Cuộc hành xác trên cung trek đẹp nhất Việt Nam
Cung trek Tà Năng – Phan Dũng đi qua ba tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Thuận, dài khoảng 55 km. Đây là điểm được dân phượt rủ nhau chinh phục vào mùa cỏ xanh tháng 9-10.
Đi xe máy cày vào bìa rừng: Sau khi xuống xe khách ở ngã 3 Tà Hine, bạn có thể bắt xe ôm, đi ôtô hay xe máy cày vào bìa rừng thuộc thôn Ma Kir, xã Đa Quyn, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, và bắt đầu trekkking. Sẽ chẳng có gì đáng nhớ nếu đi xe ôm hay ôtô, còn đi với máy cày lại khác. Mùa mưa lầy lội khiến con đường vào bìa rừng đầy sình lầy. Cả đoàn ngồi trên xe đôi lúc hò hét, thót tim khi xe di chuyển ngả nghiêng trên đường.
Vác không dưới 15 kg hành lý: Phải mất 2-3 ngày mới có thể hoàn thành xong cung trekking này, do đó việc ăn uống, ngủ nghỉ đều diễn ra trong rừng và trên đường đi. Hành trang của bạn phải mang vác đủ thứ, từ các vật dụng cá nhân, nhu yếu phẩm, lều trại… Các bạn nữ nên mang khoảng 10 kg hành lý, nam tầm 15 kg, với những tay hay đi phượt mang vác thêm cả máy ảnh, chân máy, ống kính… có thể lên đến 20 kg.
Check-in ngôi nhà hoa giấy: Ngôi nhà hoa giấy nằm cách đoạn đầu vào bìa rừng khoảng 1,5 km. Nơi đây phong c ảnh đẹp, với rừng thông bạt ngàn vi vu trong gió thng, đồng cỏ bay phấp phới hòa trong vẻ xanh rờn của đồng lúa. Căn nhà nhỏ của người dân tộc điểm xuyến cây hoa giấy nằm lọt thỏm giữa một vùng đất bao la, thu hút nhiều bạn chụp ảnh, check-in.
Chứng kiến các “cỗ xe quái thú” chở hành lý cho đoàn: Những “cỗ xe quái thú” này là xe máy được thiết kế lại, chỉ còn khung sườn bằng sắt, lồng máy độ mạnh hơn, khung yên xe dài và rộng, được dùng để chuyên chở gỗ rừng. Nhưng nay chúng có thêm chức năng nữa là chở hành lý, thức ăn cho khách đoàn đặt. Xe có thể di chuyển và vượt qua mọi cung đường khó khăn, hiểm nguy nhất, dù là trèo đèo hay lội suối, băng rừng.
Trượt chân trên đồi cỏ: Mùa mưa, Tà Năng đón những cơn mưa bất chợt, lúc nặng hạt, lúc lất phất bay trong gió nhẹ, đủ để làm ướt áo và lạnh. Cơn mưa khiến đồng cỏ xanh rì, cánh rừng thông bạt ngàn, cỏ cây um tùm, đường mòn cũng lầy lội và trơn trượt hơn. Những lúc xuống dốc, nếu không cẩn thận, giày bám không chắc là trượt chân té ngay.
Thu vào tầm mắt cảnh trời đất bao la, hùng vĩ: Với bốn bề phong cảnh núi rừng bát ngát, xanh trong, hùng vĩ pha chút lãng mạn, thơ mộng, bạn không thể thu vào ống kính hết cảnh vật, mà chỉ có thể chiêm ngưỡng bằng mắt và tận hưởng bằng xúc cảm, bằng tâm hồn yêu thiên nhiên.
Cắm trại qua đêm trên những ngọn đồi: Sẽ không khó để tìm một quả đồi đẹp, bằng phẳng để hạ lều, cắm trại qua đêm ở đây. Tuy nhiên bạn cần phải hỏi tour guide hoặc porter để họ mách cho bạn biết ngọn đồi nào đẹp, thích hợp hạ trại và ngắm bình minh đẹp nhất trên cung đường. Qua đêm trên đồi cỏ, bạn có thể ngắm sao trời và thưởng không khí mát lạnh.
Video đang HOT
Ngắm hoàng hôn thấp thoáng sau núi: Cái nắng xứ cao nguyên ánh vàng như rót mật, thấp thoáng sau những rặng núi cao, phảng phất những tia nắng yếu ớt còn lại cuối ngày xuống những đồng cỏ, xuyên qua kẽ lá… Xa xa, thung lũng dưới kia bắt đầu tối dần, tạo nên một khung cảnh đầy ma mị.
