Cuộc gọi cuối của Trương Quốc Vinh trước khi nhảy lầu
Quản lý của nam diễn viên Hong Kong Trương Quốc Vinh – cô Trần Thục Phân – là người cuối cùng nghe thấy giọng nói của anh, trước khi anh gieo mình xuống đất.
18 năm kể từ ngày Trương Quốc Vinh qua đời, cái chết của anh vẫn để lại cho khán giả, người hâm mộ sự tiếc nuối, khi anh quyết định ra đi ở tuổi đời còn trẻ. Nam ca sĩ, diễn viên kết thúc những tháng ngày huy hoàng của mình bằng cách nhảy từ phòng khách sạn Mandarin Oriental, Hong Kong xuống đất, chết ngay lập tức.
1/4/2003 là ngày định mệnh của Trương Quốc Vinh và là nỗi đau ám ảnh một đời của cô Trần Thục Phân – quản lý của Trương Quốc Vinh. Lý do là bởi cô là người cuối cùng nhận cuộc gọi từ tài tử, là người duy nhất chứng kiến khoảnh khắc Trương Quốc Vinh trút hơi thở cuối cùng.
Trương Quốc Vinh – huyền thoại của Hong Kong.
18h chiều ngày 1/4/2003, Trương Quốc Vinh gọi điện cho tài tử Lưu Đức Hoa. Tuy nhiên, Lưu Đức Hoa không nhấc máy. Sau này, nhắc về cuộc gọi bị bỏ lỡ, Lưu Đức Hoa ngậm ngùi: “Anh ấy gọi cho tôi, nhưng tôi đã không kịp bắt máy”.
Không thể gọi cho Lưu Đức Hoa, Trương Quốc Vinh gọi cho Trần Thục Phân. Cuộc gọi ngắn ngủi, Trương Quốc Vinh chỉ nói muốn hai người gặp nhau tại khách sạn Mandarin Oriental. Dứt lời, anh gác máy.
Một lúc sau, Trần Thục Phân đến bên ngoài khách sạn Mandarin Oriental. Cô gọi cho Trương Quốc Vinh: “Cậu đâu rồi?”. Câu trả lời của Trương Quốc Vinh: “Chị chờ tôi bên ngoài khách sạn, sẽ sớm gặp lại”. 5 phút sau đó, Trần Thục Phân thấy một tiếng động rất mạnh. Đập vào mắt cô là cảnh tượng Trương Quốc Vinh nằm trên đống máu. Anh đã nhảy từ tầng 24 khách sạn xuống đất, lìa đời trong chớp mắt.
Khi nhìn thấy điều này, Trần Thục Phân gần như hiểu ngay lập tức ý nghĩa những điều mà Trương Quốc Vinh gửi gắm: cậu ấy muốn mình giúp đỡ.
Trần Thục Phân đã không làm Trương Quốc Vinh thất vọng. Ngay trong thời khắc đó, khi Quốc Vinh vừa nhảy xuống, cô cởi bỏ áo khoác, che đi khuôn mặt đầy máu cho anh, giữ lại phẩm giá cuối cùng cho anh. Cô đã không để bất cứ phóng viên nào nhìn thấy Trương Quốc Vinh trong thời khắc khổ đau nhất, hoàn thành nhiệm vụ cuối cùng mà Trương Quốc Vinh nhờ cậy. Không một hình ảnh nào về giờ phút cuối của Trương Quốc Vinh bị ghi lại. Xe cứu thương đến, cái xác được mang đi.
Quản lý Trần Thục Phân, người ôm nỗi đau một đời vì sự ra đi của Trương Quốc Vinh.
Cái chết của Trương Quốc Vinh đã trở thành nỗi đau suốt cuộc đời Trần Thục Phân sau này. Những gì bản thân chứng kiến khiến cô không thể tha lỗi cho mình trong một thời gian dài. Cô thậm chí từng hận bản thân vì đã không đưa Trương Quốc Vinh rời khỏi Hong Kong, để anh chìm trong nỗi đau trầm cảm, cuối cùng là tìm đến cái chết.
