Cuộc gọi ông Tập ngầm đáp tuyên bố Biển Đông của Mỹ
Một ngày sau khi Washington bác bỏ yêu sách của Bắc Kinh ở Biển Đông, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình điện đàm với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long.
“Ông Tập cho biết quan hệ song phương đang ở một điểm khởi đầu lịch sử mới và hai bên nên tổ chức lễ kỷ niệm với những hình thức linh hoạt và đa dạng, để tăng cường sự ủng hộ của công chúng cho tình hữu nghị song phương. Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Singapore để vượt qua những phiền nhiễu và cùng nhau bảo vệ hòa bình và ổn định khu vực”, hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Xinhua đưa tin về cuộc điện đàm ngày 14/7.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Nga hồi tháng 6/2019. Ảnh: Reuters.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Singapore cho biết ông Tập điện đàm với ông Lý để chúc mừng Thủ tướng Singapore đã giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử ngày 10/7. Theo Bộ Ngoại giao Singapore, trong cuộc điện đàm, ông Tập nhấn mạnh với ông Lý rằng đây là dịp kỷ niệm 30 năm quan hệ Trung Quốc – Singapore. Cả hai lãnh đạo hoan nghênh hợp tác song phương để giải quyết hệ quả từ Covid-19.
Cùng ngày, ông Tập điện đàm với Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha để thảo luận về tăng cường hợp tác phát triển thuốc chữa Covid-19. Thái Lan là một trong hai quốc gia Đông Nam Á có liên minh an ninh với Mỹ, bên cạnh Philippines.
Singapore và Thái Lan không có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông. Hồi tháng 6. Singapore là một trong những quốc gia đầu tiên thiết lập thỏa thuận đi lại “làn nhanh” với Trung Quốc sau khi nước này kiểm soát được dịch. Theo đó, Singapore và 6 tỉnh Trung Quốc nối lại đi lại hàng không cho các mục đích chính thức và kinh doanh.
Một số nhà quan sát mô tả cuộc điện đàm giữa ông Tập và ông Lý là cuộc gọi chúc mừng hậu bầu cử thông thường. Tuy nhiên, Dylan Loh, chuyên gia từ tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, cho rằng nhiều khả năng có những dụng ý xâu xa hơn ẩn đằng sau, trong bối cảnh bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc về đại dịch và căng thẳng hàng hải ngày càng tăng cao.
Global Times, tờ báo thuộc People’s Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, trích lời Chen Xiangmiao từ Viện Nghiên cứu Biển Đông, nói rằng cuộc gọi của Chủ tịch Trung Quốc với Thủ tướng Singapore và Thái Lan – “hai trong số những quốc gia ASEAN quan trọng nhất, rõ ràng nhằm gửi tín hiệu tới Mỹ rằng quan hệ của Trung Quốc với các nước trong khu vực này không mong manh như Washington nghĩ”.
Thủ tướng Singapore từng nói rằng họ sẽ không đứng về phe nào và cố gắng giữ mối quan hệ cân bằng với hai cường quốc. Ông nhấn mạnh mối quan hệ an ninh mạnh mẽ của Singapore với Mỹ, nơi họ mua các thiết bị tiên tiến và các công ty Mỹ là bên đầu tư nhiều nhất vào Singapore. Tuy nhiên, họ cũng nhấn mạnh Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Singapore.
Trong tuyên bố ngày 13/7, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo bác bỏ gần như toàn bộ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc về Biển Đông. “Những yêu sách của Bắc Kinh đối với nguồn tài nguyên ngoài khơi trên hầu hết Biển Đông, cũng như chiến dịch bắt nạt nhằm kiểm soát chúng, là hoàn toàn phi pháp”, tuyên bố có đoạn.
Video đang HOT
David Stilwell, trợ lý ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, để mở khả năng áp lệnh trừng phạt với các quan chức và công ty Trung Quốc theo đuổi các yêu sách phi pháp ở Biển Đông.
Loh nói rằng “phiền nhiễu” được nhắc đến trong cuộc điện đàm có thể ám chỉ vấn đề Biển Đông và “là lời nhắc khéo rằng mối quan hệ Singapore – Trung Quốc quan trọng hơn những diễn biến trên vùng biển tranh chấp”.