Nấu cơm, nướng thịt thơm cả một ngọn đồi: Ánh lửa trại bập bùng, chúng tôi không náo nhiệt, nhảy múa ca hát như ở xứ cồng chiêng Tây Nguyên, đổi lại phải chuẩn bị xoong nồi nấu cơm, nấu cháo, nấu mì tôm hoặc sang hơn bữa tiệc thịt nướng… Chúng tôi quây quần bên nhau những những anh em, đồng đội, cùng chia nhau chén cơm, miếng thịt, cái bánh, ly rượu… dù trước đó ai nấy nhìn nhau đều không quen.
Ngắm bình minh từ cửa lều: Bình minh ở Tà Năng – Phan Dũng thật đẹp và mộng mị. Sáng 5h “bò” ra cửa lều, bạn sẽ thức dậy ở một nơi khác, nơi đó có bạn và đồng đội cùng chinh phục niềm đam mê, cùng thưởng lãm ánh bình minh rực hồng.
Chụp ảnh nhí nhố, sống ảo: Với phong cảnh không có nơi nào là không đẹp như thế này, bạn tha hồ có đủ view để chụp ảnh độc đáo, nhí nhố, sống ảo cùng đồng đội và bạn bè. Đảm bảo những bức ảnh ở Tà Năng sẽ khiến bạn bè bạn phải hứng thú và ganh tỵ với chuyến đi này. Ảnh: Huỳnh Công Định.
Kết giao cùng các đoàn khác: Việc kết giao và giao lưu với nhiều đoàn khác trong chuyến đi sẽ giúp bạn và đoàn của mình gặp vô vàn điều thuận lợi. Chén rượu cay nồng, trái cây, miếng bánh hay cái bắt tay, nói chuyện sẽ giúp bạn kết giao thêm nhiều bạn mới, để mỗi khi hết nước, lạc đường, mệt mỏi, bạn luôn được nhiều người sẵn sàng giúp đỡ.
“Lết” lên từng con dốc: Đồi và dốc dường như đã trở thành “đặc sản” ở đất này. Bạn phải trả qua rất nhiều con dốc từ thấp đến cao, lúc ngoằn ngoèo, lúc dựng đứng đi muốn hụt hơi. Đặc biệt, khi nhìn từ dưới lên, bạn sẽ thấy đỉnh của con dốc và nhanh chóng lao lên cho hết đỉnh, ai ngờ vừa đến nơi lại thấy vài ba con dốc nối đuôi nhau cứ như “rồng rắn lên mây” chẳng điểm dừng.
Vượt rừng lá thấp ở Phan Dũng: Đoạn qua Phan Dũng (Bình Thuận) rất dễ đi, không mất nhiều sức lực nhưng dễ bị lạc đường, vì đường mòn có lúc bị cỏ cây che phủ, lại nhiều ngã rẽ. Bạn phải vượt qua nhiều khu vực rừng lá thấp dưới cái tiết trời nóng bức, trong khi sức lực ai nấy cũng thấm mệt, được xem như là thử thách của thiên nhiên ở chặng cuối cùng.
Cây rừng – mỗi người nói một kiểu: Ngoài cây nắp ấm gặp nhiều trên đường đi, bạn còn thấy được nhiều loài hoa rừng, cây rất lạ, chẳng biết tên. Mỗi người địa phương lại nói một cái tên khác. Suốt hành trình, dù gặp đi gặp lại một số cây quen thuộc, nhưng tôi không thể nào tìm ra được một cái tên thống nhất.
Theo Zing News
Phượt thủ Việt chinh phục đường đèo Bắc Ấn cao trên 4.000 m
Thời tiết vùng cao nguyên rất khắc nghiệt. Kẽ móng tay, da mặt ai cũng nứt toác, rỉ máu rất xót và đau, nhưng bù lại phong cảnh đẹp và thơ mộng vô cùng.
Quận Leh của bang Jammu và Kashmir (Ấn Độ), thủ đô của vương quốc Ladakh xưa, vốn không quá xa lạ đối với cộng đồng xê dịch Việt Nam. Năm nào cũng ít nhất 1-2 đoàn đặt chân đến đây, nhưng chúng tôi tự hào là một trong rất ít đoàn tự đi xe máy vòng quanh Bắc Ấn mà không hề theo một lịch trình cố định hay tour nào.
