Cuộc hẹn hò của người phụ nữ mới ly hôn
Trong đống tro tàn của căn nhà cháy, cảnh sát bất ngờ thấy hai thi thể bị bắn nhiều phát đạn. Nạn nhân nữ bị xâm hại tình dục.
Án mạng được phát hiện nhờ cuộc gọi báo cháy của Kenneth Maxwell, 24 tuổi, vào sáng sớm ngày 22/2/2003. Nhưng vài phút sau khi cúp máy, Maxwell trúng nhiều vết đạn, gục chết trên vô lăng trước khi lính cứu hỏa thành phố Tulsa, bang Oklahoma tới hiện trường.
Xe của Maxwell đỗ trước cửa căn nhà đang tỏa khói mù mịt bên trong. Đám cháy sau đó mau chóng được dập tắt.
Xe của Kenneth Maxwell đỗ trước căn nhà bị cháy. Ảnh: Filmrise.
Tuy nhiên trong nhà có hai thi thể, được xác định là chủ nhà Fred Barney, 51 tuổi, và vợ cũ Rebecca Barney, 42 tuổi. Hai người vừa làm thủ tục ly hôn sau 6 năm chung sống mà không có con. Dù vậy, quan hệ giữa Fred và Rebecca hòa hợp, vẫn sống cùng nhà trong lúc hoàn tất thủ tục ly hôn.
Fred nằm sấp trong phòng bếp với tấm thảm che mặt, phần gáy trúng đạn ở cự ly gần. Rebecca nằm trên giường trong tình trạng loã thể, trúng nhiều phát đạn qua chiếc gối.
Maxwell được xác định là không quen biết với Fred hoặc Rebecca. Thanh niên này vừa trở về nhà sau bữa tiệc, tình cờ đi qua bắt gặp đám cháy tại căn nhà của gia đình Barney nên gọi báo tin. Rất có thể trong lúc chờ lực lượng chức năng tới, Maxwell đã thấy mặt hung thủ hoặc bị hung thủ nhìn thấy nên bị giết.
Chuyên gia pháp y nhận định có người cố ý phóng hỏa vì bếp gas bị kéo lệch khỏi vị trí, đường dẫn gas bị chọc thủng. Hung thủ có vẻ muốn phóng hỏa xóa dấu vết nhưng không ngờ bị Maxwell đi qua trông thấy và gọi điện báo cháy.
Hiện trường không có dấu vết phá cửa nên rất có thể chủ nhà quen biết hung thủ. Tiền và đồ đạc có giá trị vẫn còn nguyên vẹn, khả năng cướp tài sản là không lớn. Tuy nhiên, cây máy tính trong phòng ngủ của Rebecca đã biến mất khỏi vị trí, chứng tỏ máy tính có chứa chứng cứ liên quan vụ án.
Vì Fred bị bắn từ sau và không có dấu hiệu vật lộn trước khi chết, hung thủ nhiều khả năng đã giết Fred đầu tiên. Mục tiêu chính của hung thủ là Rebecca do người phụ nữ bị bắn nhiều phát, dấu hiệu của việc xả giận. Trên sàn phòng ăn, quần áo của Rebecca được gấp gọn thành hai chồng, có vẻ như nạn nhân bị ép buộc làm vậy. Hai người này cùng với Maxwell đều bị bắn bằng cùng khẩu súng dùng cỡ đạn.
Video đang HOT
Quần áo của Rebecca Barney được gấp gọn thành hai chồng. Ảnh: Filmrise.
Theo bạn bè và người quen, khuya ngày 21/2/2003, Rebecca và Fred xuất hiện tại quán bar gần nhà cùng người đàn ông lạ mặt. Rebecca giới thiệu người đàn ông này là bạn trai mới quen qua mạng, có biệt hiệu “chàng cao bồi 25 cm”. Fred được cho là “trông có vẻ mệt mỏi và chán nản”, dấu hiệu cho thấy Fred không thích người đàn ông đối diện.
Ba người ngồi tán gẫu tới khi quán bar đóng cửa vào khoảng 2h sáng 22/2/2003 mới ra xe về nhà. Quán bar cách hiện trường khoảng 5 phút xe chạy, Maxwell gọi báo cháy vào lúc 3h11 nên vụ án xảy ra vào khoảng thời gian này.
Kết quả giải phẫu tử thi cho thấy Rebecca bị xâm hại tình dục, nhưng việc lấy mẫu tinh trùng của hung thủ gặp nhiều khó khăn vì ADN nạn nhân áp đảo mẫu ADN lạ. Dù nhân viên y tế đã nhanh trí dùng tăm bông thấm các chất dịch bên ngoài cơ thể của Rebecca trong lúc cấp cứu, mẫu ADN thu được cũng không đủ hoàn chỉnh để đối chiếu với cơ sở dữ liệu ADN tội phạm quốc gia.
