Kelly Zong thừa hưởng toàn bộ tài sản của cha nhưng do không đủ quyền để kiểm soát, mâu thuẫn căng thẳng đã nổ ra giữa bà với các cổ đông lớn khác dẫn đến việc bà Kelly Zong từ chức vào tháng 7 trước khi trở thành Chủ tịch và Tổng giám đốc không lâu sau đó.
“Công chúa Wahaha” không phải là minh chứng duy nhất của việc “cha truyền, con nối” lúc nào cũng suôn sẻ. Nhiều doanh nhân thế hệ thứ 2 cũng phải đối diện khó khăn tương tự trong nỗ lực bước ra khỏi cái bóng của cha mẹ.
Ông Hà Kiếm Phong, con trai của người sáng lập hãng sản xuất đồ gia dụng Midea Hà Hưởng Kiện, bị loại khỏi hội đồng quản trị tập đoàn vào tháng 6 và gặp nhiều thất bại trong những khoản đầu tư riêng. Cuối năm 2023, ông Phong mua 29,4% cổ phần trong công ty nội thất Kuka với giá 8,88 tỉ nhân dân tệ nhưng giá cổ phiếu của công ty sau đó lao dốc, khiến doanh nhân này mất 3,4 tỉ nhân dân tệ. Với việc ông Hà Hưởng Kiện đã ngoài 80 tuổi, tương lai của đế chế Midea trị giá 420 tỉ nhân dân tệ (59 tỉ USD) của ông đang bị đặt dấu hỏi.
Video đang HOT
Nhân viên tại nhà máy sản xuất máy điều hòa nhiệt độ của Midea tại Quảng Châu. ẢNH: AFP
Tương tự, quý tử Vương Tư Thông của ông trùm bất động sản Vương Kiện Lâm cũng đối diện nhiều trở ngại khi đi theo con đường của người cha. Ông Vương Kiện Lâm từng dẫn dắt đế chế bất động sản, giải trí và thể thao Vạn Đạt (Wanda Group) bành trướng khắp nơi và trở thành doanh nhân giàu nhất Trung Quốc.
Song, con trai sinh năm 1988 của ông lại có chiến lược đầu tư hoàn toàn khác. Thông qua công ty cổ phần tư nhân Prometheus Capital, Vương Tư Thông đầu tư hơn 3 tỉ nhân dân tệ vào các ngành mới nổi như thể thao điện tử ( esport) và phát sóng trực tuyến (live streaming). Những khoản đầu tư mạo hiểm giúp anh thu hút được giới trẻ Trung Quốc và đội esport của anh cũng thắng giải đấu Liên minh Huyền thoại thế giới năm 2018. Tuy nhiên, một loạt vụ phá sản khiến Prometheus Capital rơi vào cuộc khủng hoảng nợ vào năm 2020, khiến cho nhiều người đặt dấu hỏi về sự nhạy bén trong kinh doanh của doanh nhân trẻ họ Vương. Dù vẫn là nhà đầu tư tích cực, Vương Tư Thông được cho là đang tìm sự cân bằng giữa mô hình kinh doanh truyền thống của gia đình và khuynh hướng kinh doanh cá nhân.
Tờ South China Morning Post dẫn kết quả khảo sát từ một tổ chức nghiên cứu thuộc Tổng liên đoàn Công Thương Trung Quốc cho thấy từ năm 2017-2022, khoảng 3/4 các công ty gia đình tại Trung Quốc gặp vấn đề kế nghiệp. Trong số đó có nhiều công ty nổi tiếng nhất. Hơn 80% doanh nhân trong danh sách 500 người giàu nhất Trung Quốc năm 2022 từ 50 tuổi trở lên, trong khi người trên 60 tuổi chiếm 30% và trên 70 tuổi là 11%.
Đa số các công ty gia đình tại Trung Quốc đang gặp vấn đề về kế nghiệp trong những năm gần đây. Trong ảnh là khu trung tâm tài chính Phố Đông ở thành phố Thượng Hải, Trung Quốc. ẢNH: REUTERS
Khác biệt thế hệ
Thách thức đối với thế hệ doanh nhân mới còn đến từ yếu tố môi trường kinh doanh hoàn toàn mới, khi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đã chậm lại, các quy định được siết chặt và thay đổi so với trước, cùng những thay đổi trong cấu trúc nền công nghiệp đòi hỏi sự hiện đại hóa nhanh hơn và sâu hơn.
