Cuộc hôn nhân “địa ngục” của cô gái 20 tuổi và quyết tâm vùng lên
“Lúc đó, em nhịn không nổi nữa mới quay sang cười khẩy: ‘Ok ly hôn, tôi hết chịu đựng được anh rồi, anh chờ đó, tôi sẽ viết đơn’”, cô gái tâm sự.
Trong cuộc sống chẳng phải sự lựa chọn nào của chúng ta cũng hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, cái chính là phải mạnh mẽ thế nào để giải quyết cuộc hôn nhân đến hồi “hết đát”. Như câu chuyện của cô gái trẻ dưới đây cũng vậy. May mắn thay, cách giải quyết của cô phần nào khiến người ta nhẹ lòng.
“Em mới 20 tuổi các chị ạ, thế mà đã qua một đời chồng. Nghĩ cũng đắng cay tủi nhục lắm nhưng biết làm thế nào được.
16 tuổi em nghỉ học. Em học không vào đó các chị chứ chẳng phải gia cảnh khó khăn gì. Em bắt đầu đi buôn và bước vào con đường bán hàng thời trang online. Cũng vì mắt nhìn hàng tốt mà em bán khá ổn, thu nhập mấy chục triệu một tháng.
Năm 18 tuổi em quen ông kia, 20 tuổi thì bắt đầu tính đến chuyện cưới xin. Anh ấy con 1 và hơn em đến 8 tuổi. Hồi ấy thấy anh ta đẹp trai, nhà có điều kiện thì yêu chứ chẳng suy xét gì về tính cách hay khả năng kinh tế của bản thân anh hết.
Khi đưa anh về nhà ra mắt gia đình em vẫn vui vẻ nhưng nói đến chuyện cưới xin bố mẹ phản đối ngay. Bố em bảo rằng không thấy sự chín chắn ở anh chàng này, 28 tuổi mà còn bồng bột lông bông thế thì không làm điểm tựa cho vợ con được.
Nhưng lúc đó em yêu mờ mắt các chị ạ. Nghĩ mình kiếm tiền cũng được, anh nhà cao cửa rộng thì hai vợ chồng chỉ phải làm giàu, nuôi con chứ không sắm nhà sắm xe gì nữa nên quyết cưới bằng được. Khi đó, anh có nói với em rằng: ‘Nhà anh cũng chẳng ưng em mấy đâu nhưng anh đòi nên mới chịu cưới’. Khi đấy yêu nên em mờ mắt, chẳng thèm suy xét. Nếu lúc đó em vì câu nói ấy mà nghĩ lại có khi cuộc đời đỡ bi đát hơn.
Bố mẹ em thấy con gái nằng nặc nên đành gật đầu đồng ý. Ai ngờ đâu, cưới xin về thì chuỗi ngày đau đớn của em mới bắt đầu”.
Đúng là trong cuộc sống, cuộc hôn nhân khi mà cô dâu chỉ mới 20 tuổi ít nhiều vẫn khiến người ta nghĩ ngợi. Quả thật cuộc sống của cô vợ trẻ khiến nhiều người xót thương thay.
“Ngày cưới, mẹ chồng trao cho em bộ trang sức cả kiềng, lắc, nhẫn to lắm, chắc phải 6, 7 cây vàng. Cưới xin xong xuôi, bà xin lại cả vì ‘phong tục nhà này nó thế’. Vàng trao đẹp mặt cô dâu thôi chứ không có chuyện con dâu giữ vàng. Em đồng ý thôi vì bên nhà em tặng cũng nhiều, coi như bố mẹ không cho làm vốn thì mình chịu vậy.
Hàng ngày em bán hàng rồi đóng hàng đến 1, 2 giờ sáng. Em luôn hẹn shipper tầm 11 giờ trưa đến lấy hàng vì còn phải ngủ bù nữa. Tuy nhiên, ngày nào cũng vậy, cứ đến 5 rưỡi sáng là mẹ chồng sang thức em dậy để nấu đồ ăn sáng cho cả nhà. Chồng em nằm cạnh thì bà bảo: ‘Để cho nó ngủ, đàn ông nhà này không mó tay đến công việc nhà’.
Điều em bực nhất là chồng em nghe lời bố mẹ một phép. Mới cưới nhưng chỉ cần đụng đến chuyện nào đó là anh ta đã nhảy vào cãi cọ, chửi bới em – điều mà hồi còn yêu không hề như vậy.
Chuyện nhỏ như việc em muốn ăn quả nho, anh ta muốn ăn quả táo cũng vùng vằng, làm ầm lên rồi chửi em bằng những từ ngữ tục tĩu nhất. Em choáng lắm các chị ạ, sao đời em khổ thế. Sinh ra bố mẹ chưa nặng lời với em bao giờ nhưng chồng thì những gì bẩn thỉu nhất đều phát ngôn ra, dành cho vợ. Mà bất cứ chuyện gì anh ta nói, em không đồng ý thì mặc định là em sai, em hư thân mất nết, em ‘thất học’ nên suy nghĩ chẳng đến đâu.