Không tìm được manh mối ADN, cảnh sát quay lại hiện trường. Máy tính của Rebecca bị lấy đi, nhưng cảnh sát vẫn tìm được những bức thư điện tử mà Rebecca đã in ra. Nội dung thư cho thấy trước khi vụ án mạng xảy ra, Rebecca đã làm quen với người có tên “chàng cao bồi cho em”. Trùng hợp, “cao bồi” cũng là cách Rebecca giới thiệu người đàn ông đi cùng ở quán bar. Trong thư, Rebecca và “cao bồi” đã trao đổi nhiều ảnh nhạy cảm.
Bằng lệnh khám, cảnh sát được công ty cung cấp dịch vụ thư điện tử cho biết danh tính người đứng sau tài khoản “chàng cao bồi cho em” là James Kidwell, 31 tuổi, cử nhân ngành khoa học máy tính.
Kidwell sống tại thị trấn Gore, bang Oklahoma, cách hiện trường 90 phút lái xe. Anh ta vừa ly dị, có hai con, và đang gặp vấn đề về tài chính. Một năm trước, Kidwell từng bị tình nghi rạch lốp xe bạn gái cũ nhưng không bị khởi tố.
Cùng lúc này, cảnh sát thành phố Tulsa phát hiện Kidwell cũng đã bị cảnh sát thị trấn Gore bắt giữ trong vụ án không liên quan. Khi bị bắt, Kidwell đang đi cùng cô gái vừa mới quen qua mạng. Khi được hỏi về cái tên Rebecca, Kidwell nói không biết ai tên như vậy.
James Kidwell khi bị bắt. Ảnh: Filmrise.
Tại nơi cư trú của Kidwell, cảnh sát không tìm thấy hung khí hoặc máy tính bị trộm từ nhà Barney. Song dữ liệu từ ổ cứng máy tính của Kidwell cho thấy anh ta đã liên lạc với nhiều phụ nữ, nhưng gần đây lại chỉ xóa đi các file liên quan tới tài khoản của Rebecca Barney.
Dữ liệu được khôi phục cho thấy Kidwell quen Rebecca ba ngày trước khi vụ án xảy ra, giữa hai người đã trao đổi hơn 70 thư điện tử trong thời gian này. Một ngày trước vụ án mạng, Kidwell được Rebecca cho số điện thoại và bắt đầu nhắn tin. Tuy nhiên, sau ngày 22/2/2003, liên lạc giữa hai bên đột ngột chấm dứt, dấu hiệu cho thấy Kidwell biết nạn nhân đã chết nên ngừng nhắn tin. Ngoài ra, dù chối không biết Rebecca là ai, máy tính của Kidwell lại có nhiều lần tìm kiếm về diễn biến cuộc điều tra vụ án.
Trước chứng cứ này, Kidwell thay đổi lời khai và thừa nhận có biết Rebecca. Kidwell nói đã hy vọng sẽ được “thân mật” với Rebecca vào tối hôm đó nhưng sự có mặt của Fred khiến anh ta thấy buổi hẹn không đi tới đâu. Chán nản, Kidwell khai đã rời quán bar sau 5-10 phút và lên đường về nhà.
Cảnh sát củng cố chứng cứ với Kidwell. Khi bị bắt, trên xe anh ta có khẩu súng trường dùng cỡ đạn, nhưng phân tích đối chiếu viên đạn cho thấy khẩu súng này không phải hung khí. Tuy vậy, hồ sơ đăng ký sở hữu súng cho thấy Kidwell còn đứng tên khẩu súng ngắn dùng cùng cỡ đạn, nhưng lúc này khẩu súng đã biến mất.
Trong máy sấy quần áo tại nhà Kidwell, cảnh sát tìm thấy chiếc áo bị bám một vài vết ố tối màu. Dù đã bị giặt qua và sấy khô, chuyên gia pháp y vẫn có thể lấy được mẫu ADN từ vết ố. Tuy nhiên, kết quả đối chiếu không chắc chắn, chỉ cho biết ADN của Rebecca có thể thuộc về mẫu ADN trên áo với xác suất là 1/12.000.
Để có chứng cứ chắc chắn hơn, chuyên gia pháp y tìm cách khai thác mẫu ADN khả nghi thu được trong người Rebecca. Vì ADN của Rebecca áp đảo mẫu ADN khả nghi, chuyên gia đổi sang dùng phương thức chỉ đối chiếu đoạn nhiễm sắc thể Y, nhiễm sắc thể xác định giới tính đực. Kết quả cho thấy nhiễm sắc thể Y của mẫu khả nghi trùng khớp ADN của Kidwell.
Cho rằng đã đủ chứng cứ, công tố viên cáo buộc tối hôm ấy, Kidwell vượt qua quãng đường dài 90 phút xe chạy để tới buổi hẹn với hy vọng được “thân mật” cùng Rebecca. Tới nơi, Kidwell hụt hẫng vì Rebecca gọi chồng cũ là Fred tới ngồi cùng.