Sau sự ra đi của Trương Quốc Vinh, Trần Thục Phân không ký hợp đồng làm quản lý của bất cứ nghệ sĩ nào. Năm 2010, khi hợp đồng với Trương Học Hữu hết hạn, cô không gia hạn hợp đồng với anh, và rời xa giới giải trí.
Tang lễ một màu hoa trắng của Trương Quốc Vinh.
Video đang HOT
Trương Quốc Vinh là một huyền thoại với khán giả, nhưng cũng là một sinh linh cô đơn. Anh sinh trưởng trong một gia đình có điều kiện rất tốt. Cha anh khi đó là “ông vua đồ tây” Trương Hoạt Hải – một người đàn ông phong lưu, đa tình và thờ ơ với con cái.
Khi còn nhỏ, cuộc sống của Trương Quốc Vinh sung túc, anh được gán mác “con nhà giàu thế hệ hai”. Điều kiện gia đình vượt trội nhưng Trương Quốc Vinh là một đứa trẻ cô đơn, trầm mặc vì bố mẹ bận rộn với sự nghiệp và có quá ít thời gian cho con cái. Tuổi thơ khép kín khiến Trương Quốc Vinh tự ti, thu mình, không thích giao tiếp với người lạ. Giữa 10 anh chị em trong nhà, Trương Quốc Vinh thấy mình lẻ loi, lặng lẽ, do sự cách biệt tuổi tác.
Năm 13 tuổi, Trương Quốc Vinh được cha gửi sang Anh du học. Trong thời gian anh đang học đại học, cha bị đột quỵ. Để chăm sóc cha, Trương Quốc Vinh từ bỏ việc học, trở về Hong Kong, cùng các anh em thay cha gánh vác sản nghiệp.
Bất chấp định hướng của gia đình, âm nhạc là niềm đam mê trong cuộc đời Trương Quốc Vinh. Năm 1977, Trương Quốc Vinh tham gia cuộc thi ca sĩ nghiệp dư châu Á và giành giải á quân. Kể từ đó, anh bắt đầu đắm mình vào nghệ thuật.
Con đường đến với danh vọng nghệ thuật của Trương Quốc Vinh không đơn giản. Từng có thời gian anh tuyệt vọng, muốn buông bỏ. Nhưng như một sự định trước của số phận, nghệ thuật luôn song hành với Quốc Vinh. Năm 23 tuổi, anh đến với diễn xuất, chính thức bước vào đỉnh cao sự nghiệp. Song hành với đó, âm nhạc của Trương Quốc Vinh dần dần được đón nhận và khiến khán giả say mê. Monica – ca khúc Trương Quốc Vinh hát năm 1999 – trở nên nổi tiếng và được yêu thích trên toàn quốc. Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất trong lịch sử âm nhạc đại chúng Hong Kong, giúp truyền cho người Hong Kong đam mê ca vũ…
Thành công của Trương Quốc Vinh là điều hiếm có trong thế giới showbiz hào nhoáng. Tuy nhiên, đời vốn là như thế – không gì là hoàn hảo. Trên đỉnh vinh quang, Trương Quốc Vinh rơi vào nỗi đau khổ của riêng mình, đó là bệnh tật. Chứng trào ngược axit khiến cổ họng tổn thương khiến Trương Quốc Vinh khổ sở, cộng với trầm cảm ngày một nặng. Bệnh tật dày vò khiến Trương Quốc Vinh mất ngủ, thể trạng tụt dốc, tính tình trở nên cáu kỉnh, đôi khi tuyệt vọng. Cái chết, cuối cùng, như một sự giải thoát với anh.
47 năm ngắn ngủi trong đời Trương Quốc Vinh khiến người ta nhớ đến ca khúc Đi đâu, về đâu trong phim A Phi chính truyện mà tài tử từng hát: “Tôi từng nghe về một loài chim trên đời không có chân. Nó chỉ biết bay mãi, bay mãi, khi mệt thì nương vào cơn gió mà ngơi nghỉ. Loài chim này chỉ có thể đáp xuống một lần trong đời, đó là lúc nó chết mà thôi”, lời ca khúc giống như lời tự bạch của Quốc Vinh về số phận của chính mình.
