“Cuộc hợp luyện buồn” của không quân đa quốc gia tìm MH-370
Mạng truyền hình cáp của hãng thông tấn Mỹ CNN ngày 29-4 cho biết, lực lượng không quân các nước tham gia tìm kiếm chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia đã tập kết tại Perth, Australia để tham dự lễ tuyên bố kết thúc giai đoạn tìm kiếm trên không.
Trải qua 52 ngày tìm kiếm trong vô vọng chiếc máy bay Boeing 777-200 mang số hiệu chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia, lực lượng không quân đa quốc gia đã chính thức tuyên bố, giai đoạn tìm kiếm chiếc máy bay này từ trên không đã chính thức kết thúc.
Theo tin cho biết, tham gia buổi “hợp luyện” lớn này có khoảng 600 binh sĩ và các loại máy bay đến từ 7 quốc gia, tham gia chiến dịch tìm kiếm, cứu nạn từ trên không bất thành này.
Theo thông báo của không quân Australia, các loại máy bay tham gia tìm kiếm rất đa dạng, bao gồm: Thủy phi cơ cứu hộ, máy bay cảnh báo sớm, máy bay tuần tiễu hàng hải, máy bay tác chiến chống ngầm, máy bay vận tải hạng nặng…
Đa dạng các loại máy bay tham gia chiến dịch tìm kiếm
Điểm danh sơ sơ trong các bức ảnh người ta nhận thấy có máy bay vận tải hạng nặng IL-76 của không quân Trung Quốc, máy bay vận tải C-130 của không quân Malaysia, máy bay tuần tiễu chống ngầm P-8A Poseidon của Mỹ, máy bay cảnh báo sớm Boeing 737 của Australia và máy bay tuần tiễu chống ngầm P-3C Orion của Australia, New Zealand, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Tính chung, chiến dịch truy tìm tung tích chuyến bay MH370 có sự tham gia tìm kiếm từ 26 quốc gia trên thế giới, huy động vài chục tàu mặt nước, máy bay, tàu ngầm, trong đó nhiều nhất là máy bay. Đợt cao điểm là ngày 10/4, có tổng cộng 14 máy bay (10 quân sự và 4 dân sự) và 13 tàu tham gia tìm kiếm.
Video đang HOT
Lực lượng không quân đa quốc gia tham gia chiến dịch tìm kiếm
Tính đến thời điểm này, chi phí tìm kiếm chiếc máy bay đã ngốn tới hàng trăm triệu USD, trở thành vụ tìm kiếm máy bay tốn kém nhất lịch sử, vượt xa mức chi phí tìm kiếm chiếc máy bay AF447 của hãng hàng không Air France kéo dài 2 năm tại Đại Tây Dương hồi năm 2009.
Chỉ tính riêng Trung Quốc, trong một tháng đầu tìm kiếm, cứu nạn đã chi tới hơn 30 triệu USD, trên tổng số hơn 50 triệu của tất cả các quốc gia. Chỉ tính riêng chi phí xoay hướng 21 vệ tinh phục vụ công tác tìm kiếm của Trung Quốc đã lên tới 16 triệu USD.
Tuy cách xa hàng nghìn km nhưng trong giai đoạn cao điểm Bắc Kinh đã điều động tới hơn 10 tàu mặt nước và hàng chục máy bay (cả cánh cố định và trực thăng) tham gia lùng sục từ vùng biển Việt Nam-Malaysia, đến eo Malacca, sang Ấn Độ Dương.
Mô hình hoạt động của tàu ngầm tự động (AUV) Blue Fin 21
Hiện nay, tuy giai đoạn tìm kiếm từ trên không đã kết thúc nhưng giai đoạn tìm kiếm dưới nước vừa mới bắt đầu. Mọi trọng trách trong giai đoạn này được đặt lên các tàu lặn, tàu ngầm và tàu ngầm không người lái, đặc biệt là chiếc tàu ngầm tự động (AUV) Blue Fin 21.
Tính đến nay, tàu ngầm không người lái này đã 6 lần tiến hành các cuộc tìm kiếm dưới đáy đại dương, với độ sâu 3.000m. Các thiết bị cảm ứng phụ có thể quét trong vòng 100m, độ sâu tối đa đạt được trên 4.500m. Nó có khả năng khảo sát đáy biển, phát hiện, chụp lại các đối tượng sâu trong lòng đại dương ở độ sâu hàng ngàn mét.