Khi ba người về tới nhà, Kidwell chủ động tiến tới nhưng bị Rebecca từ chối vì có thể không thích Kidwell hoặc đang tới chu kỳ của phụ nữ. Bị từ chối, Kidwell tức giận ra xe lấy súng ngắn và bắn Fred trước tiên. Hắn tiếp tục ra tay với Rebecca sau khi xâm hại.
Theo công tố viên, để che đậy dấu vết, Kidwell lấy đi máy tính của Rebecca và phóng hỏa bằng cách chọc thủng ống dẫn gas. Trên đường trở ra, Kidwell thấy Maxwell đang gọi điện báo cháy hoặc bị nhìn thấy nên ra tay thủ tiêu. Cuộc gọi cứu hỏa khiến Maxwell trả giá bằng mạng sống nhưng cũng cứu được nhiều chứng cứ mấu chốt, trong đó có những bức thư điện tử đề cập tới tên tài khoản của Kidwell.
Trước chứng cứ không thể chối cãi, Kidwell bị kết tội giết ba người vào tháng 11/2004, lãnh án chung thân không ân xá. Cuộc sống trong tù không mấy thoải mái với Kidwell vì hắn ta đã rụng hết răng chỉ trong hai năm đầu. Năm 2014, yêu cầu xin làm răng giả của Kidwell bị tòa án tiểu bang Oklahoma bác bỏ.
Rolling Stones dọa kiện Trump vi phạm bản quyền ca khúc
Ban nhạc Anh Rolling Stones dọa kiện Trump vì dùng các ca khúc của nhóm để vận động tranh cử, bất chấp yêu cầu dừng hành vi vi phạm.
Trong một thông cáo hôm 28/6, Rolling Stones cho hay nhóm pháp lý của ban nhạc này đang làm việc với tổ chức tác quyền âm nhạc BMI nhằm ngăn chặn chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donald Trump sử dụng các sản phẩm của họ.
"BMI đã thay mặt Rolling Stones thông báo với chiến dịch của Trump rằng việc sử dụng các ca khúc của nhóm sẽ cấu thành vi phạm thỏa thuận cấp phép", thông cáo cho hay. "Nếu Trump bất chấp, ông ấy sẽ phải đối mặt với một vụ kiện vì vi phạm lệnh cấm và sử dụng nhạc chưa được cấp phép".
Nhóm tranh cử Trump chưa đưa ra bình luận gì.
Ban nhạc Anh Rolling Stones tại sân bay quốc tế Jose Marti, thủ đô Havana, Cuba năm 2016. Ảnh: AP
Năm 2016, Rolling Stones từng than phiền về việc chiến dịch tranh cử của Trump dùng ca khúc của họ tại các cuộc vận động. Ca khúc năm 1969 của nhóm "You Can't Always Get What You Want" là một bài hát thường xuyên được sử dụng và gần đây lại vang lên ở cuộc mít tinh của Trump tại thành phố Tulsa, bang Oklahoma.
Tổ chức quyền âm nhạc BMI cấp giấy phép cho các địa điểm phát các ca khúc và có một danh mục gồm hơn 15 triệu bài hát được phép phát tại các sự kiện chính trị. Tuy nhiên, các nghệ sĩ có thể từ chối cho phát nhạc của họ tại các sự kiện chính trị và Rolling Stones đã làm điều đó.
Trước đó, nhiều nghệ sĩ khác cũng từng phàn nàn vì các ca khúc của họ bị sử dụng tại những sự kiện của Trump mà không xin phép. Gia đình của cố rocker Tom Petty cho biết đã ra lệnh cấm sử dụng sau khi bài hát "I Won't Back Down" được bật ở cuộc mít tinh của Trump tại Tulsa.
"Cả Tom Petty và gia đình ông kiên quyết chống phân biệt chủng tộc và bất kỳ hình thức phân biệt đối xử nào. Tom Petty sẽ không bao giờ muốn bài hát của ông ấy được sử dụng trong một chiến dịch thù hằn. Ông ấy muốn đưa mọi người lại gần nhau".
Neil Young, nghệ sĩ từng đoạt giải Grammy, cũng chỉ trích Trump vào năm 2018 sau khi một ca khúc của anh được phát tại các cuộc vận động tranh cử giữa kỳ, bất chấp cảnh báo.
Lý do fan K-pop 'phá' mít tinh của Trump Cộng đồng fan K-pop tại Mỹ dường như muốn khẳng định họ không chỉ là nhóm người hâm mộ nhạc Hàn, mà còn quan tâm tới cả chính trị. Năng lực tổ chức của những người hâm mộ K-pop từ lâu đã trở thành huyền thoại. Thông qua các nhóm hâm mộ được ví von như những "đội quân", họ nỗ lực hợp...