Drew Thompson, cựu quan chức Lầu Năm Góc từng phụ trách quan hệ với Trung Quốc, Đài Loan và Mông Cổ, đã mô tả cuộc điện đàm là nhằm “ngầm đáp trả” tuyên bố của Mỹ. “Đây cũng có thể là lời nhắc nhở ngầm với Singapore rằng nếu họ không ủng hộ Trung Quốc trong những vấn đề này, Trung Quốc có thể tạo ra ‘phiền nhiễu’ như họ từng làm trước đây với Singapore”, ông nói.
Ông cho biết quan hệ giữa Singapore với Bắc Kinh đã được thử thách vào tháng 11/2016, khi 9 xe bọc thép Singpore bị giữ lại ở Hong Kong trên đường trở về từ Đài Loan, nơi quân đội Singapore tiến hành huấn luyện thường xuyên. Điều này dẫn đến nghi ngờ đó là cách Trung Quốc cảnh báo Singapore về mối quan hệ của họ với Đài Loan. Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả phải dùng vũ lực. Quan hệ hai bờ eo biển trở nên căng thẳng từ khi bà Thái Anh Văn, người từ chối công nhận chính sách “Một Trung Quốc” đắc cử năm 2016.
Thompson đánh giá cuộc điện đàm là một “tuyên bố cố tình mơ hồ nhằm khơi dậy nỗi lo ngại của một quốc gia nhỏ hơn”.
Loh đánh giá Singapore sẽ duy trì cách tiếp cận với tranh chấp chủ quyền như trước đây. Tuy nhiên, ông nói rằng tuyên bố của Mỹ sẽ gây áp lực chọn phe lên Singapore nói riêng và ASEAN nói chung. “Dù vậy, tôi không nghĩ rằng ASEAN hay Singapore sẽ công khai chọn phe vì làm vậy chắc chắn sẽ đi ngược lại với lợi ích của ASEAN và các quốc gia thành viên”, ông nói.
Trong khi đó, Thompson nhấn mạnh không nên cho rằng các quốc gia thành viên ASEAN có chung quan điểm vì họ có những lợi ích khác nhau. Tuy nhiên, ông nhận định dù hầu hết các nước ủng hộ luật quốc tế, các chính phủ ít khả năng đưa ra tuyên bố công khai.
“Về tư tưởng, tôi nghĩ có lẽ họ đồng ý với tuyên bố của Pompeo, nhưng trên thực tế, họ không muốn bị cuốn vào căng thẳng giữa hai nước và trở thành mục tiêu cho sự giận dữ của Trung Quốc”, Thompson nói. “Động thái an toàn nhất đối với hầu hết các nước Đông Nam Á là ‘án binh bất động”.
Chan Heng Chee, cựu đại sứ Singapore tại Mỹ, nói rằng cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc đã “xấu đi nhanh hơn nhiều so với bất kỳ dự đoán nào”.
“Rõ ràng Singapore có lợi ích và mối quan hệ quan trọng với cả hai cường quốc nhưng chúng tôi chưa bao giờ rơi vào vị trí này trước đây. Chúng tôi chưa từng cảm nhận rõ áp lực và thế giằng co giữa hai cường quốc như bây giờ”, bà Chan nói.
'Trò chơi vương quyền' trong các gia tộc Đông Nam Á
Từ Singapore tới Indonesia và Thái Lan, cuộc đối đầu trong các "đệ nhất gia tộc" cho thấy anh chị em ruột cũng có thể chia rẽ trên chính trường.
Rachmawati Sukarnoputri, chính trị gia 69 tuổi người Indonesia, sinh ra trong một gia đình có hai tổng thống. Ông Sukarno, cha của bà, đã đấu tranh giành độc lập cho đất nước khỏi sự đô hộ của Hà Lan và nắm quyền từ năm 1945 đến 1967. Chị gái Megawati của bà cũng là lãnh đạo đảng Dân chủ Đấu tranh (PDIP) cầm quyền và giữ chức tổng thống nhiệm kỳ 2001 - 2004.