“Trước đây, họ tập trung nhiều hơn vào tăng trưởng kinh tế và các chính sách thường thuận lợi hơn cho phát triển kinh doanh. Giờ đây, các quy định về bảo vệ môi trường và an toàn chặt chẽ hơn nhiều và đó là gánh nặng khổng lồ đối với hầu hết doanh nghiệp vừa và nhỏ”, Vic Xu, lãnh đạo một công ty máy móc và phần cứng do cha để lại tại thành phố Trương Gia Cảng, tỉnh Giang Tô cho biết.
“Thời cha tôi, Trung Quốc chuyển tiếp từ xã hội nông nghiệp sang công nghiệp và nhiều người coi những công việc trong nhà máy và đòi hỏi tay nghề kỹ thuật là cơ hội giá trị. Ngày nay, ngay cả khi đã qua thời kỳ chính sách một con với tỷ lệ sinh giảm, số người sẵn sàng đi làm trong nhà máy vẫn ít hơn, dù các ngành truyền thống vẫn cần nguồn nhân lực lớn”, vị doanh nhân chia sẻ.
Các doanh nhân trẻ tại Trung Quốc đối diện với nhiều thách thức trong việc kế nghiệp cha mẹ. ẢNH: REUTERS
Easton Li (28 tuổi), được cho đi du học phương Tây từ trung học, gặp khó khăn khi phải thích nghi với môi trường kinh doanh tại Trung Quốc sau khi trông coi mảng tài chính của công ty du lịch lúc người cha bị bệnh thận mãn tính năm 2020. Li về công ty khi ngành du lịch trong nước lao đao vì đại dịch Covid-19 và những khác biệt giữa môi trường kinh doanh trong nước với kiến thức được học ở nước ngoài khiến anh gần như trở thành kẻ ngoại đạo.
Chuyên gia Trần Công, nhà sáng lập Viện nghiên cứu chính sách công độc lập Anbound tại Bắc Kinh, cho biết việc “cha truyền, con nối” là truyền thống tự nhiên nhưng có sự khác biệt nền tảng về cách nhìn giữa thế hệ sau so với thế hệ đi trước, những người thường đi lên từ khó khăn, xây dựng cơ đồ từ hai bàn tay trắng. Trong khi đó, con cái họ lại sống sung túc hơn và một số trường hợp không muốn tiếp quản việc kinh doanh của gia đình, một phần vì e ngại áp lực khổng lồ.
Trong thập niên 2000 và đầu 2010, các doanh nghiệp tư nhân đã bắt được thời cơ thịnh vượng từ sự mở rộng nền kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc, đặc biệt là những ngành sản xuất, bất động sản, internet và hàng tiêu dùng. Theo ông Trần, tài sản của thế hệ trước gắn liền với thời kỳ chuyển đổi với vô số cơ hội. Tuy nhiên, trong môi trường kinh doanh khó lường hơn như ngày nay, thế hệ doanh nhân kế cận sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách trong việc tiếp quản và phát triển các đế chế kinh doanh gia đình và liệu họ có thoát ra khỏi cái bóng của bậc cha chú hay không vẫn còn là dấu hỏi.
Bán dẫn Trung Quốc đối mặt nguy cơ khủng hoảng thừa
Chi tiêu dành cho thiết bị sản xuất chip của Trung Quốc dự báo sẽ giảm trung bình 4% mỗi năm từ giờ đến năm 2027, báo hiệu ngành công nghiệp bán dẫn nước này đang đứng trước nguy cơ cuộc khủng hoảng thừa.
Nhóm công nghiệp chip quốc tế SEMI dự báo chi tiêu cho thiết bị sản xuất chip ở Trung Quốc sẽ giảm trung bình 4% trong giai đoạn 2023 - 2027.
Cũng theo tổ chức này, chi tiêu cho thiết bị sản xuất chip tại Trung Quốc sẽ vượt 40 tỷ USD trong năm nay, sau đó giảm về mức của năm 2023 kể từ năm tới.
"Vào năm 2025, thị trường Trung Quốc đại lục dự kiến sẽ giảm 5-10% so với năm trước", một giám đốc điều hành tại chi nhánh Trung Quốc của một nhà cung cấp thiết bị sản xuất chip quốc tế nói với Nikkei Asia.
Dự báo chi tiêu đầu tư cho nhà máy bán dẫn tại các quốc gia và khu vực giai đoạn 2024 - 2027. Nguồn: SEMI
"Tỷ lệ sử dụng thiết bị được giao cho các nhà máy bán dẫn ở Trung Quốc đang giảm và việc mua hàng vội vã trước đây là một phần dẫn đến thị trường thu hẹp vào năm 2025 trở đi", giám đốc điều hành này nói thêm.