Dưới đây là một số hình ảnh về lực lượng không quân đa quốc gia tham gia tìm kiếm, cứu nạn
Theo ANTD
Mỹ, Philippines triển khai lực lượng hùng hậu tham gia diễn tập Balikatan
Từ ngày 5 đến 16-5, quân đội Mỹ và Philippines sẽ tổ chức cuộc diễn tập quân sự thường niên mang tên Balikatan tại nhiều khu vực tại Philippines, nhằm trao đổi các kỹ năng và thông tin trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo và hỗ trợ thiên tai.
Tuy nhiên, từ ngày 21-4, hai bên đã bắt đầu giai đoạn đầu của cuộc diễn tập, với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng tại thành phố Legazpi, Albay.
Đại sứ quán Mỹ tại Manila cho biết, quân đội Philippines và Mỹ đang bắt đầu thực hiện các dự án hỗ trợ nhân đạo (HCA) tại thành phố Legazpi, Albay. Các nhân viên y tế quân sự sẽ cung cấp chăm sóc y tế, nha khoa và thú y miễn phí cho cộng đồng dân cư. Kỹ sư quân sự sẽ xây dựng và sửa chữa trường học cũng như các cơ sở hạ tầng công cộng khác được lựa chọn.
Theo Đại sứ quán Mỹ, các nhân viên quân sự từ cả hai các nước sẽ tiến hành các khoa mục diễn tập phối hợp giữa diễn tập tham mưu chỉ huy và diễn tập thực binh tại căn cứ Crow Valley, Fort Magsaysay và căn cứ không quân Clark, tập trung vào việc huấn luyện binh lính hai nước cung cấp viện trợ và hỗ trợ nhân đạo trong trường hợp xảy ra thảm họa thiên tai, đồng thời cải thiện khả năng phối hợp tác chiến, lập kế hoạch đối phó với những tình huống khẩn cấp và chống khủng bố.
Cuộc diễn tập Balikatan năm nay sẽ có sự tham gia của khoảng 3.000 lính Philippines và 2.500 lính Mỹ, cùng nhiều phương tiện chiến đấu của hai nước.
Diễn tập Balikatan năm 2013
Theo kế hoạch, phương tiện của Mỹ tham gia diễn tập gồm các máy bay vận tải quân sự Lockheed C-130 Hercules, máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet, trực thăng hàng hải Sikorsky CH-53 Sea Stallion, trực thăng tấn công Bell AH-1 Cobra, trực thăng Bell UH-1H Huey, máy bay tuần tiễu chống ngầm Lockheed P-3C Orion, trực thăng Sikorsky H-60 và máy bay tấn công mặt đất A-10 Thunderbolt.
Trong khi đó, Philippines sẽ triển khai các máy bay Rockwell OV-10 Bronco, máy bay vận tải C-130, trực thăng UH-1H Huey, trực thăng tấn công MG-520 Defender, máy bay cường kích Marchetti SF-260 và máy bay huấn luyện SIAI-Marchetti AS-211 tham gia khoa mục diễn tập không quân.
Diễn tập Balikatan năm nay, Philippines và Mỹ đã mời các nhân viên quân sự từ các quốc gia đối tác khác trong khu vực tham dự một phần hoặc quan sát diễn tập.
Phát ngôn viên cuộc diễn tập năm nay, Đại úy Annalea Cazcarro cho hay, cuộc diễn tập thường niên Balikatan phù hợp với Hiệp ước phòng thủ chung và Hiệp định thăm viếng quân sự giữa Philippines và Mỹ, nhằm tiếp tục thực hiện cam kết của cả hai nước về đào tạo, chia sẻ thông tin và hỗ trợ lẫn nhau.
Theo ANTD
Đánh giá tổng quan tình hình không quân thế giới năm 2014 Trang mạng hoàn cầu của Trung Quốc đưa tin, trang Tạp chí hàng không quốc tế của Anh vừa qua đã đăng tải báo cáo với nhan đề "Tình hình lực lượng không quân thế giới năm 2014". Bản báo cáo này nhận định, mặc dù Bộ quốc phòng Mỹ cắt giảm ngân sách quân sự và tình trạng xung đột tại khu...