Cuộc khủng hoảng dầu diesel sẽ lan ra toàn cầu
Ngoài Mỹ, Tây Bắc Âu đang phải đối mặt với nguồn cung dầu diesel thấp. Bloomberg cảnh báo rằng hầu hết khu vực trên thế giới sẽ đối mặt với tình trạng thiếu dầu diesel trong mùa Đông này.
Một “cơn bão lớn” trên thị trường dầu diesel toàn cầu đang diễn ra. Công suất tinh chế bị hạn chế và các kho dự trữ đang cạn kiệt khi mùa lạnh ở Bắc bán cầu bắt đầu. Khủng hoảng nguồn cung có thể gây nguy hiểm cho các mạng lưới giao thông quan trọng vì thiếu nhiên liệu công nghiệp cung cấp năng lượng cho tàu, xe tải và xe lửa. Nhiên liệu này cũng được sử dụng để sưởi ấm cho các hộ gia đình và doanh nghiệp, đồng thời là nguồn phát điện cho các dịch vụ khác.
Bloomberg cảnh báo: “Trong vòng vài tháng, hầu hết mọi khu vực trên hành tinh sẽ đối mặt với nguy cơ thiếu hụt dầu diesel do nguồn cung khan hiếm ở hầu hết các thị trường trên thế giới đã làm lạm phát trầm trọng hơn và ảnh hưởng đến tăng trưởng”. Ảnh hưởng kinh tế của việc tăng giá dầu diesel và tình trạng thiếu hụt trên toàn thế giới có thể gây ra những tác động tàn phá, chẳng hạn như tác nhân gia tăng lạm phát sẽ gây gánh nặng cho các hộ gia đình và doanh nghiệp.
Cả giá xăng và dầu diesel đều liên quan đến giá dầu thô được thiết lập trên thị trường toàn cầu. Do hạn chế về nguồn cung, giá dầu diesel ở nhiều thị trường hiện đòi hỏi một khoản phí bảo hiểm lớn. Mark Finley, một thành viên năng lượng tại Viện Chính sách công Baker của Đại học Rice, giải thích với Bloomberg rằng giá dầu diesel tăng cao có thể khiến nền kinh tế Mỹ thiệt hại 100 tỷ USD.
Dự trữ dầu diesel ở Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1982 khi chính phủ bắt đầu báo cáo dữ liệu về nhiên liệu này. Nguồn cung cho thời điểm này trong năm đang ở mức thấp nhất từ trước đến nay.
John Kemp, nhà phân tích thị trường cao cấp của Reuters lưu ý rằng tình trạng thiếu dầu diesel sẽ kéo dài cho đến khi nền kinh tế suy thoái. Giá dầu diesel của Mỹ tại thị trường giao ngay ở cảng New York đã tăng hơn 265% kể từ khi Tổng thống Joe Biden tuyên thệ nhậm chức vào năm 2021.
Video đang HOT
Khu vực Đông Bắc là thị trường căng thẳng nhất ở Mỹ, nơi các nhà máy lọc dầu đã bị đóng cửa trong vài năm qua. Điều này cũng làm phức tạp thêm bức tranh về nguồn cung cấp dầu sưởi và nhiên liệu máy bay trong mùa Đông của khu vực. Tháng trước, một công ty hậu cần cung cấp nhiên liệu lớn đã kích hoạt các biện pháp khẩn cấp trên khắp vùng Đông Bắc và Đông Nam nước Mỹ do sự nguy hiểm của việc nguồn cung cạn kiệt có thể gây ra sự chậm trễ trong việc giao hàng cho một số khách hàng.
“Trong khi cuộc xung đột Nga – Ukraine khiến giá dầu diesel tăng vọt, tình hình hiện tại một phần là kết quả của một loạt sự kiện diễn ra từ từ, liên kết với nhau trên toàn cầu. Một số nhà phân tích cho rằng nguyên nhân thiếu hụt dầu diesel ở Mỹ là do vụ hỏa hoạn tại Philadelphia Energy Solutions vào năm 2019, buộc nhà máy lọc dầu phải đóng cửa, khiến một trong những nhà sản xuất dầu diesel quan trọng của vùng Đông Bắc ngừng hoạt động”, theo tờ New York Times.