Xong xuôi rồi thì anh ta bắt đầu xuống nhà mách bố mẹ. Từ chuyện ăn món gì, đi đâu hay thậm chí em mệt không muốn quan hệ anh ta cũng mách với mẹ chồng. Mẹ chồng lúc đó sẽ nhảy bổ vào em: ‘Nhà này không có loại phụ nữ cãi lời chồng như vậy’.
Thi thoảng, nhà chồng lại nhắc đến chuyện không học hết cấp 3 của em. Bà mẹ chồng lúc nào cũng chép miệng: ‘Ôi dào, học không đến nơi đến chốn mới thành con buôn đó’. Chẳng lẽ bán quần áo là con buôn còn bán vàng như mẹ chồng thì thành thương nhân hay gì?
Video đang HOT
Cưới 6 tháng thì chục lần chồng dọa sẽ gọi điện cho bố mẹ em để kể về chuyện em hư hỏng thế nào và muốn trả lại cho nhà ngoại, nhà nội không chứa. Em sợ bố mẹ buồn nên cứ chịu đựng chẳng nói gì.
Một ngày, em bắt gặp chồng nhắn tin với những từ ngữ thân mật với người yêu cũ. Khi đó bố mẹ chồng không ở nhà, em hỏi thì anh ta bắt đầu bài ca chửi bới: ‘Mất dạy, ai cho phép mày nhìn vào điện thoại tao. Thôi ly hôn đi. Vợ như mày tao vớ đâu chẳng được, không lấy vợ này có vợ khác’.
Lúc đó, em nhịn không nổi nữa mới quay sang cười khẩy: ‘Ok ly hôn, tôi hết chịu đựng được anh rồi, anh chờ đó, tôi sẽ viết đơn’.
Có lẽ không ngờ em dám đáp lại nên anh ta trợn mắt, quát tháo ầm ĩ.
Em việc gì mà không dám, đến nước này thì em điên lắm rồi. Em lao ra ngoài, lấy xe máy rồi đi lang thang. Đi một lúc em tủi thân quá, nước mắt trào ra. Em chạy thẳng về nhà gặp ba mẹ và vợ chồng anh trai đang ngồi ăn tối vui vẻ.
Em bật khóc luôn bảo với mọi người chuyện bị đuổi đi và quyết định ly hôn. Suốt hơn 6 tháng hôn nhân, em không có mấy ngày hạnh phúc. Kể xong tự nhiên em nhẹ nhõm vô cùng. Mấy tháng qua lúc nào cũng nơm nớp bị chồng gọi về trách móc bố mẹ, dọa trả con cho nhà ngoại. Ấy thế mà giờ em lại bình yên kể hết.
Nghe xong, bố mẹ em giận lắm. Em ngồi vào bàn viết đơn ly hôn luôn. Đêm đó, anh ta vẫn nhắn tin qua chửi bới dọa dẫm, dọa bỏ em. Em đáp lại thẳng thừng: ‘Anh yên tâm, tôi ‘đá’ anh chứ anh mất quyền bỏ tôi rồi đấy’”.
Theo lời cô gái chuyện đó đã qua 1 năm rồi. Hiện tại cô đang sống hạnh phúc cùng bố mẹ, anh chị và các cháu. Việc buôn bán vẫn thuận lợi như thế. Cô đã dần quên đi vết thương lòng và sẵn sàng chờ đợi hạnh phúc khác sẽ đến với mình trong tương lai.
Vậy đấy, cuộc đời đâu có phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Điều quyết định là cách mình đối đầu với nó như thế nào thôi. Nếu cứ nhịn nhục, nhân nhượng thì có lẽ những bà vợ bất hạnh sẽ phải chịu đau khổ suốt nhiều năm như thế.
Mình là một người tự chủ, làm ra tiền và sống đúng đắn thì việc gì phải sợ hãi. Hôn nhân là sự tác hợp của hai người trên nền tảng công bằng, tôn trọng nhau. Nếu cảm thấy có vấn đề không thể giải quyết được thì hãy mạnh dạn nghĩ đến chuyện ly hôn nhé. Biết đâu một cuộc đời tươi sáng sẽ đến.
Theo Rena/Báo Tổ Quốc
Phật dạy: Muốn gặp may mắn đừng tìm thầy phong thủy, hãy tập trung hết mình làm 1 điều này
Ai cũng muốn cầu vận may, nhưng cần làm gì để vận may đến với bản thân và gia đình.
5 việc xấu không nên làm
Trong cuốn "Khổng Tử gia ngữ" có một điển cố khá thú vị như thế này:
Có một hôm, quốc vương nước Lỗ thỉnh giáo Khổng Tử: "Ta nghe nói mở rộng phòng ốc về hướng Đông là điều không may mắn, việc này có đúng không?"