Trương Quốc Vinh đóng “Bá Vương Biệt Cơ”.
Trương Quốc Vinh sinh ngày 12/9/1956, là diễn viên, ca sĩ nổi tiếng tiên phong, người đã định hình nên bản sắc của Cantopop trong suốt thập niên 1980, thậm chí được mệnh danh là Elvis của Hong Kong. Tuy nhiên, trước khi thành danh, anh từng trải qua nhiều lần thất bại, bị khán giả quay lưng, album bán ra không được đón nhận…
Song song với ca hát, diễn xuất đem lại dấu son sự nghiệp cho Trương Quốc Vinh. Trong sự nghiệp huyền thoại của mình, anh góp mặt trong các tác phẩm nghệ thuật sáng giá, những thước phim ấn tượng như Anh hùng bản sắc II, Yên chi khâu, Thiến nữ u hồn, A Phi chính truyện, Đông Tà Tây Độc, Bá Vương Biệt Cơ.. . Tài năng của anh đã giúp bộ phim Bá Vương Biệt Cơ giành được Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes 1993 – lần duy nhất một bộ phim Hong Kong giành được giải thưởng danh giá đó. Vô gian đạo , tác phẩm ra mắt một năm trước khi Trương Quốc Vinh qua đời được cho là bộ phim Hong Kong hấp dẫn cuối cùng gây được tiếng vang trên toàn thế giới. Trong sự nghiệp 26 năm từ năm 1977 cho đến khi mất, Trương Quốc Vinh đã phát hành hơn 40 album ca nhạc và tham gia 56 bộ phim lớn, nhỏ, có giá trị nghệ thuật…
Cú sốc Trương Quốc Vinh và nỗi ám ảnh về trầm cảm, tự tử
Sau sự ra đi của Trương Quốc Vinh, những cuộc thảo luận về trầm cảm, tự tử diễn ra ngày càng nhiều.
Ngày 1/4/2003, Trương Quốc Vinh - thần tượng Cantopop đạt nhiều giải thưởng, ngôi sao điện ảnh hàng đầu Hong Kong và là biểu tượng của cộng đồng LGBTQ - qua đời. Anh được cho là nhảy từ tầng 24 của khách sạn Mandarin Oriental và từ giã cõi đời sau thời gian chống chọi với bệnh trầm cảm. Sự ra đi của anh cho đến bây giờ vẫn là cú sốc lớn.
Theo SCMP , sau lễ kỷ niệm 18 năm ngày mất của ngôi sao Hong Kong Trương Quốc Vinh, một cuộc thảo luận về sức khỏe tâm thần của giới trẻ đã nổ ra. Suốt 20 năm qua, ngày càng nhiều người trẻ mắc chứng trầm cảm. Nhu cầu về sức khỏe tâm thần không được coi trọng đúng mức, dẫn đến việc có quá ít trung tâm điều trị trầm cảm, chi phí cũng khá đắt đỏ.
Sau 18 năm, cú sốc mang tên Trương Quốc Vinh đã mở ra cuộc đối diện giữa giới trẻ và vấn đề sức khỏe tinh thần của chính mình.
18 năm sau cái chết vì trầm cảm của Trương Quốc Vinh
Leslie Cheung (tên quốc tế của Trương Quốc Vinh) là một trong những nghệ sĩ có ảnh hưởng nhất trong lịch sử showbiz Hong Kong, cả về âm nhạc, điện ảnh lẫn tầm ảnh hưởng. Nam ca sĩ từng thống trị làn sóng Cantopop những năm 1980 trước khi chuyển thành diễn viên đạt nhiều giải thưởng lớn nhỏ.
Sao phim Bá Vương biệt cơ từng đoạt nhiều giải thưởng quốc tế. Tầm ảnh hưởng của nam diễn viên thậm chí mang tầm châu lục, tên tuổi nổi tiếng ở nhiều quốc gia. Sự ra đi không đúng lúc của anh ngày 1/4 - Cá tháng Tư khiến nhiều người không tin đây là là sự thật.