Ngoài Mỹ, Tây Bắc Âu đang phải đối mặt với nguồn cung dầu diesel thấp. Tồn kho ở châu Âu dự kiến sẽ giảm hơn nữa sau khi các lệnh trừng phạt đối với dầu thô và sản phẩm dầu thô của Nga có hiệu lực trong những tháng tới. Các thị trường xuất khẩu toàn cầu đang bị thắt chặt đến mức các nước thị trường mới nổi đang gặp nhiều khó khăn để mua nhiên liệu công nghiệp, chẳng hạn như Pakistan.
“Đó chắc chắn là cuộc khủng hoảng dầu diesel lớn nhất mà tôi từng chứng kiến”, Dario Scaffardi, cựu Giám đốc điều hành của nhà máy lọc dầu Italy Saras SpA nói với Bloomberg.
Nguyên nhân thiếu hụt dầu diesel toàn cầu rất rõ ràng: Đó là một phần kết quả của đại dịch COVID-19, sau khi các đợt phong tỏa phá hủy nhu cầu và buộc các nhà máy lọc dầu phải đóng cửa một số nhà máy ít sinh lời nhất. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi dần khỏi nhiên liệu hóa thạch cũng đã làm giảm các khoản đầu tư vào lĩnh vực này. Kể từ năm 2020, công suất lọc dầu của Mỹ đã giảm hơn 1 triệu thùng mỗi ngày. Trong khi đó ở châu Âu, gián đoạn vận chuyển và đình công của công nhân cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của nhà máy lọc dầu.
Lệnh cấm dầu thô của Nga sang châu Âu vào tháng 12 này có thể làm tình hình tồi tệ hơn. Sau đó, lệnh cấm dầu diesel của Nga vào tháng 2/2023 nguy cơ gây ra nhiều hỗn loạn hơn nữa. Reuters cho biết các thương nhân đang hoảng loạn tích trữ các sản phẩm dầu mỏ của Nga trước khi lệnh cấm có hiệu lực. Đầu năm nay, Mỹ đã tạm dừng nhập các lô hàng dầu diesel của Nga, vốn là nhà cung cấp chính cho Bờ Đông nước Mỹ vào năm ngoái.
Scaffardi, cựu Giám đốc điều hành của Saras cho biết: “Nếu Nga không còn là nhà cung cấp nữa, điều đó sẽ tạo ra một lỗ hổng lớn, rất lớn cho hệ thống, điều này sẽ thực sự khó khắc phục”.
Có đồn đoán rằng Chính quyền Mỹ có thể ngừng xuất khẩu dầu diesel để tăng nguồn cung trong nước, nhưng điều đó có thể không mang lại hiệu quả như mong muốn vì dầu diesel là mặt hàng được giao dịch toàn cầu. Bất kỳ lệnh cấm xuất khẩu nào từ Mỹ sẽ gây ra những thay đổi thị trường không mong muốn.
Các cuộc đình công của người lao động cũng làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu dầu diesel trên khắp châu Âu tại các nhà máy lọc dầu lớn. Các nhà máy lọc dầu của Pháp đã đối mặt với một số cuộc đình công vào mùa Thu này.
Amrita Sen, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại Energy Aspects Ltd, cho biết cuộc khủng hoảng dầu diesel đã và đang “gây tổn hại cho nền kinh tế toàn cầu”. Trong khi tin xấu là Giám đốc điều hành Chevron Mike Wirth đã nói với Bloomberg TV vào mùa Hè vừa qua rằng sẽ không có nhà máy lọc dầu mới nào được xây dựng ở Mỹ.
Mùa Đông có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề đối với Bắc bán cầu vì thị trường dầu diesel khan hiếm nhất trong nhiều thập kỷ qua có thể tàn phá nền kinh tế toàn cầu vốn đã chững lại.
Sri Lanka ngừng bán nhiên liệu và đóng cửa một phần các dich vụ
Sri Lanka ngày 27/6 thông báo tạm ngừng bán mọi loại nhiên liệu trong 2 tuần tới, trừ nhiên liệu phục vụ các dịch vụ thiết yếu, đồng thời kêu gọi đóng cửa một phần các dịch vụ xã hội.
Các phương tiện xếp hàng chờ bơm nhiên liệu tại Pugoda, Sri Lanka, ngày 23/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Quyết định trên sẽ có hiệu lực từ nửa đêm 27/6 trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy ở nước này đang ngày một tồi tệ hơn.