Thời gian tốt nhất để đến Ladakh là mùa hè, giữa tháng 6 và tháng 10. Lúc này nhiệt độ dao động khoảng 16-30 độ C. Từ tháng 11, tuyết rơi dày và nhiệt độ có thể giảm tới âm 35 độ C.
Ladakh là vùng có mạng lưới đường mòn trên núi chằng chịt và phức tạp. Rất ít đường được xây dựng, trừ một vài tuyến đường thuộc một số thung lũng và làng mạc.
Khí hậu ở đây vô cùng khắc nghiệt. Độ cao trung bình trên 4.000 m (đỉnh Fansipan cao 3.143 m) nên lượng oxy trong không khí cũng khá thấp.
Độ ẩm gần như về 0, khiến môi, kẽ móng tay, da mặt ai cũng nứt toác. Máu rỉ ra ở kẽ ngón tay, rất xót và đau, khiến việc lái xe đường dài gặp nhiều khó khăn.
Một điều ảnh hưởng lớn đến chuyến đi của chúng tôi là đồ ăn: không thịt, không rau, chỉ có bánh mì, đậu xanh nấu ca ri, súp ngô. Sự khác biệt quá lớn về văn hóa ẩm thực khiến chúng tôi không thể ăn được, vì thế thể lực không đảm bảo cho hành trình.
Nhưng khí hậu càng khắc nghiệt, cảnh lại càng đẹp. Có đôi khi cả đoàn đã rất mệt, thở bằng cả mồm và mũi đều không đủ oxy, nhưng vẫn cố trèo lên vách đá để tận hưởng không gian bao la, mênh mông, cảnh sắc đẹp tuyệt vời.
Bạn sẽ ngất ngây với bầu trời trong xanh, những cơn gió mơn man. Bạn có thể cảm thấy như được nằm gọn trong vòng tay của thiên nhiên.
Cưỡi lạc đà không có dây bám là một trải nghiệm thú vị đối với chúng tôi. Lúc đầu ai cũng sợ, nhưng khi quen dần thì thật thích thú.
Đối với những tâm hồn thích phiêu lưu và yêu thiên nhiên, Ladakh hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu khắt khe nhất. Ladakh nằm trong khu vực Trans-Himalaya. Khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới rất thích cảnh quan nơi đây. Với họ, khám phá vùng đất rộng lớn và xinh đẹp này không bao giờ đủ.
Ladakh còn được mệnh danh là Tiểu Tây Tạng, vì tiếp giáp với Tây Tạng và có một phần khá lớn người Phật giáo Tây Tạng sống ở Ladakh.
Có nhiều sự tích về ý nghĩa những phiến đá xếp chồng lên nhau như thế này ở Himalaya.
Theo người Nepal, những phiến đá xếp chồng lên nhau để cảm tạ trời đất đã tạo nên Himalaya. Theo truyền thuyết của người Tây Tạng, xếp đá tượng trưng cho điều ước và may mắn khi thành hiện thực. Còn chúng tôi xếp cho vui thôi.
Khu chợ trung tâm Leh rất đa dạng mặt hàng. Người Ấn Độ rất hiếu khách, sẵn sàng lấy ra cả hàng trăm chiếc khăn, trải ra cho khách chọn. Dù khách không mua, gương mặt họ cũng xuất hiện nụ cười.
Nhưng du khách cũng phải biết trả giá. Khi mới sang, bị thu hút bởi những chiếc khăn lông cừu, lông thỏ mềm mại, đẹp lung linh với túi tiền còn rủng rỉnh, chúng tôi mua ngay một chiếc khăn với giá 30 đôla, 2 ngày sau mua chỉ với giá 7 đôla.
Có thể ví Leh như Hà Giang của Việt Nam, nơi ta đi qua cũng có những đứa trẻ giơ tay ra chào, nơi mà mỗi buổi sáng thức dậy nụ cười lời chào luôn ở trên khuôn mặt mọi người. Chắc chắn ngày nào đó tôi sẽ trở lại mảnh đất này một lần nữa.
Theo Zing News
Tà Năng - Phan Dũng, đi hứng khởi về nhớ nhung Là một trong những cung đường băng rừng đẹp nhất Việt Nam, hành trình Tà Năng - Phan Dũng sẽ để lại cho bạn nhiều ấn tượng. Tà Năng - Phan Dũng đang trở thành hành trình nhiều người muốn chinh phục. Cung đường có tổng chiều dài khoảng 55 km, xuyên qua 3 tỉnh: Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Thuận. Bạn...