Tuy nhiên, Rachmawati luôn chỉ trích chị gái. Trong cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống năm ngoái, Rachmawati, với tư cách thành viên cấp cao của đảng Phong trào Indonesia Vĩ đại (Gerindra) đối lập, đã vận động nhằm chống lại Megawati. Cuối cùng, đảng PDIP vẫn giành chiến thắng và chiếm đa số ghế trong quốc hội.
Megawati Sukarnoputri, lãnh đạo đảng PDIP phát biểu tại Bali, Indonesia, hồi tháng 4/2015. Ảnh: Reuters.
Tháng trước, Lý Hiển Dương, em trai Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, cũng gia nhập đảng Tiến bộ Singapore (PSP) đối lập sau khi quốc hội nước này giải tán để mở đường cho cuộc tổng tuyển cử sớm vào 10/7. Dù không đứng ra làm ứng viên tranh cử, ông vẫn kêu gọi cử tri chấm dứt thế đa số của đảng Hành động Nhân dân (PAP) cầm quyền với lý do họ đã nắm quá nhiều quyền lực.
Cuộc đối đầu của các anh chị em ruột trong giới tinh hoa cầm quyền ở Đông Nam Á luôn thu hút sự chú ý của công chúng. Giáo sư Zachary Abuza, chuyên gia nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Chiến tranh Quốc gia Mỹ, giải thích rằng tại các nước nơi những người hoạt động chính trị được coi là hình mẫu vô cùng ưu tú, hiềm khích trong gia đình họ luôn được quan tâm.
Abuza cho biết tất cả nền văn hóa đều có những gia đình chính trị. Ngay cả ở Mỹ, theo đuổi chính trị cũng trở thành truyền thống của nhiều gia đình. Tại Thái Lan và Philippines, con cái của những quan chức được bầu cũng đứng ra tranh cử và thường giành chiến thắng.
Tuy nhiên, sự rạn nứt nghiêm trọng gây chia rẽ gia đình, khiến các anh chị em cùng nhà quyết định đứng về những chiến tuyến khác nhau, không chỉ nằm trong khuôn khổ chính trị, Abuza nêu ý kiến. "Đó là những tranh chấp sâu sắc từ lâu trong gia đình và bùng nổ trước công chúng", ông nói.
Felix Tan, chuyên gia tại Học viện Quản lý Singapore, cho biết cư dân Singapore rất quan tâm đến bất đồng của anh em nhà Lý, trong khi người dân khắp thế giới phát hiện được "mặt tối của một gia đình gần như hoàn hảo".
"Họ gần giống như phiên bản nhà Kennedy hoặc Bush của Singapore", Tan đề cập tới gia đình các cựu tổng thống Mỹ. "Chuyện của nhà Lý khiến mọi người thấy rằng họ cũng chỉ là người bình thường và vẫn có thể vướng vào những xích mích gia đình".
Cuộc "nội chiến" công khai của gia đình nhà Lý liên quan tới số phận ngôi nhà của cha họ, cố thủ tướng Lý Quang Diệu. Ông Lý Hiển Long cho rằng chính phủ có quyền quyết định đối với tài sản này. Tuy nhiên, Lý Hiển Dương cùng chị gái Lý Vĩ Linh cho biết di nguyện của cha là phá bỏ ngôi nhà, đồng thời cáo buộc Thủ tướng Lý bảo tồn nó để nâng cao vị thế chính trị.
Tan cho biết nhiều người Singapore coi việc em trai Thủ tướng tham gia đảng đối lập là hành động châm ngòi cho cuộc chiến lớn, nói thêm rằng một số bình luận chỉ trích của Lý Hiển Dương về cách chính phủ vận hành được hầu hết người dân đồng tình, nhưng không nói ra.
Tuy nhiên, Tan nhấn mạnh không nên tạo ra bất kỳ mối liên hệ nào giữa bất đồng của hai anh em nhà Lý với cuộc tổng tuyển cử ở Singapore, bởi tương lai của đất nước đang đứng trước những thử thách. Chuyên gia mô tả người dân Singapore giống như "các nhà quan sát đang đặt cược xem ai sẽ giành chiến thắng" trong mối bất đồng gia đình.