Từ cuối năm 2021, Sri Lanka thậm chí không còn đủ ngoại tệ để chi trả cho việc nhập khẩu các nhu yếu phẩm. Người phát ngôn chính phủ Bandula Gunawardana cho biết lệnh cấm bán nhiên liệu là nhằm tiết kiệm xăng dầu cho các hoạt động khẩn cấp. Ông kêu gọi khu vực tư nhân cho phép người lao động làm việc từ xa vì phương tiện giao thông công cộng sẽ phải ngừng hoạt động.
Thông báo của chính phủ nêu rõ: "Từ đêm 27/6, nhiên liệu sẽ không được bán ra, trừ nhiên liệu phục vụ các dịch vụ thiết yếu như y tế, vì chúng tôi muốn bảo quản lượng dự trữ rất nhỏ hiện có". Ông Gunawardana cũng gửi lời xin lỗi tới người tiêu dùng vì tình trạng khan hiếm nhiên liệu này.
Lệnh cấm bán nhiên liệu được đưa ra trong bối cảnh nước này cạn kiệt xăng và dầu diesel. Ngoài ra, công ty điện lực độc quyền của nhà nước CEB đề nghị tăng giá điện bán cho đối tượng khách hàng nghèo nhất. Ủy ban Dịch vụ công của Sri Lanka (PUCSL) cho biết công ty CEB đã thua lỗ 65 tỷ rupee (185 triệu USD) trong quý I/2022 và muốn tăng giá gần 10 lần cho đối tượng khách hàng sử dụng ít điện và được trợ giá nhiều.
Hiện những khách hàng dùng dưới 30KW điện/tháng chỉ phải trả giá chung là 54,27 rupee (0,15 USD). CEB muốn tăng mức này lên 507,65 rupee (1,44 USD). Chủ tịch PUCSL Janaka Ratnayake cho biết: "Đa số người tiêu dùng trong nước sẽ không thể chịu được kiểu tăng giá này. Vì vậy, chúng tôi đề xuất Bộ Tài chính hỗ trợ trực tiếp để công ty có thể tăng nửa mức giá yêu cầu".
Nhằm giảm nhẹ cuộc khủng hoảng ngoại tệ, CEB cũng cho phép người tiêu dùng có thu nhập ngoại tệ (như các nhà xuất khẩu) được thanh toán bằng đồng USD. Động thái trên nhằm giúp công ty điện lực thu USD để chi trả tiền nhập khí đốt và tiết kiệm một phần. Tuy nhiên, giải pháp này cũng khó thực thi vì cuộc khủng hoảng ngoại tệ trầm trọng ở nước này.
Tuần trước, tất cả trường học công lập đã phải đóng cửa và các cơ quan nhà nước vận hành với lượng nhân viên tối thiểu nhằm giảm lưu thông và tiết kiệm xăng dầu. Việc đóng cửa các cơ quan nhà nước lẽ ra sẽ kết thúc trong tuần này, song giờ đã được gia hạn tới ngày 10/7, thời điểm mà ông Gunawardana cam kết sẽ khôi phục nguồn cung nhiên liệu. Quốc hội nước này cũng quyết định đóng cửa tạm thời vào thứ Năm và thứ Sáu nhằm tránh phải sử dụng xăng dầu không cần thiết.
Đầu tháng này, Liên hợp quốc đã khởi động các biện pháp ứng phó khẩn cấp với cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy ở quốc gia Nam Á này, cung cấp thực phẩm cho hàng nghìn phụ nữ đang mang thai phải đối mặt với tình trạng thiếu đồ ăn. LHQ cảnh báo "cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ" sắp xảy đến với hàng triệu người dân nơi đây.
Sri Lanka cùng đang nỗ lực đàm phán với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) để có một khoản vay giải quyết khủng hoảng.
EU 'đau đầu' với lộ trình chuyển lương thực Ukraine qua Belarus để tránh phong tỏa của Nga Các nhà lãnh đạo EU đang xem xét tất cả các biện pháp khả thi để vượt qua lệnh phong tỏa xuất khẩu lương thực của Nga đối với Ukraine. Hiện có 20 triệu tấn lúa mì bị mắc kẹt ở Ukraine, quốc gia cùng với Nga, cung cấp tới một phần ba lượng ngũ cốc xuất khẩu của thế giới. Ảnh: Euractiv.com...