Những ngày đầu tháng 4, Trương Quốc Vinh và Đường Hạc Đức là hai cái tên được nhắc đến nhiều ở showbiz Hoa ngữ.
Trong lời cuối cùng gửi đến người thân, gia đình và bạn bè, Trương Quốc Vinh chỉ đơn giản để lại hai chữ "Phiền muộn", sau đó là lời cảm ơn đến những người xung quanh, đặc biệt là người yêu Đường Hạc Đức.
"Tôi đã không làm gì sai trong cuộc đời, vậy tại sao nó lại như thế này", anh nói về căn bệnh trầm cảm.
18 năm nay, cứ đến dịp 1/4, làn sóng tưởng nhớ Trương Quốc Vinh lại diễn ra, thịnh hành trên Weibo lẫn mạng xã hội các nước lân cận, trong đó có Việt Nam.
Nhiều người hâm mộ thường gọi Trương Quốc Vinh với biệt danh Ca Ca. Các bài đăng về nam ca sĩ và bạn tình Đường Hạc Đức những ngày này thường rất phổ biến.
"Chúng tôi không thể quên Trương Quốc Vinh bởi anh ấy là người tài giỏi và bạc mệnh, cái chết vì bệnh trầm cảm hoàn toàn quá đáng tiếc", một bình luận để lại.
Trầm cảm với xã hội Trung Quốc
"Tôi từng sống với bệnh trầm cảm nặng. Mỗi khi tôi nhắc đến chuyện này với những người thân, họ luôn yêu cầu tôi 'đóng cửa suy nghĩ' và đừng tự vẽ ra nhiều thứ nữa", một người viết trên Weibo.
Ý kiến này là tiếng nói, nỗi sợ chung của những người đã và đang đối mặt với căn bệnh trầm cảm. Một người khác đồng ý kiến: "Tuy chưa từng chẩn đoán lâm sàng nhưng tôi rất chắc chắn rằng tôi đã sống chung với chứng trầm cảm một thời gian dài. Lúc đó, tôi cảm thấy lo lắng và có cảm giác như cả thế giới đang chống lại mình. Dù có làm gì đi nữa, tôi cũng không thể hoàn thành mục tiêu đề ra".
Christina Wang, cố vấn sức khỏe tâm thần ở Thượng Hải, cho biết: "Ngày càng nhiều người Trung Quốc cảm thấy họ bị trầm cảm phải đến gặp bác sĩ trị liệu. Đây là nỗi lo của đất nước. Theo tôi, điều đó không nên xảy ra, chúng ta phải hạn chế".
Những người bị trầm cảm giống Trương Quốc Vinh không được chẩn đoán và điều trị đúng mức.
Theo chuyên gia, bệnh nhân trầm cảm cần được điều trị bằng cả thuốc và các liệu pháp tâm lý. Tuy nhiên, hầu hết người Trung Quốc buộc phải lựa chọn một trong hai. Thời gian và tiền bạc không cho phép họ điều trị dứt bệnh.
Ở Trung Quốc, bệnh nhân có thể đến các bệnh viện công. Tuy nhiên, ở những nơi này, nhân lực và trang thiết bị thường bị hạn chế. Họ thường chỉ được kê đơn thuốc điều trị, các liệu pháp tâm lý bị bỏ qua. Nếu giàu có hơn, họ tự bỏ tiền túi đến các trung tâm tư vấn sức khỏe.
Song, số tiền bỏ ra là không hề nhỏ, việc được kê thuốc cũng là điều bất khả thi.
Theo luật pháp Trung Quốc, các bác sĩ trị liệu không thể kê đơn thuốc an thần cho bệnh nhân. Họ chỉ có thể giới thiệu bệnh nhân đến bệnh viện để khám chữa bệnh. Theo chuyên gia Christina Wang, nhiều nhà trị liệu không muốn làm điều đó vì sợ mất khách hàng.
"Không phải bệnh viện nào cũng cung cấp liệu pháp điều trị tâm lý. Nếu làm vậy, các nhà trị liệu phải khám rất nhiều bệnh nhân một ngày, không đủ nguồn lực, việc đặt lịch hẹn ở bệnh viện công cũng rất khó khăn. Nhiều người lại chán nản, bỏ cuộc giữa chừng vì tình hình tài chính không cho phép. Họ không đủ khả năng điều trị. Điều này trở thành một vòng luẩn quẩn", Wang nói thêm.