Lý Hiển Dương, em trai Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, tại Sydney, Australia, hồi năm 2006. Ảnh: Reuters.
Tại Indonesia, khác biệt giữa chị em nhà Sukarnoputri được cho là mang tính cá nhân hơn là ý thức hệ, theo Dodi Ambardi, giảng viên Đại học Gadjah Mada ở Indonesia, nhận định. "Tư tưởng của hai đảng mà họ tham gia không khác nhau đến thế. Hai bên đều tuyên bố đấu tranh vì những người yếu thế và người lao động. Tôi nghĩ cuộc đấu đá cá nhân giữa họ đã lan sang lĩnh vực chính trị", ông nói.
Rachmawati là người thân thiện và có khả năng diễn thuyết. Tuy nhiên, trên chính trường, chị gái bà mới là người thu hút được đám đông, đặc biệt trong giai đoạn cải cách vào cuối những năm 1990.
Cựu tổng thống Megawati trở nên nổi tiếng vào những năm đầu thập kỷ đó, khi bà bị chính quyền quân sự của Suharto buộc rời ghế lãnh đạo đảng Dân chủ Indonesia (PDI). "Từ thời khắc đó, Megawati được coi là biểu tượng chống lại Trật tự Mới", Dodi cho biết.
Trong khi đó, Rachmawati không đạt được nhiều thành công trong các đảng chính trị khác trước khi gia nhập Gerindra. "Rachmawati không được trao cơ hội lịch sử để trở thành biểu tượng đấu tranh vì những người dân bình thường giữa bối cảnh hỗn loạn, khủng hoảng và chuyển giao chính trị như chị gái bà", Airlangga Pribadi, giảng viên tại Đại học Airlangga, Indonesia, nhận định.
Việc anh chị em ruột ở thế đối đầu còn xuất hiện trong hoàng gia Thái Lan. Hồi tháng 2/2019, công chúa Ubolratana Rajakanya, 69 tuổi, gây chấn động chính trường trước cuộc tổng tuyển cử ở Thái Lan khi tuyên bố tranh cử thủ tướng, phá vỡ truyền thống đứng ngoài chính trị của hoàng gia Thái Lan. Bà đại diện cho đảng Thai Raksa Chart, liên quan đến đảng Pheu Thai do cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra sáng lập.
Tuy nhiên, Quốc vương Maha Vajiralongkorn, em trai bà, chỉ trích quyết định này là "không phù hợp", đồng thời ra lệnh ngăn chị gái tranh cử, bởi động thái này "đi ngược truyền thống, phong tục và văn hóa đất nước". Đảng Thai Raksa Chart sau đó tuyên bố tuân theo mệnh lệnh hoàng gia, khiến công chúa Ubolratana mất vai trò ứng viên tranh cử.
Giáo sư Abuza gọi đây là "một sự việc đầy cuốn hút", chỉ ra rằng công chúa Ubolratana ủng hộ dân chủ và bất đồng với chính quyền quân sự của Thái Lan. "Bà ấy đồng cảm với nhà Shinawatra, khi hai thành viên của gia đình này bị đảo chính", ông nói.
Tuy nhiên, sự đối đầu trong chính trị giữa anh chị em cùng nhà sẽ cản trở hoặc thúc đẩy dân chủ, cũng như sự phát triển của nền chính trị, còn phụ thuộc vào đất nước. Abuza quan ngại nhất về Philippines, khi các gia đình chính trị vừa tham gia đông đảo, vừa nắm vị trí quan trọng trong chính quyền, gợi nhắc về gia đình của nhà độc tài Ferdinand Marcos.
Lý Hiển Long lên tiếng về em trai Lý Hiển Long cho hay việc em trai ông gia nhập đảng đối lập là "quyền công dân" và tổng tuyển cử sớm không liên quan đến mâu thuẫn gia đình họ Lý. Lý Hiển Dương, 62 tuổi, em trai của Thủ tướng Lý Hiển Long thông báo gia nhập đảng Tiến bộ Singapore (PSP) hôm 24/6, sau khi ông Lý Hiển Long,...