Tại ASML Holding, nhà cung cấp thiết bị sản xuất chip lớn của Hà Lan, Trung Quốc chiếm khoảng 50% doanh số theo giá trị trong quý từ tháng 7 đến tháng 9. Tuy nhiên, ASML dự kiến thị phần của Trung Quốc sẽ giảm xuống còn khoảng 20% vào năm 2025.
Theo SEMI, chi tiêu cho thiết bị sản xuất chip ở Trung Quốc đại lục sẽ giảm trung bình 4% từ năm 2023 đến năm 2027 xét về tốc độ tăng trưởng kép hằng năm.
Ngược lại, chi tiêu ở châu Mỹ sẽ tăng 22% hằng năm trong cùng giai đoạn, đối với châu Âu và Trung Đông là tăng 19% và 18% tại Nhật Bản.
Tuy nhiên, Trung Quốc đại lục vẫn là thị trường lớn nhất thế giới về thiết bị sản xuất chip. Dự kiến nước này sẽ chi 144,4 tỷ USD cho thiết bị cho các nhà máy bán dẫn từ năm 2024 đến năm 2027.
Chi phí này lớn hơn 108 tỷ USD của Hàn Quốc, 103,2 tỷ USD ở Đài Loan (Trung Quốc), 77,5 tỷ USD ở châu Mỹ và 45,1 tỷ USD của Nhật Bản.
Cung vượt cầu do chi tiêu ồ ạt
Một yếu tố góp phần vào khoản chi tiêu quá mức của Trung Quốc là mục tiêu tăng cường khả năng tự cung tự cấp trong ngành công nghiệp bán dẫn của chính phủ. Theo SEMI, tỷ lệ tự cung tự cấp của Trung Quốc vào năm 2023 chỉ là 23%.
Chi tiêu xây dựng nhà máy bán dẫn của các quốc gia và khu vực trong giai đoạn 2024 - 2027. Ảnh: SEMI
Chính phủ Trung Quốc muốn tiếp tục hỗ trợ ngành công nghiệp bán dẫn để thúc đẩy khả năng tự chủ công nghệ. Bởi vậy, các nhà cung cấp nước ngoài lớn tại đây phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty địa phương.
Việc đầu tư ồ ạt vào sản xuất chip có thể dẫn đến tình trạng dư thừa công suất, gây áp lực lên giá cả và lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành.
Mức chi tiêu khủng của nền kinh tế số hai thế giới đã đẩy tỷ lệ đầu tư vốn của ngành công nghiệp chip nước này lên trên 15% trong 4 năm liên tiếp kể từ năm 2021.
Các chuyên gia trong ngành ước tính, nếu tỷ lệ này trên 15% có thể gây ra lo ngại về dư thừa nguồn cung dẫn đến giảm giá và ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp.
Mới đây, SMIC đã phát đi cảnh báo về tình trạng dư thừa công suất với các chip node trưởng thành sẽ kéo dài đến năm 2025 và họ đang cân nhắc thận trọng về việc mở rộng công suất mới.
"Tỷ lệ sử dụng của ngành đang dao động quanh mức 70%, thấp hơn nhiều so với mức tối ưu là 85%, cho thấy tình trạng dư thừa công suất đáng kể. Tình hình này khó có thể cải thiện, nếu không muốn nói là có thể tồi tệ hơn nữa", đồng giám đốc điều hành Zhao Haijun cho biết.
Naura Technology Group thuộc sở hữu nhà nước là nhà cung cấp thiết bị sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc. Advanced Micro-Fabrication Equipment (AMEC) là công ty lớn thứ hai. Cả hai đều đã cải thiện năng lực công nghệ với sự hỗ trợ của chính phủ.
SMIC cùng các nhà sản xuất khác cũng đã được Bắc Kinh yêu cầu mua thiết bị đúc chip nội địa.
Vào tháng 1, Mỹ đã thêm AMEC vào danh sách các công ty Trung Quốc có liên hệ với quân đội. Theo truyền thông đại lục, hai giám đốc điều hành có quốc tịch Mỹ đã từ chức khỏi AMEC kể từ tháng 9.
Trung Quốc đề xuất giải pháp duy nhất để chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân tuyên bố đàm phán là giải pháp duy nhất cho các cuộc xung đột ở Ukraine. Thượng tướng Đổng Quân, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc. Ảnh: RT Theo đài RT (Nga), phát biểu tại lễ khai mạc Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh về quốc phòng và an ninh, ông Đổng Quân...