Trước câu hỏi của vua nước Lỗ, Khổng Tử đáp rằng: "Tôi nghe nói ở đời có 5 việc xấu, mở rộng phòng ốc về hướng đông không nằm trong số đó".
Vậy thì năm việc xấu ở đời màbậc Chí Nhân Chí Thánhdạy phải tránh xa là gì?
Điều xấu thứ nhất: "Hại người lợi mình"
Người hại người khác để làm lợi cho mình thì đó là một người xấu, người này sẽ không gặp được may mắn.
Điều xấu thứ 2: "Thích nổi danh nhưng bất tài là đất nước suy"
Người thích nổi danh sẽ thích những kẻ xu nịnh và bài xích những người hiền đức, đây là cái họa của quốc gia.
Điều xấu thứ 3: "Già không dạy bảo, trẻ thời không học, đó cũng là tập tục xấu ở đời"
Người già không muốn dạy bảo người trẻ, người trẻ tuổi thì mang tâm ngạo mạn không muốn học hỏi kinh nghiệm, đây là thói quen không tốt.
Điều xấu thứ 4: "Thánh nhân không quản, người xấu tự ý làm loạn, đây cũng là điều xấu đối với thiên hạ"
Đạo đức con người ngày càng trượt dốc, người xấu tự ý làm loạn. Bậc thánh hiền là những người có trí tuệ và đức hạnh, họ đều đi ẩn cư hết.
Điều xấu thứ 5: "Khinh già trọng trẻ là gia đình xấu"
Người già bỏ mặc không chăm, không quan tâm, không phụng dưỡng mà đem tất cả tình yêu thương đặt lên trẻ nhỏ. Gia đình nào như vậy thì sẽ không gặp may mắn rồi.
Phật gia cũng nói rằng: tâm quyết định mệnh, muốn may mắn, hạnh phúc trước hết phải tu tâm.
5 Yếu tố cần có để được hưởng phúc theo Phật dạy
1. Không nói dối - tránh phạm khẩu nghiệp
Những lời nói dối đưa đến chém giết, hận thù, làm cho người tán gia, bại sản, phá vỡ bình yên, hạnh phúc của người khác, hay đưa đến ganh ghét, đố kỵ... đều chịu những quả báo rất cay đắng.
2. Không vu oan, vu cáo
Lời nói dối, ban đầu, có thể do tham sân nhưng lên đến cấp độ vu oan, vu cáo thì tham sân đã mãnh hơn nhiều. Việc này khiến chúng ta trở nên mù quáng, đánh mất nhân tính, rời xa đạo đức, luân lý và lẽ phải ở đời.
3. Không gian tham
Lòng tham được thể hiện qua những thái độ sau:
- Không bằng lòng, không vừa ý, không thỏa mãn với những gì mình đang có
- Luôn cảm thấy thiếu thốn, muốn có thêm vật này, vật kia...
- Luôn luôn dòm ngó của cải, tài sản của kẻ khác.
- Luôn muốn vơ vét, chiếm đoạt, cướp giật của cải tài sản của người.
Lòng tham khiến con người luôn cảm thấy bất an, đau khổ thậm chí là bất chấp làm mọi điều để thỏa mãn chính mình. Có thể nói lòng tham là nguyên nhân của mọi tỗi lội.
Muốn chấm dứt các khổ đau, phiền não thì phải biết vĩnh viễn từ bỏ lòng tham này.
4. Không sân hận
Sân hận có nhiều trạng thái, mức độ và biểu hiện khác nhau, ví dụ như: bực tức, giận hờn, nổi nóng, oán hận, căm thù... có khi biểu hiện qua nét mặt (nhíu mày, nhăn mặt, trợn mắt, nghiến răng...), thái độ, lời nói (la lối, quát tháo, gào thét, dọa nạt...), cử chỉ, hành động (quăng ném đồ đạc, hành hạ, giết chóc...), nhưng cũng có khi lại không biểu hiện ra mà được giữ kín trong lòng.
Đức Phật xem sân hận là một loại độc tố có khả năng tàn phá tâm hồn và thể xác con người không chỉ trong đời này mà cả những đời sau.
5. Không tà dâm
Một người có thể có mệnh phú quý, nhưng nếu phạm tội tà dâm, có thể trở nên khốn khổ lao đao suốt cuộc đời. Một người có mệnh được hưởng phúc và thọ, nhưng nếu phạm tội tà dâm, có thể bị tật nguyền hay chết yểu...
Theo Min/Khỏe & Đẹp
Nhận thưởng Tết, chồng biếu nhà nội 20 triệu nhưng biếu nhà ngoại "tận" 2 con gà Mấy cô bạn thân nghe tôi kể chuyện thì ai cũng ghen tỵ lắm, bảo số tôi sướng, lấy chồng không phải lo lắng tiền bạc cũng như động tay chân làm việc gì. Thế nhưng nhàn rỗi rồi phụ thuộc kinh tế cũng chán lắm thay. Chúng tôi quen nhau qua sự mai mối của vài người bạn. Anh hơn tôi 11...