Cái chết của Trương Quốc Vinh một phần phụ thuộc vào chuyện sức khỏe tinh thần không được quan tâm đúng mức.
Thông thường, một buổi khám ở bệnh viện công có giá khoảng 200 NDT (30 USD), nhưng một buổi ở các trung tâm điều trị tâm lý đắt gấp 4 lần, con số lên đến 800 NDT (khoảng 120 USD). Một bệnh nhân trầm cảm thường cần 10-15 buổi điều trị. Gánh nặng tài chính khiến họ buông bỏ, tiếp tục lao vào guồng quay công việc.
Mặt khác, Wang cũng lo lắng với tình trạng "bác sĩ ma" ở quê nhà. "Một số nhà trị liệu phi đạo đức chẩn đoán bệnh nhân của mình là trầm cảm nhẹ ngay cả khi họ không có triệu chứng gì để thuyết phục họ tiếp tục điều trị, ăn tiền trên sự phi nhân tính", Wang nói.
Theo Hiệp hội Tâm thần học Mỹ, mỗi năm, cứ 15 người thì có một người bị trầm cảm. Và ở mỗi người trong số chúng ta, không kể đó là ai đều bị trầm cảm vào một thời điểm nào đó trong đời.
Theo nhiều nghiên cứu khác nhau, những người thuộc cộng đồng LGBTQ , giới nghệ sĩ thường có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp đôi so với người khác.
Chuyên gia tâm lý Candice Lam cho biết việc chịu nhiều áp lực khiến người nổi tiếng đối mặt hàng loạt vấn đề tâm lý như hoảng loạn, mất ngủ, rối loạn ăn uống, sau đó dẫn đến việc lạm dụng chất kích thích, hành vi lệch lạc và tệ nhất là nảy sinh ý định tiêu cực.
"Những người có sự nghiệp lẫy lừng hy sinh nhiều thứ từ gia đình, công việc đến tình cảm. Vì vậy, tâm hồn họ nhạy cảm và dễ tổn thương hơn người bình thường", Candice rút kinh nghiệm từ những lần tư vấn.
Chuyên gia tâm lý cũng khẳng định việc nổi tiếng, giàu có khiến các ngôi sao phải đánh đổi nhiều thứ. Thay vì được hạnh phúc, tự do, việc được săn đón (theo nghĩa tích cực lẫn tiêu cực), giàu có đôi khi khiến họ khủng hoảng, suy nghĩ nhiều về giá trị bản thân.
Một số bệnh nhân bị trầm cảm khác lại không dám nói ra bệnh, thường giấu giếm những thứ liên quan đến bệnh tình. "Một số bệnh nhân trầm cảm muốn so sánh chính mình với người khác. Họ luôn nhìn thấy sai lầm và liên tục kiểm điểm bản thân. Đây là nhóm đối tượng có xu hướng trầm cảm, tự tử nhất. Họ luôn bất an và nghĩ về việc người khác nhìn mình thế nào. Điều đó khiến nhiều người chọn thuốc an thần để thư giãn", Candice nói.
Chuyên gia tâm lý người Trung Quốc cho rằng thay đổi nhận thức là liệu pháp quan trọng trong việc điều trị tâm lý. Phương pháp của cô là khuyến khích người bệnh thay đổi hành vi, chống lại suy nghĩ lệch lạc.
Khán giả vẫn xếp hàng dài tưởng nhớ Trương Quốc Vinh sau 18 năm Dù đã nhiều năm trôi qua, sự ra đi của Trương Quốc Vinh vẫn khiến nhiều người hâm mộ nghẹn ngào, xúc động. Ngày 1/4, hàng dài người hâm mộ đã có mặt, đặt vòng hoa tại trước cửa khách sạn Mandarin Oriental ở Hong Kong để tưởng nhớ Trương Quốc Vinh. Dù đã 18 năm trôi qua, các fans chưa bao giờ...